Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Bảo Yên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 61)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Bảo Yên

UBND huyện Bảo Yên tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ tịch UBND huyện là người lãnh đạo và điều hành hoạt động của UBND huyện, chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND huyện và UBND tỉnh.

Các phó chủ tịch và các thành viên của UBND huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do chủ tịch UBND huyện giao cho và phải chịu trách niệm trước UBND huyên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện là cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiêm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND huyện theo quy định của pháp luật.

UBND huyện có 13 phòng chuyên môn, cụ thể như sau: 1. Văn phòng Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân. 2. Phòng Nội vụ.

3. Phòng Tài chính- Kế hoạch. 4. Phòng Văn hóa – Thông tin. 5. Phòng Giáo dục và Đào tạo. 6. Phòng Tài nguyên – Môi trường.

7. Phòng Tư pháp. 8. Phòng Y tế. 9. Phòng Thanh tra.

10. Phòng Nông nghiệp và PTNT. 11. Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

12. Phòng Lao động thương binh và xã hội. 13. Phòng Dân tộc

Cơ cấu tổ chức Bộ máy hành chính của UBND huyện Bảo Yên được trình bày ở sơ đồ 3.1:

53

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 3.1: Bộ máy hành chính của UBND huyện Bảo Yên

- Văn phòng HĐND&UBND: là cơ quan chuyên môn tham mưu, tổng

hợp và phục vụ sự quản lý tập trung thống nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành mọi mặt công tác của Thường trực HĐND và UBND huyện; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phòng Nông nghiệp và PTNT: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND

huyện, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; ngư nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã.

- Phòng Văn hoá và Thông tin: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND

huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; CNTT, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản trên địa bàn huyện.

- Phòng Lao động Thương binh Xã hội: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội, phòng - chống tệ nạn xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới.

- Phòng Giáo dục và đào tạo: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND

huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

55

- Phòng Y tế: Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số trên địa bàn huyện.

- Phòng Tư pháp: là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân

dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn huyện; thực hiện nhiệm vụ bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính tại huyện.

- Phòng Tài chính Kế hoạch: là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân

dân huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch, đầu tư và đăng ký kinh doanh; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

- Phòng Kinh tế và Hạ tầng: là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện trực tiếp quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị (bao gồm cấp thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.

- Phòng Nội vụ: là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện

có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; CBCC, viên chức nhà nước; CBCC xã, phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng Thanh tra Huyện: là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ

ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Phòng Dân tộc: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thực hiện

chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển KT - XH, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư.

Ngoài ra, còn có các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND Huyện tham mưu, giúp đỡ UBND Huyện thực hiện các nhiệm vụ chính trị, KT - XH như: Đài truyền thanh truyền hình, Chi Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước….

Như vậy, với việc tổ chức bộ máy chính quyền UBND huyện Bảo Yên theo đúng quy định của Nhà nước về tổ chức chính quyền địa phương cấp huyện, theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ tịch UBND huyện là người lãnh đạo và điều hành hoạt động của UBND huyện. Do đó, công tác nâng cao

77

đúng chuyên môn, tỷ lệ là 72,34%. Song song với tình hình gia tăng tỷ lệ CBCC làm việc đúng chuyên môn thì CBCC không đúng chuyên môn có xu hướng giảm xuống, nhưng năm 2019 vẫn chiếm tới 27,66%, đòi hỏi UBND huyện Bảo Yên cần tiếp tục bố trí, sắp xếp lại CBCC theo đúng chuyên môn trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.

Kết quả khảo sát cho thấy: Chỉ tiêu phân công, bố trí công việc dựa trên chức danh nghề nghiệp và chỉ tiêu luân chuyển đội ngũ công chức gắn công tác tổ chức với công tác tư tưởng, vừa động viên, vừa yêu cầu đội ngũ công chức nghiêm túc chấp hành được đánh giá tốt. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu còn đánh giá ở mức trung bình như chỉ tiêu lập kế hoạch về số lượng đội ngũ công chức hàng năm để có biện pháp để bố trí sử dụng và luân chuyển, chỉ tiêu phân công công việc đảm bảo tính công bằng, hiệu quả... Do đó, các cơ quan, đơn vị cần có các giải pháp hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng, phân công công việc cho đội ngũ công chức.

Bảng 3.13: Kết quả khảo sát đánh giá công tác bố trí sử dụng đội ngũ công chức tại UBND huyện Bảo Yên

Nội dung khảo sát

Số khảo sát Điểm trung bình Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5

1 Công việc hiện tại có phù

hợp với chuyên môn 110 3,45 10 20 10 50 20

2 Khả năng thực hiện công

việc đa nhiệm 110 2,68 15 40 30 15 10

3

Khối lượng công việc Anh/Chị được giao có phù hợp với vị trí việc làm theo quy định

110 3,06 10 28 32 25 15

4 Anh/Chị được phân công

công việc hợp lý chưa 110 3,21 13 17 30 33 17

Qua kết quả khảo sát có thể thấy với 4 câu hỏi về bố trí công việc đều có số điểm trên trung bình, tỷ lệ đồng ý ở 03 câu hỏi (Công việc hiện tại có phù hợp với chuyên môn, Khối lượng công việc Anh/Chị được giao có phù hợp với vị trí việc làm theo quy định, Anh/Chị được phân công công việc hợp lý chưa) đều cao hơn tỷ lệ không đồng ý. Riêng tỷ lệ đồng ý của câu hỏi khả năng thực hiện công việc đa nhiệm thì tỷ lệ công chức hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý cao cho thấy tình trạng chung của công chức nhà nước hiện nay, với mức lương theo ngạch bậc, chế độ tăng lương theo định kỳ và phân bổ đồng đều giữa những lĩnh vực chuyên môn khác nhau nên công chức chỉ chấp nhận công việc hiện tại, không muốn đảm nhận thêm công việc là điều tất yếu.

Qua phỏng vấn các chuyên gia thì ý kiến chung là thừa nhận sự tồn tại việc một số công chức chưa có tinh thần cầu tiến, chưa hăng say, tự chủ trong công việc, chỉ làm việc theo sự phân công của lãnh đạo, không muốn tìm tòi học hỏi thêm vì sẽ thêm việc nhưng lương thì vẫn bằng với những người cùng bậc lương. Nhưng thật sự không phải những công chức này không có khả năng làm việc đa nhiệm, mà việc này xuất phát từ bản chất cá nhân cần phải được thuyết phục khơi dậy tinh thần làm việc, phấn đấu vươn lên trong công việc.

Các công chức mới tuyển dụng có đủ bằng cấp chuyên môn theo quy định, hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ khá, nhưng đa phần rất yếu về các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, thuyết trình, kỹ năng phân tích, dự báo,…. Một số trường hợp hầu như không có kỹ năng về giao tiếp xã hội hay rất mù mờ về hệ thống quản lý nhà nước và nhiệm vụ chuyên môn của ngành, phải phân công công chức khác kèm cặp, hướng dẫn từng nhiệm vụ cụ thể ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung.

Một trong những tồn tại là việc phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc giữa các công chức chưa thật tốt. Một số công chức ngoài việc có tinh thần trách nhiệm chưa cao còn do công chức chỉ chú trọng nghiên cứu lĩnh vực

79

mình đang phụ trách, chỉ tập trung hoàn thành công việc này nên khi cần phối hợp thực hiện ở lĩnh vực khác thì lúng túng, không tự tin do không am hiểu công việc chuyên môn của người khác nên khó hỗ trợ.

Cũng có ý kiến đã thẳng thắn phản ánh thực trạng bố trí đội ngũ công chức hiện nay của một số phòng ban thuộc UBND huyện chưa hiệu quả, thể hiện ở những vị trí công việc có độ khó cao, cần phải bố trí người có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi thực hiện, điều này rất hợp lý và thể hiện được tính chuyên môn hóa cao, công việc được xử lý nhanh, đạt hiệu quả. Tuy nhiên, việc không chọn được người thay thế đã tạo tâm lý ỷ lại, cố tỏ ra quan trọng hóa công việc của mình. Từ đó nảy sinh vấn đề không có cơ sở để đánh giá hiệu quả và so sánh mức độ thực hiện nhiệm vụ, và không thể tránh khỏi sẽ xuất hiện tình trạng xử lý theo lối mòn. Tạo ra sức ỳ đối với những công chức khác, không thể hiện được sự đổi mới trong công việc.

3.2.3.3. Công tác đào tạo đội ngũ công chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nội dung được UBND huyện Bảo Yên quan tâm nhằm nâng cao trình độ đội ngũ CBCC cấp huyện. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của tỉnh và của huyện, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Bảo Yên phối hợp với UBND triển khai đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CBCC. UBND huyện cũng khuyến khích các CBCC nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các lớp đào tạo sau đại học.

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của UBND huyện được thể hiện qua bảng 3.14.

Bảng 3.14: Số lượng công chức được đào tạo, bồi dưỡng (2017 – 2019)

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng 1. Đào tạo chuyên môn

Sau đại học 5 3 2 10

2. Bồi dưỡng lý luận chính trị

Cử nhân 1 0 1 2 Cao cấp 5 4 3 12 Trung cấp 12 18 8 38 3. Bồi dưỡng QLNN Chuyên viên chính 2 1 1 4 Chuyên viên 6 8 3 17

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bảo Yên) Trong những năm gần đây công tác đào tạo về chuyên môn chủ yếu tập trung vào đào tạo sau đại học nhằm từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của UBND huyện Bảo Yên với số lượng đào tạo và dự kiến đào tạo tăng dần theo từng năm. Trong 3 năm 2017 – 2019 đã có 10 công chức hoàn thành chương trình thạc sỹ. Ngoài ra, UBND huyện Bảo Yên cũng quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ trẻ nhằm xây dựng đội ngũ kế thừa vững vàng về chuyên môn, bản lĩnh, có năng lực cao về lãnh đạo. Số lượng CBCC hoàn thành chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị trong 3 năm 2017 – 2019 đạt kết của cao: lý luận chính trị hệ cử nhân có 3 công chức, cao cấp có 12 công chức, trung cấp có 38 công chức. Bồi dưỡng quản lý nhà nước theo ngạch chuyên viên chính có 4 công chức, ngạch chuyên viên có 17 công chức, chủ yếu là các công chức mới được tuyển dụng.

Hiện UBND huyện Bảo Yên chưa có các chế độ đãi ngộ áp dụng cho công chức sau khi hoàn thành khóa đào tạo, công chức có trình độ Thạc sĩ vẫn có hệ số lương ngang bằng với công chức có trình độ đại học nếu có cùng số năm làm việc, nên có một số công chức có năng lực được xét cử đi

81

học Thạc sĩ nhưng công chức từ chối do nhận thức khi đi học sẽ tốn thêm chi phí học mà cá nhân phải chịu (ngân sách chưa hỗ trợ), mất đi một số cơ hội trong thời gian đi học, khi hoàn thành chương trình học không được hưởng các chế độ ưu đãi về lương, các chế độ đãi ngộ, định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 61)