Đặc điểm của nhóm công chúng thanh niên của báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ

Một phần của tài liệu Quan hệ công chúng của các tờ báo dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát các tờ báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ) (Trang 55 - 64)

Niên, Tuổi Trẻ

1.3.2.1. Vài nét về các tờ báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ

Tiền Phong là tờ báo ra đời rất sớm - năm 1953, là tờ báo của Đoàn Thanh

niên cứu quốc, nay là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ngay từ khi ra đời Tiền Phong đã góp phần tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng cũng như làm tốt nhiệm vụ giáo dục thanh niên. Trong thời kỳ bao cấp, Tiền Phong chiếm thị phần lớn nhất. Độc giả của Tiền Phong rất đông đảo, từ nông thôn đến thành thị, đến hải đảo xa xôi. Trong thời kỳ bao cấp, đây là một tờ báo có tiếng vang lớn và là tờ duy nhất dành cho thanh niên trong một khoảng thời gian khá dài. Báo phát hành theo ngành dọc (Trung ương Đoàn) tới các cơ sở đoàn và bán trên thị trường. Tiền Phong là một trong những tờ báo có nhiều ấn phẩm: Tiền Phong hàng ngày, Tiền Phong chủ nhật, Tiền Phong cuối tháng, Người đẹp Việt nam, Tri

thức trẻ... Năm 2007, lượng phát hành báo ngày của Tiền Phong hàng ngày là 15.000 bản mỗi ngày, năm 2008 là 13.500 bản mỗi ngày. Năm 2008, Tiền Phong cuối tuần phát hành 57.000 bản in, Tạp chí Tri thức trẻ (1 tháng 2 kỳ) phát hành 65.000 bản, Tiền Phong cuối tháng 40.000 bản, Tạp chí Người đẹp Việt Nam phát hành 30.000 bản/ năm. Báo điện tử của Tiền Phong có địa chỉ

http://www.baotienphong.com.vn , lượng truy cập trung bình năm 2008 là 1.450.000 lượt mỗi ngày.

Báo Thanh Niên là Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, ra số đầu ngày 3/1/1986, là một tờ báo chính trị - xã hội, đối tượng phục vụ chính là các tầng lớp bạn đọc nói chung và thanh niên, nói riêng. Ưu thế cạnh tranh của thanh niên là: thông tin cập nhật nhanh, phong phú và hấp dẫn; đi đầu trong việc chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội; đa dạng các hoạt động phục vụ cho cộng đồng và cho thanh niên. Sản phẩm của báo hiện nay: báo in hằng ngày bằng tiếng Việt, hai website (tiếng Việt www.thanhnien.com.vn và tiếng Anh)

www.thanhniennews.com. Kể từ ngày 01.10.2007, thanh niên đã phát hành tờ Thanhnien Daily hàng ngày bằng tiếng Anh để phục vụ cho độc giả các nước trong khu vực ASEAN và cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, du lịch tại Việt Nam.

Số lượng phát hành báo Thanh Niên hàng ngày năm 2006 đạt hơn 126 triệu bản in (trung bình 350 ngàn bản in/ngày) tăng 37% so với năm 2005, việc phát hành được phân bổ đều khắp các vùng miền trong nước và ra nước ngoài (Mỹ, Pháp, Cộng hòa Czech, Australia…), thông qua hệ thống đại lý và bán trên thị trường. Thanh Niên Online tiếng Việt hàng ngày thu hút từ 1,5 triệu đến 2 triệu lượt độc giả. Thanh Niên Online tiếng Anh hằng ngày thu hút gần 500 ngàn lượt độc giả, hiện xếp thứ 20.000 trong các trang web toàn thế giới và là một trong những trang đứng đầu trong số các trang web tiếng Anh của Việt Nam.

Ngày 2/9/1975 Tuổi Trẻ ra đời, là tờ báo trực thuộc Thành đoàn Tp. Hồ Chí Minh. Lúc đầu các chuyên mục rất sơ sài, ngày nay Tuổi Trẻ đã chiếm được lòng tin của độc giả trong cả nước và kiều bào nước ngoài. Tuổi Trẻ là tờ báo đầu tiên ở phía nam đặt văn phòng tại Hà Nội năm 1990. Hiện nay Tuổi Trẻ có văn phòng đại diện đặt ở các tỉnh như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ... Báo Tuổi Trẻ ra hằng ngày. Báo Tuổi Trẻ điện tử địa chỉ http://www.tuoitre.com.vn và những ấn phẩm khác như Tuổi Trẻ cuối tháng, Tuổi Trẻ cười... Lượng phát hành nhật báo Tuổi Trẻ năm 2007 trung bình là 416.577 bản in mỗi ngày, năm 2008 là 419.300 bản in mỗi ngày. Bạn đọc truy cập Tuổi Trẻ điện tử tính đến 31/12/2008 là 26.800.000 lượt. Các ấn phẩm của Tuổi Trẻ phát hành qua hệ thống đại lý và bán trên thị trường.

3 tờ báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ đều có công chúng mục tiêu là thanh niên, đồng thời là 3 tờ báo có cơ quan chủ quản là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam – 2 tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất và tác động mạnh nhất đến sự phát triển của thanh niên Việt Nam.

1.3.2.2. Đặc điểm của nhóm công chúng thanh niên Việt Nam hiện nay

Theo Luật Thanh niên [x. xem thêm 52], thanh niên được đề cập đến trong nghiên cứu này, là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê và báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2007, dân số cả nước năm 2007 là 85.154.900 người, trong đó tổng lực lượng lao động là 36.296.932 người [4, tr.7]. Trong đó, tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi (là thanh niên) chiếm 29, 3%. Các loại hình kinh tế tư nhân thu hút 50,6% lao động thanh niên, các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đang thu hút lao động trẻ nhiều nhất (63,3%) [4, tr.21]. Điều đó có nghĩa là: thanh niên là lực lượng lao động quan trọng, thường đảm nhiệm những vị trí đòi hỏi cao về sức khỏe, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Thanh niên là học sinh và sinh viên cũng chiếm một tỷ lệ cao, đang trong giai đoạn học tập kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Theo Niên giám thống kê 2007, có 1.928.436 thanh niên

đang học tập tại các trường đại học và cao đẳng trong cả nước [72, tr.557] và 621.115 thanh niên là học sinh các trường trung học chuyên nghiệp trong cả nước [72, tr.560], là đội quân hậu bị quan trọng của nước nhà.

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội có vị trí quan trọng nhất trong việc tập hợp và phát huy sức mạnh thanh niên thu hút sự tham gia của hơn 6 triệu đoàn viên trong cả nước [x. xem thêm 74].

- Về đặc điểm tâm sinh lý và thể chất của thanh niên

Ở độ tuổi này cho phép thanh niên có thể đảm nhận được mọi công việc trong hoạt động học tập, lao động và giao tiếp xã hội. Sự mạnh mẽ và khéo léo trong các thao tác hoạt động, phản xạ cơ bắp và sự nhạy bén trong các phản xạ của hệ thần kinh giúp cho thanh niên có khả năng tham gia nhiều hoạt động với hiệu quả cao. Tuy nhiên, với độ tuổi trên dưới 20, do sự hưng phấn cường độ cao của hệ thần kinh cộng với sức mạnh thể chất đang trên đà phát triển nên thanh niên độ tuổi này còn có biểu hiện hưng phấn nhiều hơn ức chế, dẫn đến đặc điểm tâm lý sôi nổi, nhiệt tình nhưng có pha chút bồng bột, dễ bắt chước, dễ kích động và dễ ngộ nhận. Thanh niên cũng đang ở độ tuổi của giao tiếp xã hội, là tuổi của tình bạn, tình yêu, chuẩn bị và bắt đầu cuộc sống tổ ấm gia đình. Đặc điểm sinh lý và tâm lý lứa tuổi thanh niên và tâm lý giới thể hiện rõ nét và tập trung nhất trong thời kỳ này. Thanh niên có khả năng nhận thức nhanh, sáng tạo và thực tế hơn bất cứ một nhóm tuổi nào trong xã hội. Các quá trình nhận thức như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng của thanh niên đều có tiền đề tốt cho nhận thức và sáng tạo trong hoạt động. Đây là một thuận lợi lớn trong việc tiếp cận và tiếp nhận, cũng như khả năng tham gia vào các hoạt động của tờ báo.

Nhân cách của thanh niên đang trong giai đoạn hoàn thiện và định hình, rõ nét nhất là hệ thống thái độ và định hướng giá trị, từ đó hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin và lý tưởng. Tình cảm, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân

trị - xã hội của thanh niên, ssự định hình và hoàn thiện các thuộc tính nhân cách diễn ra với tốc độ nhanh, cường độ mạnh, cùng với tác động của cảm xúc có phân cực rõ ràng. Khả năng chịu sự tác động của bên ngoài một cách nhanh nhạy, có thẩm định và tự điều chỉnh, khả năng thích ứng xã hội cao, nếu có hướng dẫn đúng. Với thanh niên, việc hình thành các chuẩn mực giá trị xã hội, các đặc điểm nhân cách không bắt nguồn tự sự nhận thức một cách bị động theo những công thức xác định, mà nó bắt nguồn từ sự nhận thức một cách chủ động, trên cơ sở có sự đánh giá và kiểm nghiệm. Từ đó định hình nhanh chóng và bền vững, hơn, chất lượng hơn trong nhân cách của thanh niên. Việc tìm tòi, vươn tới cái mới thúc đẩy thanh niên muốn thử nghiệm và có những quan điểm mới, tính cách mới. Nhưng sự kiểm nghiệm, thử nghiệm đó được thực hiện trên nền của những hiểu biết còn chưa đầy đủ, cộng với tính bồng bột và lãng mạn của tuổi trẻ, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận thanh niên, do tâm lý hưởng thụ, sống dựa dẫm vào cha mẹ, người thân, do được hưởng một cuộc sống quá đầy đủ về mặt vật chất, lệ thuộc vào đồng tiền nên phát sinh thói ích kỷ, vụ lợi. Với họ, lối sống, lối nghĩ thực dụng, bị động đã tạo ra sự sai lệch về định hướng giá trị làm mất đi niềm tin, lý tưởng, sự năng động, ý chí và khả năng hành động vì mục đích cao cả... Đó cũng là vấn đề mà báo chí phải quan tâm giáo dục, thông qua định hướng giá trị rõ ràng.

Hệ thống nhu cầu và lợi ích cơ bản của thanh niên bao gồm: (1). Có đủ kiến

thức, kỹ năng để làm việc với một nghề nghiệp, có một vị trí trong hệ thống lao động xã hội. (2). Được đảm bảo các điều kiện vật chất, tinh thần cho các hoạt động học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày. (3). Nhu cầu giao tiếp, tình bạn, tình yêu. (4). Nhu cầu tự khẳng định và tự thực hiện của thanh niên. Hệ thống nhu cầu, lợi ích của thanh niên đã nêu trên là những yếu tố cơ bản nhất, xét từ góc độ tâm lý, là cơ sở quan trọng để các tòa soạn báo quan tâm đến đối tượng này khi phác

thảo các kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động, sản xuất các sản phẩm tiếp cận và tác động tốt với thanh niên.

Ở các giai đoạn khác nhau, tâm lý thanh niên có những đặc điểm riêng. Thanh niên nữ có đặc điểm tâm lý khác thanh niên nam. Cũng tương tự như vậy với thanh niên thành thị, nông thôn, miền núi...; thanh niên học sinh - sinh viên và các nhóm nghề nghiệp khác nhau...

- Cơ hội và thách thức với thanh niên trong giai đoạn hiện nay

Những cơ hội của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay bao gồm:

(1). Đảng, Nhà nước luôn đánh giá đúng vai trò quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt đến thanh niên.

(2). Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát triển các hoạt động phù hợp với thanh niên, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, từng bước chăm lo tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên. Thanh niên được khẳng định mình, được ghi nhận qua các hoạt động tình nguyện.

(3). Trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế, thanh niên là lớp người được đón nhận nhiều nhất những lợi ích và cơ hội. Hội nhập kinh tế là cơ hội lớn để thanh niên khẳng định bản lĩnh, tài năng và thử thách phẩm chất nhân cách của mình. Môi trường sống sôi động, cạnh tranh buộc thanh niên phải vươn lên trong học tập, rèn luyện.

Cùng với những cơ hội, công cuộc đổi mới đồng thời tạo ra những thách thức với thanh niên nước ta. Sự mất cân đối trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, những tiêu cực và tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng lên. Những vấn đề đặt ra với thanh niên về học tập, việc làm, thu nhập, vui chơi, giải trí, lối sống thực dụng, hưởng thụ, sự thờ ơ trước những vấn đề xã hội của một bộ phận thanh niên đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ dẫn đến nông nghiệp bị thu hẹp, làm cho thanh niên nông thôn thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, phải đi làm ăn xa. Thanh niên tham gia ngày càng ít vào các hoạt động của các cơ quan công quyền, khu vực kinh tế tập thể. Có sự phân hóa, chênh lệch rất lớn về mức sống, trình độ học vấn, điều kiện học tập, vui chơi, giải trí... trong từng nhóm đối tượng thanh niên.

Đặc điểm tâm sinh lý, thể chất, những cơ hội và thách thức với thanh niên là những vấn đề các tòa soạn báo cần quan tâm để xây dựng kế hoạch, quyết định hình thức, phương pháp tác động thích hợp, nhằm thu hút và tăng hiệu quả tiếp nhận sản phẩm báo chí, đồng thời lôi kéo sự tham gia tích cực của thanh niên vào các hoạt động xã hội nói chung và hoạt động của các tờ báo dành cho thanh niên nói riêng.

Tiểu kết chương 1

Quan hệ công chúng là những nỗ lực một cách có kế hoạch của một cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm thiết lập, duy trì mối quan hệ cùng có lợi với công chúng, trên cơ sở đối thoại 2 chiều, với sự tham gia của các phương tiện truyền thông. Tùy thuộc vào mục tiêu, tính chất, nguồn lực mà mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ PR, thực hiện các mô hình PR khác nhau. Các nguyên tắc PR cơ bản là: tính mục tiêu, tính chân thực, tính công khai, tính công bằng, tính thân thiện, tính nhân văn nhân đạo, tính quốc tế và bản sắc dân tộc, địa phương.

Nhu cầu quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm báo chí, cạnh tranh chất lượng sản phẩm và dịch vụ thúc đẩy việc tiếp cận và xây dựng quan hệ thân thiện của tòa soạn báo với công chúng, dẫn tới việc các hoạt động PR được thực hiện bởi chính các tòa soạn báo. Giống như bất cứ cơ quan, tổ chức nào, cơ quan báo chí có quyền được sử dụng PR như một công cụ nhằm xây dựng quảng bá hình ảnh, đáp ứng yêu cầu của

báo chí trong thời kỳ hội nhập về nội dung, hình thức cũng như các hoạt động tạo ra mối tương tác báo chí - công chúng.

Quan hệ công chúng của cơ quan báo chí là những nỗ lực có kế hoạch của mọi bộ phận, thành viên thuộc cơ quan báo chí nhằm thiết lập, duy trì mối quan hệ cùng có lợi với công chúng, với nội dung và hình thức phù hợp với đặc thù của cơ quan báo chí, trên cơ sở sử dụng đa dạng các phương tiện truyền thông và mô hình truyền thông hai chiều giữa cơ quan báo chí và công chúng. Nếu thực hiện tốt, các

hoạt động PR có thể tác động tích cực đến tiến trình làm báo và phát hành báo. PR góp phần kế hoạch hóa và chuyên nghiệp hóa việc tiếp nhận thông tin và phản hồi của công chúng, giúp cho việc xác định công chúng mục tiêu và các nhóm công chúng liên quan khác, là cơ sở cho việc phát triển kỹ năng viết báo tiếp cận công chúng. PR có khả năng hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động quản lý báo chí nói chung và việc quản lý về nội dung và trình bày báo nói riêng. Các kỹ năng PR cũng đồng thời làm thay đổi tư duy của người làm phát hành và thay đổi phương thức phát hành báo chí. Tuy nhiên, để hoạt động PR của cơ quan báo chí tác động tích cực đến sự phát triển bền vững của CCBC và SPBC, tránh những hậu quả xấu như: cần đáp ứng ít nhất ba yêu cầu sau đây: (1). Mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện và quản trị

PR không đi ngược mục tiêu, chức năng và nguyên tắc hoạt động báo chí. (2). Coi

Một phần của tài liệu Quan hệ công chúng của các tờ báo dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát các tờ báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ) (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w