Các hoạt động đánh giá, chia sẻ, tổng kết kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Quan hệ công chúng của các tờ báo dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát các tờ báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ) (Trang 72 - 74)

Các hình thức đánh giá chia sẻ tổng kết kinh nghiệm được thực hiện thường xuyên, thậm chí hàng ngày, dưới hình thức giao ban giữa Ban biên tập và các bộ phận, đánh giá chia sẻ trong Ban biên tập và các cuộc họp khác căn cứ vào nhu cầu chia sẻ công việc và hợp tác giữa các bộ phận nghiên cứu.

Việc nghiên cứu được tiến hành thông qua các kênh, do các ban và bộ phận chuyên môn thực hiện và báo cáo, đề xuất. Tổng hợp các báo cáo, đề xuất được Ban biên tập thảo luận; lại tiếp tục bổ sung vào chương trình công tác năm, những cải tiến, những hình thức mới trong công tác nội dung và quan hệ công chúng [PVS, trường hợp 1.2, nam, Phó Tổng biên tập, báo 2. Phụ lục 5, tr. 222].

Các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm với sự tham gia của các thành viên chủ chốt trong Ban biên tập và các phòng ban chính thuộc tòa soạn có tần suất hàng ngày (báo 1, báo 2), hàng nửa ngày (báo 3). Đối tượng tham gia hoạt động này bao gồm những người quản lý và chịu trách nhiệm chính cho mọi hoạt động - cả về nội dung và hình thức tờ báo, quảng cáo, phát hành, tổ chức sự kiện, tư vấn... Đây là

hình thức đánh giá chia sẻ nhanh, gọn, tác động trực tiếp vào sản phẩm báo chí và điều chỉnh phương thức hoạt động kịp thời. Tuy nhiên, nếu thành phẩm xử lý thông tin phản hồi chưa đạt kết quả (bỏ sót thông tin, tổng hợp còn thiếu, hoặc chưa chính xác), nếu không được hỗ trợ về văn bản [x. thêm mẫu bản Thông tin nhanh

nội bộ và Tổng kết thư bạn đọc trong phần Phụ lục 10, tr.238-240] thì khó đọng lại

trong trí nhớ do không lưu giữ được dạng tài liệu. Và như vậy cũng gây khó khăn cho quá trình quản lý các hoạt động nghiên cứu hình thức này. Do được chuẩn bị kỹ về tài liệu, khả năng lưu giữ thông tin tốt, các cuộc họp đánh giá, chia sẻ, tổng kết kinh nghiệm của báo 3 đạt kết quả khả quan hơn.

Ở báo 3 có thêm hình thức họp đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm của CLB gồm những chuyên gia cao cấp ở nhiều lĩnh vực khác nhau tư vấn, giám sát, theo dõi, phản biện và cung cấp thông tin cho báo. Họ gần như là những người sát cánh cùng báo. Nhóm thứ 2 là nhóm cộng tác viên điểm báo. Hàng tuần sẽ có những bản điểm báo của họ, họ khen gì, chê gì. Và khuyến khích họ chê. Các chuyên gia được quyền phê phán với tất cả các nội dung trên mặt báo. Họ cũng được Ban biên tập báo khuyến khích việc so sánh với những tờ khác: Cái gì được và chưa được so với những tin tức đăng trên các báo khác. Nhóm CLB chuyên gia này đã hoạt động trong vòng vài ba năm trước thời điểm khảo sát.

Cũng ở tờ báo 3, các cuộc họp lấy ý kiến đánh giá của các nhóm công chúng được mời đến tòa soạn được thực hiện thường xuyên.“Báo thường tổ chức các

cuộc họp các nhóm quan tâm khác nhau (sinh viên, doanh nhân, cán bộ nhà nước, hưu trí…)” [PVS, trường hợp 3.4, nam, Cán bộ nghiên cứu Ban Nghiên cứu & phát

triển, báo 3. Phụ lục 5, tr.224].

Như vậy là, tuy chưa đồng đều, nhưng hình thức họp đánh giá, chia sẻ và tổng kết kinh nghiệm đã được triển khai thực hiện ở cả 3 tòa soạn báo. Với báo 3, hình thức này đã được thực hiện với tần suất cao hơn, đa dạng và nhiều cấp độ, linh hoạt hơn. Kết quả phân tích và thể hiện thành sản phẩm - tài liệu với hình thức phân tích

thông tin và thông tin phản hồi của công chúng là điều kiện quan trọng nhằm tăng hiệu quả của hình thức nghiên cứu này.

Nhận định chung về tình hình thực hiện các hình thức nghiên cứu tại các tòa

Một phần của tài liệu Quan hệ công chúng của các tờ báo dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát các tờ báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ) (Trang 72 - 74)