Nghiên cứu đánh giá tác động và phản ứng công chúng trong một thời điểm cụ thể

Một phần của tài liệu Quan hệ công chúng của các tờ báo dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát các tờ báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ) (Trang 70 - 71)

điểm cụ thể

Nghiên cứu tác động và phản ứng của công chúng ở các tờ báo khảo sát được tiến hành dưới hình thức đơn giản, với khoảng thời gian ngắn hơn: Từ 1 đến 3 ngày có kết quả nghiên cứu.

Thường chọn 3 điểm Tp.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng để khảo sát. Thường có khoảng 3 câu hỏi cho mỗi đối tượng, các câu hỏi dành cho chủ các sạp báo, đại lý phát hành khác, cho công chúng thì khác. Ví dụ: Với chủ sạp báo, khi báo tăng giá, các câu hỏi sẽ là: Phản ứng của người đọc báo khi báo tăng giá sẽ thế nào? Số lượng bán báo 3 trong ngày có ổn định không? Có giảm không, giảm bao nhiêu? Người đọc thường xuyên mua báo 3 có chuyển sang mua báo khác không? Nếu có thì chuyển mua báo nào? Các nhân viên phụ trách in câu hỏi, phỏng vấn nhanh, tự tổng hợp kết quả, phân tích gửi về Trưởng Bộ phận phát hành.

Trưởng Bộ phận phát hành tổng hợp, phân tích, làm báo cáo và đề xuất lên Ban biên tập [PVS, Trường hợp 2.3, nữ, Trưởng ban Quảng cáo - phát hành, báo 3. Phụ lục 5, tr.223].

Chủ thể và tần suất thực hiện: Ban Quảng cáo - phát hành ở các tờ báo thực

hiện hình thức nghiên cứu này nhiều và thường xuyên nhất. “Bộ phận phát hành

muốn nghiên cứu khu vực nào, thấy được cái gì ở khu vực ấy thì tiến hành điều tra ở khu vực ấy” [PVS, trường hợp 2.2, nam, Trưởng ban Bạn đọc, báo 2, Phụ lục 5,

tr.223].

Về tần suất thực hiện: Khá thường xuyên, bất cứ khi nào có nhu cầu thăm dò

ý kiến công chúng, đặc biệt là ý kiến bạn đọc với những nội dung mới, cách phát hành mới và giá bán mới.

Một phần của tài liệu Quan hệ công chúng của các tờ báo dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát các tờ báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ) (Trang 70 - 71)