Tác động của nghiên cứu công chúng đến việc tổ chức nội dung và trình bày báo

Một phần của tài liệu Quan hệ công chúng của các tờ báo dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát các tờ báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ) (Trang 88 - 94)

và trình bày báo

Các nghiên cứu “điều tra bỏ túi” có tác động tức thời và trực tiếp nhằm thay đổi nội dung và hình thức tờ báo cho phù hợp:

Khi thấy có sự thay đổi về lượng phát hành chung, hoặc ở một địa bàn nào đó, chúng tôi lập tức có điều tra bằng phỏng vấn nhanh. Xem nguyên nhân của sự thay đổi này là gì. Nếu một vấn đề gì đó thuộc nội dung không được công chúng chấp nhận – họ khó chịu, bực bội và không thèm mua báo, hoặc họ thích thú mà mua, lập tức được báo cáo với Ban biên tập và Ban nội dung, để có thể điều chỉnh ngay, trong số báo ngày tới, ngay lập tức [PVS, trường hợp 2.3, nữ, Trưởng ban Quảng cáo & phát hành báo 3. Phụ lục 5, tr.223].

Họp chia sẻ kinh nghiệm dưới hình thức giao ban, với các bản tổng hợp nghiên cứu gửi liên tục tới bộ phận nội dung, đặc biệt là thư ký tòa soạn có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi nội dung và trình bày báo. Đặc biệt thông tin từ đường dây nóng được cập nhật thường xuyên.

Các nghiên cứu tổng thể góp phần tư vấn cho ban lãnh đạo và các phòng ban (báo cáo tư vấn được gửi cho tất cả các bộ phận trong tòa soạn):

Ra một số báo, Thư ký tòa soạn phải liên tục hỏi người trực đường dây nóng là hôm nay có vấn đề gì không? Ngoài đường dây nóng còn có mail, Thư ký tòa soạn phải trực tiếp đọc những văn bản đó và cái gì xử lý được thì

xử lý luôn, không xử lý được thì báo cáo cấp trên. Không chỉ xử lý trong ngày mà xử lý từng giờ [PVS, trường hợp 2.1, nam, Trưởng ban Thư ký tòa soạn, báo 1. Phụ lục 5, tr.222].

Kết quả phân tích nội dung 729 bài báo có chủ đề liên quan đến nhóm công chúng thanh niên ở 3 tờ báo thuộc diện khảo sát [Phụ lục 2, tr.199-205] cho thấy: Trong số các bài báo thuộc chủ đề chính của cả số báo này, tỷ lệ các bài viết đề cập trực tiếp đến những sự kiện, vấn đề liên quan đến đời sống thanh niên là 41,2%. Các nhu cầu cơ bản nhất của thanh niên được thể hiện rõ trên tất cả nội dung và trình bày ở cả 3 tờ báo thuộc diện khảo sát. Cụ thể như sau: Nhu cầu cơ bản (ăn, ở, đi lại, sức khỏe sinh sản): 21,7%; Nhu cầu an toàn, an ninh: 15,4%; Nhu cầu giao tiếp: 4,9%; Nhu cầu đào tạo, giáo dục: 20,6%. Nhu cầu được thừa nhận, được tôn trọng, có danh tiếng: 22,8%. Nhìn vào biểu đồ 2.3, chúng ta dễ dàng nhận ra nhu cầu giao tiếp - một trong 5 nhu cầu cơ bản nhất của con người, đặc biệt quan trọng với thanh niên, còn được đề cập tới quá ít.

Biểu đồ 2.3. Nhu cầu thanh niên được thể hiện qua nội dung và trình bày của

Nguồn: Kết quả phân tích nội dung các tờ báo thuộc diện khảo sát phát hành năm 2007

Việc đưa ảnh thanh niên và các vấn đề thuộc nhu cầu thanh niên có mối liên hệ chặt chẽ với những nhận định về sự ưu tiên trong việc phân nhóm công chúng của tờ báo. Kết quả phân tích nội dung các tờ báo trên cũng cho thấy: Hình ảnh thanh niên nam và nữ thể hiện trên báo là khá cân bằng: ảnh thanh niên nam chiếm 25,4%; ảnh thanh niên nữ: 30,4%; ảnh cả thanh niên nam và nữ: 41,9%; không xác định được giới tính trên ảnh: 2.3%. Cũng có sự cân đối trong việc đưa hình ảnh các nhóm công chúng thanh niên ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam: ảnh thanh niên miền Bắc: 22,3%; ảnh thanh niên miền Trung: 10%, ảnh thanh niên miền Nam: 20,2%. Không xác định được thanh niên trong ảnh thuộc vùng miền nào: 47,5%.

Biểu đồ 2.4. Sự cân bằng về giới và 3 miền Bắc - Trung - Nam khi đưa ảnh nhân

vật thanh niên trên các tờ báo thuộc diện khảo sát

Việc sử dụng ảnh đạt chất lượng cao hơn, với số ảnh mô tả trực tiếp các vấn đề liên quan đến bài báo chiếm 85,4%; ảnh minh họa cho bài viết là 14,6%. Tuy nhiên, do kết quả nghiên cứu tổng thể nhằm xác định chính xác nhóm chân dung các nhóm CCTN không mô tả được chính xác nhu cầu thông tin của từng nhóm CCTN cụ thể, nên khó có thể tư vấn để điều chỉnh nội dung và trình bày báo đáp ứng nhu cầu thông tin cũng như sự đồng đều khi đưa hình ảnh các nhóm thanh niên lên báo. Việc đăng tải nội dung đáp ứng nhu cầu của các nhóm CCTN các nhóm nghề khác nhau có những điểm chưa phù hợp. Nội dung tờ báo tiếp cận nhu cầu CCTN nhóm nghề nông nghiệp, nghề tự do (nhóm nghề 1) là ít nhất, thậm chí nhu cầu giao tiếp và giáo dục- đào tạo không được tiếp cận (0%). Tiếp đến là nhóm công nhân, tiểu thủ công, buôn bán, dịch vụ (Nhóm nghề 2), với tỷ lệ số bài báo tiếp cận nhu cầu CCTN cụ thể như sau: nhu cầu cơ bản: 7,4%, nhu cầu an toàn an ninh: 3,6%, nhu cầu giao tiếp: 5,7%, nhu cầu giáo dục - đào tạo: 8,1%, nhu cầu được thừa nhận, được tôn trọng, có danh tiếng: 3,7%. Nhóm công nhân viên chức, quản lý cơ quan/tổ chức doanh nghiệp (nhóm nghề 4) được đưa thông tin phù hợp hơn về nhu cầu so với nhóm nghề 1 và 2: nhu cầu cơ bản: 4,9%, nhu cầu an tòan an ninh: 5,4%, nhu cầu giao tiếp: 8,6%, nhu cầu giáo dục - đào tạo: 5,4%, nhu cầu được thừa nhận, được tôn trọng, có danh tiếng: 9,2% bài. Nhóm học sinh - sinh viên (nhóm nghề 3) được tiếp nhận thông tin phù hợp với nhu cầu nhất, đặc biệt là đào tạo - giáo dục - nhu cầu cơ bản: 87,1%, nhu cầu giao tiếp: 71,4%, nhu cầu an toàn – an ninh: 28,8% , nhu cầu cơ bản: 49,7%, nhu cầu được thừa nhận, được tôn trọng, có danh tiếng: 28,2% (Biểu đồ 2.5)

Biểu đồ 2.5. Tương quan các nhóm nhu cầu cơ bản của thanh niên thể hiện trên

Nguồn: Kết quả PTND các tờ báo thuộc diện khảo sát phát hành năm 2007

Phân tích nhân vật thanh niên các nhóm nghề trong ảnh cũng thu được kết quả tương ứng. 45,4% các bức ảnh trong các bài báo khảo sát là ảnh công chúng học sinh, sinh viên, trong khi đó, tỷ lệ với các nhóm thanh niên các nhóm nghề khác là: Nông nghiệp, nghề tự do: 4,4%; công nhân, tiểu thủ công, buôn bán, dịch vụ: 3,3%; Công nhân viên chức, quản lý cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp: 6,9%.

Cũng tương tự như vậy, thanh niên nông thôn, miền núi, hải đảo ít được xuất hiện trên các bức ảnh trên báo. Nhân vật trong ảnh là thanh niên nông thôn chiếm 12,7%; miền núi/hải đảo: 2,1%. Trong khi đó, nhân vật trong ảnh là thanh niên thành thị chiếm tới: 45,6%. (Tỷ lệ không xác định được địa bàn cư trú của nhân vật trong ảnh là 38,8%, thanh niên sống ở nước ngoài là 0,8%).

Biểu đồ 2.6. Thanh niên ở các địa bàn cư trú xuất hiện trên ảnh đăng trên các tờ

Nguồn: Kết quả phân tích nội dung các tờ báo thuộc diện khảo sát phát hành năm 2007.

Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là: Chưa nghiên cứu được thực trạng về nhu cầu, thị hiếu của các nhóm công chúng thanh niên một cách cụ thể, cũng chưa đánh giá được tác động của sản phẩm báo chí đến nhu cầu, thị hiếu của các nhóm công chúng khác nhau. Do đó, các ban nội dung thụ động tiếp nhận thông tin và thông tin phản hồi từ công chúng. Thông thường, điều kiện cung cấp thông tin - bao gồm cả nguồn tin, bài và ảnh - của nhóm CCTN thành thị tốt hơn nhiều so với các nhóm CCTN nông thôn báo miền núi, hải đảo, nên việc hình ảnh nhóm thanh niên này xuất hiện nhiều trên báo hơn so với các nhóm còn lại. Việc nghiên cứu CCTN bằng điều tra tổng thể vốn đã rất ít, kỹ năng còn hạn chế, lại sử dụng phương pháp phát phiếu hỏi kèm báo phát hành, nên có những nhóm CCTN không có điều kiện mua, đọc báo không được thể hiện trong kết quả nghiên cứu, từ đó, kết quả nghiên cứu thiếu tính chính xác và toàn diện.

Nhận xét:

Thứ nhất, hoạt động nghiên cứu công chúng ở 3 tờ báo đã tác động tích cực,

tòa soạn báo thuộc diện khảo sát, từ đó, tờ báo có thể tiếp cận và tác động đến công chúng nhanh, mạnh và đều khắp hơn.

Thứ hai, các hình thức nghiên cứu: phân tích thông tin và thông tin phản hồi

của công chúng, điều tra bỏ túi, họp chia sẻ kinh nghiệm thông qua giao ban hàng ngày tác động tích cực đến sự thay đổi nội dung và trình bày báo.

Thứ ba, các nghiên cứu còn nặng về định tính, thiếu các phương pháp

định lượng, và đặc biệt thiếu các cuộc điều tra tổng thể cần thiết, đã hạn chế khả năng tác động của hoạt động nghiên cứu đến các quyết định quản trị nội dung và trình bày báo - do thiếu căn cứ khoa học của các nghiên cứu dành cho tư vấn. Nếu tòa soạn báo sử dụng đồng đều các hình thức nghiên cứu, tăng cường nghiên cứu điều tra tổng thể, trong đó đặt ra tiêu chí về sự cân đối cần thiết khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, thì hoạt động nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng, là công cụ hiệu quả trong quản trị nội dung và trình bày các SPBC trong tòa soạn báo.

Một phần của tài liệu Quan hệ công chúng của các tờ báo dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát các tờ báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ) (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w