Nhận thức của các tòa soạn báo về vai trò và ý nghĩa của lĩnh vực nghiên cứu công chúng

Một phần của tài liệu Quan hệ công chúng của các tờ báo dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát các tờ báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ) (Trang 64 - 67)

TIỀN PHONG, THANH NIÊN, TUỔI TRẺ HIỆN NAY

2.1. Nhận thức của các tòa soạn báo về vai trò và ý nghĩa của lĩnh vực nghiêncứu công chúng cứu công chúng

Trong các tòa soạn báo thuộc diện khảo sát, công tác tiếp cận, xử lý thông tin từ bạn đọc; việc tổ chức sự kiện cũng như tư vấn cho công chúng được chú trọng từ những năm đầu tiên thành lập báo. Điều quan trọng nhất là: Công việc này được xem xét như là hoạt động PR - tức là những nỗ lực một cách có kế hoạch, có nguyên tắc, với những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp. Đây là điểm mới được thể hiện trong nhận thức của cán bộ, phóng viên, biên tập viên và lãnh đạo của cả 3 tòa soạn báo trong diện khảo sát.

Mỗi ngày có hàng trăm bức thư gửi tới mỗi tòa soạn, có ngày cao điểm, số thư lên hơn 2000. Bên cạnh đó là thông tin qua đường dây nóng - chịu trách nhiệm quản lý của Ban Thư ký tòa soạn, email, website và các thông tin gửi đến từng phòng ban và các phóng viên, biên tập viên trong tòa soạn.

Việc tiếp nhận không để sót thông tin được coi là trách nhiệm không thể coi nhẹ của những người thực hiện. Tất cả tòa soạn đều xác định và thừa nhận trách nhiệm đó nhằm tôn trọng quyền được thông tin và cung cấp thông tin của bạn đọc, trong đó có bạn đọc thanh niên.

Khi anh kích thích thường xuyên hàng ngày đến hàng ngàn người đọc, đó là một cuộc thăm dò nhỏ về tờ báo của anh. Nó giúp anh nảy sinh những vấn đề có tính tổng hợp, nảy ra những ý tưởng bất ngờ, nó làm thay đổi cách thức tổ chức trong việc đoán định nhu cầu và quan trọng hơn là đào tạo công chúng [PVS, trường hợp 1.3, nam, Phó Tổng biên tập, báo 3. Phụ lục 5, tr.222].

Nghiên cứu, phân tích thông tin tiếp nhận từ công chúng thậm chí được đánh giá là một trong những cách làm PR đặc thù của các cơ quan báo chí. Trong số 15 phỏng vấn sâu thực hiện với các cán bộ, phóng viên, biên tập viên và lãnh đạo 3 cơ quan báo chí, không có một ý kiến nào phủ nhận vai trò của nghiên cứu công chúng. Hầu hết các ý kiến của các thành viên chịu trách nhiệm chính về lĩnh vực này: Các thành viên trong Ban Biên tập, Trưởng ban Thư ký tòa soạn, Trưởng ban Bạn đọc, Trưởng ban Quảng cáo - phát hành, Trưởng ban Nghiên cứu & phát triển đều khẳng định vai trò cũng như những nỗ lực của cả tòa soạn báo dành cho lĩnh vực nghiên cứu công chúng. “Việc thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng nói chung và

nghiên cứu công chúng thanh niên có tầm quan trọng lớn” [PVS, trường hợp 1.2,

nam, Phó Tổng biên tập, báo 2. Phụ lục 5, tr.222]. Một số trưởng ban thuộc báo 3 ý thức được trách nhiệm nghiên cứu công chúng của mình, như một công cụ để tư vấn cho Ban biên tập. Còn với báo 1, nghiên cứu công chúng phải làm vì mục đích bán báo:

Để báo hiểu rằng mình đang ở đâu, có gì cần phải bổ sung, để hướng đến mục đích cuối cùng là bán báo, công chúng là khách hàng, mình phải điều tra phân loại bạn đọc, hiểu thị hiếu của bạn đọc, tìm hiểu tâm lý tiếp nhận của họ. Phải nghe phóng viên ở địa phương báo cáo tình hình để biết người địa phương đó thích những cái gì, những tin tức nào [PVS, trường hợp 2.1, nam, Trưởng Ban Thư ký tòa soạn, báo 1. Phụ lục 5, tr.222].

Như vậy có nghĩa là: Ban biên tập, từng phòng ban cụ thể đều coi trọng và đóng góp vào hoạt động nghiên cứu của tòa soạn báo, trong phạm vi điều kiện vốn có của mình. Công chúng thanh niên (CCTN) được xác định rõ là công chúng mục tiêu. Các thành viên trả lời phỏng vấn đều khẳng định một trong bốn điểm quan trọng trong mối tương tác với tờ báo: Thanh niên là đối tượng tác động, đồng thời là người thụ hưởng quan trọng nhất SPBC của các tờ báo dành cho thanh niên; thanh

niên tiếp nhận SPBC một cách tự nguyện, tự điều chỉnh, xác lập các giá trị bản thân sau khi tiếp cận và tiếp nhận SPBC, thanh niên là người góp ý, cộng tác mọi mặt với cơ quan báo chí. Việc nghiên cứu chiến lược được xem xét tới, đặc biệt là với tờ báo 2 và tờ báo 3. Ban Nghiên cứu & Phát triển ở Báo 3 ra đời, Trưởng ban đồng thời giữ vị trí Trợ lý Tổng biên tập. Điều này khẳng định tầm nhìn của Ban biên tập Báo 3 trong việc thiết lập và sử dụng bộ máy nghiên cứu chiến lược tổng thể của tờ báo.

Kết quả phỏng vấn sâu và quan sát cùng cho thấy: có sự thống nhất của các thành viên trong tòa soạn về vai trò và yêu cầu thúc đẩy hoạt động nghiên cứu công chúng trong tòa soạn. Kết quả quan sát và phân tích tài liệu tại tòa soạn về lĩnh vực nghiên cứu cũng đồng thời xác nhận độ tin cậy của các phỏng vấn sâu, cụ thể là: Các bộ phận có hoạt động nghiên cứu làm việc hàng ngày, thậm chí có thời điểm là hàng giờ, cường độ lao động cao. Không thấy không khí buồn tẻ, chán nản ở các bộ phận có nghiên cứu công chúng, nhất là Ban Bạn đọc, đường dây nóng Ban Thư ký tòa soạn, Website và Ban Nghiên cứu & phát triển.

Tuy nhiên, một điểm cần chú ý là: Trong khi vai trò, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu công chúng nói chung được nhận thức tốt, thì ý nghĩa của việc sử dụng các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực khác của tòa soạn báo chưa được đề cập cụ thể trong các phỏng vấn sâu. Việc hiểu rõ ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu sẽ thúc đẩy việc hình thành các mục tiêu nghiên cứu, các tiêu chí đánh giá và trên cơ sở đó, thúc đẩy việc hình thành kế hoạch và phương pháp nghiên cứu, cũng như tận dụng các kết quả nghiên cứu. Biểu hiện của việc chưa nhận thức rõ và đầy đủ ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu thể hiện ở chỗ: Trong 2 nhiệm vụ chính mà việc nghiên cứu ở mỗi tòa soạn báo thương hướng tới, nhiệm vụ thứ nhất: Xác định và mô tả chân dung các nhóm công chúng trong mối tương quan với tiệc tiếp cận và tiếp nhận SPBC - đã được thực hiện, còn nhóm mục đích thứ hai - nghiên cứu tác động đến từng/các nhóm công chúng của tờ báo - thì chưa được đề cập tới trong các

câu trả lời phỏng vấn sâu. Kết quả khảo sát bằng phương pháp quan sát, phân tích tài liệu cũng cho thấy điều này.

Nhận xét: Hầu như tất cả các thành viên trong Ban biên tập của cả 3 tòa soạn

báo đều hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu công chúng nói chung và nghiên cứu CCTN nói riêng. Tuy vậy, ý nghĩa của việc sử dụng các kết quả nghiên cứu công chúng chưa được quan tâm khi bàn tới lĩnh vực này. Điều đó có thể có những khó khăn để tạo ra tính chủ động, có kế hoạch trong việc thực hiện và ứng dụng các hoạt động nghiên cứu trong tòa soạn báo thuộc diện khảo sát.

Một phần của tài liệu Quan hệ công chúng của các tờ báo dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát các tờ báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ) (Trang 64 - 67)