Khái niệm năng lực cạnh tranh và cạnh tranh trong hoạt động báo chí

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 43 - 49)

nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Thường trực Uỷ ban [68].

1.2. Năng lực cạnh tranh và những yếu tố tác động đến năng lựccạnh tranh của các tạp chí ban đảng cạnh tranh của các tạp chí ban đảng

1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và cạnh tranh trong hoạt độngbáo chí báo chí

1.2.1.1. Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là một thuật ngữ cơ bản của kinh tế học, phạm trù này gắn liền với kinh tế thị trường và chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường. Có cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp, quốc gia. Tuy đã được

nghiên cứu qua một thời gian dài và trên phạm vi nhiều nước, song, cho đến nay khái niệm cạnh tranh vẫn chưa đạt tới sự thống nhất.

Vào thế kỷ XIX, Các Mác cho rằng: “Cạnh tranh có nghĩa là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế lợi ích, mục tiêu xác định” [92].

Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình” [20].

Theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Cạnh tranh là cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau [72].

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất” [66, tr.156].

Theo Từ điển Phân tích kinh tế thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình” [88].

Nhà kinh tế học người Mỹ là P.A Samuelson trong cuốn Kinh tế học cho rằng: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường” [99].

Theo R.S. Pindyck và D.L. Rubinfeld trong cuốn Kinh tế học vĩ mô thì: “Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả” [96].

Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lê nin viết: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh” [32, tr.144-145].

Các tác giả trong cuốn Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh định nghĩa: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua” [71].

Theo Ủy ban Cạnh tranh công nghiệp của Mỹ thì cạnh tranh đối với một quốc gia mà mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó.

Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2002 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là “khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội tính trên đầu người theo thời gian” [40].

Từ sự phân tích trên có thể rút ra bốn nội dung chính của khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế như sau:

Thứ nhất, cạnh tranh là sự giành giật thị trường các yếu tố đầu vào

Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là thu về lợi nhuận cao nhất

có thể.

Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng

buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh.

Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh các chủ thể có thể sử dụng nhiều

công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm, cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bán háng, cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán (chất lượng, mẫu mã, giá thành và dịch vụ tiện lợi).

Tổng hợp lại, có thể xem cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể

kinh tế trong một môi trường hàng hóa, sản phẩm cụ thể bằng việc sử dụng các biện pháp như: giảm chi phí, tăng chất lượng, quảng cáo… nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành, mẫu mã đẹp, phục vụ tiện ích để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích – đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận trong khi đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. Một doanh nghiệp được xem là có sức cạnh tranh khi nó thường xuyên đưa ra các sản phẩm thay thế, mà các sản phẩm này có mức giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng ngang bằng hay tốt hơn.

Thuật ngữ cạnh tranh, thoạt đầu được dùng trong lĩnh vực kinh tế, dần dần được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực báo chí. Tuy nhiên, do chức năng của hoạt động báo chí nên động lực, mục đích cạnh tranh của báo chí có khác với các lĩnh vực khác, chẳng hạn trong kinh tế

mục đích lợi nhuận là tối đa, còn trong báo chí, nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị, tạo đồng thuận xã hội lại là mục tiêu cao nhất. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các cơ quan báo chí với nhau, giữa các cơ quan báo chí với các trang web cá nhân, giữa báo chí trong nước với báo chí quốc tế mà ngay cả giữa các loại hình báo chí khác nhau (báo hình, báo nói, báo in, báo mạng điện tử…) Hiện nay, đã manh nha hình thành các tập đoàn truyền thông đa phương tiện, tích hợp tất cả các loại hình báo chí, đặc biệt là có sử dụng tối đa ứng dụng Internet. Trước xu thế phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, tương lai báo in được dự báo sẽ vô cùng khó khăn. Từ vị trí độc tôn trước đây, báo in sẽ phải tham gia đồng thời vào cuộc cạnh tranh với các báo khác cả về nội dung, hình thức và phương thức phát hành để thu hút mối quan tâm của độc giả nhằm giữ vững tia-ra phát hành, quảng cáo…Tham gia vào cơ chế cạnh tranh, báo chí, trong đó tạp chí các ban đảng sẽ “lớn lên” và khẳng định vị thế cũng như giá trị của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.

1.2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh

Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu nhưng đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Mô hình “kim cương” về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp do GS Michael Porter – ĐH Harvard (Hoa Kỳ) đề cập thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được lợi ích

kinh tế của mình thông qua việc đua tranh để giành những điều kiện sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa.

Theo Bộ Thương mại và công nghiệp Anh, năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả vào đúng thời điểm, đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác.

Từ điển Thuật ngữ chính sách thương mại định nghĩa năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế.

Liên hợp quốc cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực của doanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị phần của mình một cách vững chắc hay năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản phầm bền, đẹp, rẻ của doanh nghiệp.

Theo Dự án VIE 01/025 năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước [13].

Michael E.Porter, “Cha đẻ” thuyết chiến lược cạnh tranh khẳng định: Hoạch định chiến lược cạnh tranh đòi hỏi cân nhắc bốn yếu tố chủ chốt, quyết định giới hạn mà cạnh tranh có thể đạt được. Những thế mạnh và điểm yếu của công ty phản ánh những tài sản và kỹ năng của nó so với các đối thủ, bao gồm nguồn lực tài chính, vị thế công nghệ, nhận diện thương hiệu v.v. Những giá trị cá nhân của một tổ chức chính là những động lực của các nhà quản lý chủ chốt và những nhân viên khác có vai trò thực hiện chiến lược đã chọn. Những thế mạnh và điểm yếu kết hợp với những giá trị này quyết định giới hạn nội tại của doanh nghiệp về chiến lược cạnh tranh mà công ty có thể áp dụng thành công. Giới hạn bên ngoài được quyết định bởi ngành và môi

trường kinh doanh rộng hơn. Những cơ hội và thách thức trong ngành sẽ xác định môi trường cạnh tranh với những rủi ro và phần thưởng tiềm năng. Những kỳ vọng của xã hội phản ánh sự tác động của những yếu tố như chính sách của chính phủ, những quan tâm xã hội, tập tục và nhiều yếu tố khác lên công ty [97, tr.26-27]. Điều đó được thể hiện qua mô hình sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w