Phương thức phát hành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 109 - 111)

Việc mua và đọc tạp chí các ban đảng đi liền sự chi phối chung của quy luật cung - cầu và phụ thuộc vào một số yếu tố khách quan khác. Từng tạp chí mặc dù đã có nhiều cố gắng trong cải tiến, đổi mới nội dung, hình thức, nhưng nhìn nhận một cách nghiêm túc thì sự cố gắng đó chưa đáp ứng được yêu cầu bạn đọc trong thời kỳ mới; tính thời sự, tính chính luận, tính hấp dẫn. Điều đó đã quy định sự tăng chậm số lượng phát hành, nhất là trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường.

Đảng viên trong toàn đảng, dù ở bất kỳ vị trí công tác nào, mỗi đảng viên đều phải sinh hoạt ở một chi bộ. Theo số liệu thống kê hiện nay toàn đảng có hơn 57.000 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có hơn 23.000 đảng bộ cơ sở và hơn 34.000 chi bộ cơ sở, hơn 230.000 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở [26]. Trong tạp chí các ban đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng có số lượng phát hành hàng kỳ lớn nhất (64 nghìn bản). Tạp chí Tuyên giáo xuất bản 23 nghìn bản/kỳ. Tạp chí Kiểm tra 18 nghìn bản/kỳ. Tạp chí Dân vận 7 nghìn bản/kỳ.

Như vậy, mỗi tổ chức cơ sở đảng đã có 1,1 ấn phẩm tạp chí Xây dựng Đảng, 0,4 ấn phẩm Tạp chí Tuyên giáo, 0,3 ấn phẩm Tạp chí Kiểm tra, 0,1 Tạp chí Dân vận.

Mặc dù vậy, lượng phát hành trên vẫn còn hạn chế so với lượng công chúng tiềm năng và cũng phần nào chưa phản ánh đúng bản chất nhu cầu thực của công chúng. Các tạp chí chủ yếu thông qua mạng lưới của Công ty phát hành báo chí thuộc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông. Tuy phát hành qua bưu

điện, nhưng trên thực tế, các tạp chí vẫn phát hành theo “đơn đặt hàng” của các ban đảng, tới các đối tượng thuộc diện “bắt buộc mua” theo hệ thống ngành dọc, chưa phản ánh đúng thực chất nhu cầu cần thông tin và “mua” của các địa phương, đơn vị. Hình thức đặt mua ở tòa soạn tuy có, nhưng số lượng không lớn. Nhìn chung, phạm vi phát hành của tạp chí các ban đảng mới bó hẹp trong từng tỉnh, thành, chứ chưa “lên sạp” như các báo khác.

Bản thân công tác phát hành của các tạp chí ban đảng vẫn theo lề lối làm việc cũ, bị động và ít sáng tạo, ít bám sát, có chiến lược thâm nhập thị trường nên hiệu quả không cao, chủ yếu dựa vào Công ty Phát hành báo chí Trung ương. Công tác nghiên cứu về nhu cầu, tâm lý, thói quen tiếp nhận ấn phẩm các tạp chí ban đảng của độc giả để làm căn cứ khoa học cho những đổi mới, chưa được chú trọng đúng mức so với vai trò rất quan trọng của công việc này. Bởi vậy, những nội dung các tạp chí cung cấp cho độc giả phần nào vẫn mang tính chủ quan, cung cấp những gì sẵn có của bản báo, chưa cung cấp những thông tin mà độc giả thực sự cần…

Các tạp chí có điểm chung là chưa thực sự lấy bạn đọc làm thước đo tính hiệu quả của các tạp chí. Hoặc nếu có, chúng ta mới căn cứ trên những cơ sở lô-gic hình thức, lấy số lượng tạp chí phát hành ra hoặc dựa trên cơ sở cảm tính để đánh giá còn chưa có khảo sát cụ thể nếu bỏ tiền túi cá nhân ra mua tạp chí vì tạp chí bổ ích thì có bao nhiêu cán bộ, đảng viên mua hoặc trong số các tạp chí được phát hành đến các tổ chức đảng, có bao nhiêu cuốn được đọc, mỗi cuốn có bao nhiêu phần trăm thông tin được đọc, bao nhiêu phần trăm thông tin được bạn đọc cho là có ích và hấp dẫn.

Khi đã tiếp nhận ấn phẩm, thì tần suất thực đọc (đọc thường xuyên) của độc giả đối với các tạp chí ban đảng là 52,3%; đọc không đầy đủ các số, đọc lướt qua hoặc đọc rất ít, thậm chí không đọc là 47,7% (trong số đó có tới

khoảng 11% độc giả đã được được trang bị ấn phẩm nhưng đọc với tỷ lệ rất ít hoặc không đọc do bận, do ấn phẩm chưa hấp dẫn).

Hình 2.16. Tỷ lệ tần suất đọc tạp chí ban đảng của độc giả

Song dù với nguyên nhân nào, thì tỷ lệ trên cũng cho thấy sự bất cập trong công tác phát hành các tạp chí của Đảng mang tính bắt buộc mua, chưa thực chất theo nhu cầu, đồng thời cũng phản ánh tính hấp dẫn của ấn phẩm còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w