Kinh nghiệm phát huy năng lực cạnh tranh của báo, tạp chí của Đảng ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 123 - 128)

của Đảng ở Trung Quốc

Thực trạng báo, tạp chí của Đảng ở Trung Quốc

Báo, tạp chí của Đảng của Trung Quốc hiện nay cũng có những mâu thuẫn sau:

Mâu thuẫn giữa đặc tính tuyên truyền và thuộc tính tin tức của báo Đảng. Từ ngày ra đời đến nay báo Đảng luôn áp dụng nguyên tắc chung của báo chính Đảng là coi việc tuyên truyền là nhiệm vụ hàng đầu, sau đó là hướng chỉ đạo công tác. Nhưng chính bởi tính tuyên truyền và chỉ đạo công tác quá sâu sát của báo Đảng đã làm suy yếu đi tính tin tức và tính hấp dẫn độc giả, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần của nó trên thị trường.

Nhu cầu văn hóa và tin tức của độc giả không ngừng nâng cao tạo nên mâu thuẫn với phương thức truyền bá và thủ thuật truyền bá. Cùng với sự ra đời và phát triển của phát thanh, truyền hình, internet và kinh tế tri thức, với vị trí truyền thống là kênh tin tức chủ đạo của truyền thông chính báo Đảng đang gặp phải thử thách trên mọi phương diện.

Người đọc cảm thấy tính hấp dẫn kèm, không thu hút được sự chú ý của đông đảo độc giả, cách trình bày thì cũ kỹ, xa lạ đối với mọi người. Người đọc không xem và không muốn xem chức năng và thuộc tính của báo Đảng. Báo Đảng đành đứng ngoài sự cạnh tranh thị trường, không dám cạnh tranh và vô hình chung trở thành “quần chúng” của cạnh tranh báo chí. Điều này có nghĩa là đã rơi vào vòng nguy hiểm của “biên giới hóa các phương tiện thông tin đại chúng chủ đạo”.

Kinh nghiệm: Tăng cường sự hoàn chỉnh, gần gũi và khả năng gây chấn

động của báo chí mới có thể làm tăng mức độ ảnh hưởng của nó trong ngành thông tin đại chúng.

Tạo nên sự thân thiện, sự quan tâm, tin tưởng gắn bó giữa độc giả với báo Đảng.

Quan tâm đến và đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin và được biết thông tin của độc giả. Có nghĩa là phải thay đổi phương pháp đưa tin theo kiểu đứng từ trên cao nhìn xuống xưa kia, truyền bá và giao lưu với thái độ bình đẳng, ngôn từ ôn hòa và bình dân hóa. Ví dụ đối với những Hội nghị của Chính phủ hay của Đảng ủy hoặc những hoạt động của những nhà lãnh đạo nhất định phải khai thác những thông tin có liên quan đến công việc và đời sống của quần chúng nhân dân. Những chi tiết có nhiều liên quan thì tiến hành khai thác sâu hơn; nếu ít liên quan thì khai thác sơ qua. Như thế vừa bảo vệ được lợi ích của độc giả vừa thể hiện sự tôn trọng độc giả đúng mức

Quan tâm đến sự tồn tại của quần chúng nhân dân để có được bài báo phục vụ mục đích đó. Cùng với việc tuyên truyền cho đường lối chính sách, phương châm của Đảng, báo Đảng nên tập trung chú ý hơn đến cuộc sống của

nhân dân, quan tâm đến việc làm, học tập và cuộc sống của họ. Lo mối lo của dân, coi niềm vui nỗi buồn của dân làm khẩu hiệu phấn đấu. Có như vậy báo Đảng mới gần gũi với xã hội, tiếp cận được đời sống nhân dân, tiếp cận thực tế. Qua đó giành được sự tôn trọng và tin tưởng của độc giả.

Quan tâm đến đại sự, phải trực tiếp thâm nhập vào những điểm nóng, không trốn tránh mâu thuẫn, thông qua dư luận gây chấn động tâm linh con người. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu để tăng cường sức cạnh tranh, sức sống, sức thuyết phục và khả năng gây ảnh hưởng của báo Đảng. Chỉ có tiếng nói chính nghĩa mới có khả năng gây chấn động.

Đối diện với những vấn đề xã hội, hiện tượng xã hội phức tạp, báo Đảng cần phải đưa ra những ý kiến chính về mặt định hướng, sau đó đưa ra tiếng nói chính nghĩa. Chỉ có những tin tức chủ đạo mới gây chấn động nhất.

Chú trọng đăng những thông tin chính diện, những thông tin chủ đạo được nhiều độc giả quan tâm, làm cho tinh thần được sảng khoái đồng thời phản ánh chân thực toàn bộ cuộc sống và bản chất của sự viêc. Chỉ có những thông tin như thế mới có sức mạnh dẫn dắt dư luận và gây tiếng vang lớn đối với mỗi người.

Tăng cường sự hoàn chỉnh của nguồn tin, đổi mới toàn diện hơn, sâu sắc hơn và chắt lọc hơn. Trong thời đại kỹ thuật thông tin phát triển, truyền bá thông tin nhanh nhạy, phương tiện giao thông hiện đại như ngày nay, cạnh tranh đã khiến cho những hãng thông tấn phải lắng nghe để nắm bắt tin tức, khai thác thông tin dẫn đến ngày càng ít đi những hãng thông tấn độc quyền, nguồn tin độc quyền ngày càng khan hiếm đã cho thấy trong thời đại cạnh tranh hiện nay, ngành thông tấn phải đối diện với vấn đề các hãng cùng dùng chung nguồn thông tin. Khi hoàn chỉnh nguồn thông tin cần phải có tư duy mang tính sáng tạo. Phương thức tư duy luôn quyết định tầm nhìn của nhà báo. Tầm nhìn luôn là mấu chốt của sự thành công hay thất bại của tin đưa. Cần tăng cường nhận thức vấn đề. Vấn đề là khởi điểm của tư duy, vấn đề là

tiền đề của sáng tạo, là động lực của tư duy khiến ta phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề cho đến khi phát hiện vấn đề mới. Nâng cao sự hoàn chỉnh của nguồn tin cũng là vấn đề tăng cường khả năng hoạch định của thông tin [67].

Về phát hành, ở Trung Quốc, các báo, tạp chí của Đảng trước đây phụ thuộc phần lớn vào bưu điện, thì hiện nay cũng giảm rất lớn lượng phát hành qua con đường này), nhường chỗ cho cách thức phát hành qua các công ty phân phối báo chí tư nhân, các quầy bán báo lẻ, giữ vị trí chủ đạo. Chính phủ Trung Quốc đang cải cách mạnh mẽ nhằm hạn chế các cơ quan Đảng, Nhà nước dùng công quỹ nhà nước để đặt báo, buộc các báo phải tự vận động, lấy tiêu thụ qua các quầy bán báo như một kênh phát hành chính [76].

Tiểu kết chương 2

Năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban Đảng thể hiện rõ trong việc không ngừng nâng cao chất lượng, bảo đảm định hướng chính trị, tăng tính hấp dẫn, bám sát hơn nhu cầu của độc giả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ấn phẩm. Mỗi tạp chí đều thể hiện được bản sắc riêng về nội dung và hình thức, phù hợp với đối tượng, được bạn đọc, đặc biệt là cán bộ trong ngành quan tâm. Số lượng phát hành ngày càng được tăng lên. Khả năng tự chủ, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm ngày càng cao. Một số tạp chí đã vươn lên là đơn vị sự nghiệp có thu, tự quản linh hoạt về tài chính, giảm dần sự “bao cấp” của cơ quan chủ quản; từng bước đổi mới, cải thiện phương pháp làm việc, tinh giản bộ máy, hướng tới đề cao phát triển năng lực và hiệu quả; tiêu biểu như Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Tuyên giáo và gần đây là Tạp chí Kiểm tra.

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng còn nhiều hạn chế. Do đặc thù của tạp chí dẫn đến thông tin chậm, bài đăng không được nhiều; thể loại bài viết nặng sự tuân thủ theo định hướng tuyên truyền và chức năng, nhiệm vụ của ngành; cơ chế nhuận bút thiếu linh hoạt, chậm thay đổi so

với mặt bằng chung của hoạt động tài chính báo chí, làm giảm sự thu hút đội ngũ cộng tác viên tâm huyết tham gia viết bài. Ảnh hưởng của cơ chế bao cấp còn khá nặng nề, ăn sâu trong đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên các tạp chí các ban đảng. Nhận thức, quan niệm của lãnh đạo các cơ quan chủ quản về tính đặc thù của hoạt động báo chí chưa đồng đều, nên chưa có cơ chế, chính sách và quản lý phù hợp. Sự chỉ đạo của một số cơ quan chủ quản còn lỏng lẻo, chưa sát sao về quản lý, chưa cởi mở trong định hướng tuyên truyền. Các tạp chí không có bộ phận phát hành và quảng cáo chuyên nghiệp, phương thức phát hành chưa chủ động, chưa phản ánh đúng thực chất nhu cầu cần thông tin và “mua” của các cá nhân, địa phương, đơn vị.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w