Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 73 - 80)

1.3.2.1. Cơ chế quản lý báo chí

Báo chí, tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu.

Quản lý báo chí có thể phân chia thành hai cấp độ: quản lý vi mô và

quản lý vĩ mô. Quản lý vi mô là quản lý tòa soạn báo chí. Ở cấp độ này, có thể gọi là quản trị tòa soạn báo chí. Quản lý vĩ mô là quản lý nhà nước về báo chí. Quản lý báo chí ở nước ta đều phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và triệt để của Đảng. Do đó, việc nắm vững, quán triệt những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về báo chí và quản lý nhà nước về báo chí là một yêu cầu có ý nghĩa cơ bản và cấp thiết nhằm định hướng và han chế những hiệu ứng ngoài mong đợi.

Quản lý nhà nước về báo chí làm cho báo chí hoàn thành, chức năng, nhiệm vụ cuẩ mình, phát huy tối đa sức mạnh của báo chí phục vụ mục đích phát triển đất nước.

Quản lý nhà nước về báo chí nhằm bảo đảm tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân trong khuôn khổ pháp luật. Quản lý nhà nước về báo chí cũng nhằm bảo đảm cho báo chí phát huy vai trò định hướng DLXH góp phần tạo sự thống nhất tư tưởng, đồng thuận về xã hội.

Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư bổ sung, hoàn thiện quan điểm, chính sách, pháp luật, quy định về hoạt động báo chí, nhất là rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống báo chí cả nước; kiểm tra, giám sát việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của các cơ quan báo chí.

Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới nêu rõ: Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tất cả đảng viên. Trước hết là cấp ủy các cấp và đồng chí bí thư cấp uỷ. Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, với sự tham gia, đóng góp của nhân dân, trong đó lực lượng nòng cốt là đội ngũ chuyên trách làm công tác tư tưởng, lý luận, báo chí của Đảng. Phải phát huy dân chủ, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của toàn Đảng, toàn xã hội, tạo bước phát triển

mạnh mẽ trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí [101].

Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị khẳng định vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội của người làm báo, quy hoạch tổng thể báo chí, quản lý Nhà nước về báo chí phải vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. Mọi thông tin, hoạt động của báo chí phải thể hiện trách nhiệm đó.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tiếp tục khẳng định nhiệm vụ công tác tư tưởng, lý luận và báo chí đã nhấn mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, báo chí, xuất bản, nắm bắt và định hướng dư luận xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong các cơ quan báo chí; cạnh tranh báo chí phải gắn với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo chí trong việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

1.3.2.2. Sự chỉ đạo của cấp trên

Sự chỉ đạo của cấp trên đối với các tạp chí ban đảng tác động theo hai hướng: nếu cấp trên chỉ đạo sâu sát, kịp thời, tạo điều kiện thì các tạp chí hoạt động thuận lợi; nếu cấp trên chỉ đạo không kịp thời, thiếu sâu sát thì sẽ gây khó khăn, thậm chí cản trở hoạt động của báo chí.

Các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí nếu làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ thông tin, thì sẽ thúc đẩy báo chí phát triển; ngược lại nếu chỉ đạo không sát hợp và cụ thể sẽ gây khó khăn cho hoạt động báo chí, đôi khi làm cho hoạt động báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích.

Vấn đề quan trọng là nâng cao hơn nữa năng lực, trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí. Cơ quan chủ quản mạnh, nghiêm thì cơ quan báo chí khó có thể kéo dài tình trạng yếu kém, sai phạm, thậm chí trượt khỏi tôn chỉ, mục đích.

1.3.2.3. Năng lực của các cơ quan báo chí

Về bề dày phát triển, tạp chí các ban đảng đều là những cơ quan báo chí có khá nhiều năm xây dựng và trưởng thành. Trong mỗi cơ quan báo chí đều có tổ chức đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị, lãnh đạo toàn diện hoạt động, trong đó có việc lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ…Sự phối hợp giữa tổ chức đảng và chính quyền luôn được coi trọng, nhất là việc thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ chính trị của cơ quan báo chí.

Về mô hình tổ chức, tạp chí các ban đảng đang trong quá trình sắp xếp lại theo hướng xây dựng bộ máy tinh gọn, năng động, hiệu quả. Về cơ bản các tạp chí đều có: hội đồng biên tập, ban biên tập, các phòng chức năng (trị sự; công tác viên - bạn đọc; phóng viên, biên tập; chuyên đề). Tạp chí Xây dựng Đảng không thành lập hội đồng biên tập và không chia phòng. Một số tạp chí có văn phòng đại diện khu vực phía Nam và miền Trung Tây Nguyên như Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Kiểm tra, Tạp chí Tuyên giáo.

Về năng lực của đội ngũ cán bộ, với tư cách là một đầu mối trong hệ thống tổ chức các ban đảng, đồng thời là một đơn vị hoạt động báo chí, tạp chí các ban đảng có bộ máy và đội ngũ phóng viên khá độc lập và ổn định.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, phóng viên tạp chí các ban đảng dù còn thiếu, song có trình độ, chất lượng chuyên môn cao nên thuận lợi cho hoạt động tác nghiệp, là vốn nhân lực đảm bảo chất lượng cạnh tranh. Hầu hết đội ngũ cán bộ, phóng viên của tạp chí các ban đảng có trình độ lý luận cao cấp và là đảng viên nên khá am hiểu về Đảng: Tạp chí Kiểm tra 100% là đảng viên; Tạp chí Xây dựng Đảng 7 đồng chí đã qua lớp đào tạo lý luận chính trị cao cấp, 5 đồng chí trình độ lý luận chính trị trung cấp, 15/17 là đảng viên. Tạp chí Dân vận 50% có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 50% trung cấp lý luận chính trị. Tạp chí Kiểm tra 8/11 có trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc

cử nhân đã kinh qua công tác báo chí trước khi về tạp chí. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các tạp chí ban đảng đều là những người có trình độ đại học trở nên, trong đó có một số đã được đào tạo sau đại học (Tạp chí Xây dựng Đảng có 2 tiến sĩ triết học, 3 thạc sĩ báo chí, 1 thạc sĩ văn học, 1 thạc sĩ về tuyên truyền, 1 thạc sĩ về xã hội học) Tạp chí Kiểm tra 100% trình độ đại học. Tạp chí Dân vận 100% tốt nghiệp đại học, 1 đang làm nghiên cứu sinh. Tạp chí Tuyên giáo có 3 tiến sĩ, 3 thạc sĩ, 1 đang làm tiến sĩ báo chí, 1 đang học thạc sĩ báo chí). Tuy nhiên, số lượng cán bộ, phóng viên của các tạp chí đều ít hơn so với chỉ tiêu biên chế.

Về cơ chế tài chính, tới nay, mặc dù, tạp chí các ban đảng vẫn chưa có sự thống nhất về mô hình, cơ chế tài chính, song đều hoạt động theo Quy định 2226-QĐ/VPTW ngày 23/9/2008 của Văn phòng Trung ương Đảng “Quy định tạm thời về chế độ quản lý tài chính, tài sản của các tạp chí, báo trực thuộc các cơ quan đảng Trung ương” và các quyết định của cơ quan chủ quản về chế quản lý tài chính tài sản. Kinh phí hoạt động do Văn phòng Trung ương cấp và phê duyệt ngân sách hằng năm, thong qua nguồn ngân sách được cấp cho các ban đảng Trung ương và chịu sự quản lý và giám sát tài chính của các ban. Phần thu từ quảng cáo nộp ngân sách theo quy định, phần còn lại dung để hỗ trợ cho việc khai thác quảng cáo, quỹ khuyến khích nhuận bút và biên tập. Riêng Tạp chí Xây dựng Đảng từ đầu năm 2009 đến nay hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệm nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập. Tạp chí Xây dựng Đảng là đơn vị hạch toán cấp 3, đã tự bảo đảm 80% kinh phí hoạt động, ngân sách hỗ trợ 20%. Riêng Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử được ngân sách bảo đảm 100%. Ban Tổ chức Trung ương có quy định về tài chính, tài sản cho tạp chí và có Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ thực hiện.

Tạp chí Dân vận có con dấu riêng nhưng không được mở tài khoản cấp 3. Kinh phí hoạt động được hạch toán tại tài khoản của Ban Dân vận Trung ương. Tạp chí chưa tự hạch toán và do đó không có các hoạt động kinh doanh hỗ trợ, nhất là không có các hoạt động quảng cáo.

Tạp chí Tuyên giáo là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản riêng. Ngoài ngân sách được cấp, tạp chí còn có các nguồn thu từ phát hành, quảng cáo trên ấn phẩm in, điện tử, tổ chức các sự kiện và một số hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác do Ban Tuyên giáo Trung ương giao.

Tạp chí Kiểm tra từ năm 2005 trở về trước toàn bộ kinh phí của tạp chí do Văn phòng Ủy ban Kiểm tra Trung ương quản lý, mỗi năm ngân sách phải bù lỗ hàng trăm triệu đồng cho việc in ấn và xuất bản. Từ năm 2005 đến nay, Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho phép tạp chí được mở tài khoản cấp 3, hạch toán một phần khâu xuất bản và phát hành, ngân sách không còn phải bù lỗ cho khâu này. Nhờ cơ chế quản lý này tạp chí đã có điều kiện nâng cấp về nội dung, hình thức, trang trải một số khoản kinh phí phục vụ cho công tác cộng tác viên, nhuận bút, hỗ trợ quản lý, mua sắm một số trang thiết bị chuyên ngành, cải thiện đời sống cho cán bộ, công nhân viên tòa soạn. Năm 2009, sau khi có Quy định số 2226 Quy định tạm thời về quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của các báo, tạp chí của Đảng, Tạp chí Kiểm tra vẫn thực hiện tự hạch toán một phần trong khâu xuất bản, chưa phải cơ quan độc lập nên cũng khó khăn cho việc chủ động, sáng tạo.

Tiểu kết chương 1

Tạp chí các ban đảng nằm trong hệ thống tạp chí khoa học chuyên ngành lý luận. Mặc dù vừa chịu sự tác động của cơ chế thị trường, vừa chịu sự tác động của cơ chế bao cấp, song tạp chí các ban đảng đã từng bước đoạn tuyệt với cơ chế bao cấp, sớm tham gia vào cơ chế cạnh tranh và đã có những

dấu hiệu đáng mừng. Tạp chí các ban đảng cũng như các tờ báo, tạp chí khác, một khi tham gia vào cạnh tranh cũng đều tôn trọng những qui luật của cơ chế thị trường: cạnh tranh, giá trị và cung cầu, đồng thời thực hiện nghiêm túc nhưng tiêu chí về cạnh tranh: Nội dung thông tin, cách thức thể hiện, phương thức phát hành, tương tác với công chúng, thu hút quảng cáo.

Tất nhiên khi tham gia vào cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh, cũng như các báo và tạp chí khác, tạp chí các ban đảng cũng chịu tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan: sự phát triển của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa sâu rộng, cơ chế thị trường, xu hướng hội tụ của truyền thông, trình độ dân trí ngày càng cao, yêu cầu cao của công chúng, sự phát triển nhanh của báo chí, cơ chế quản lý báo chí, sự chỉ đạo của cấp trên, năng lực của các cơ quan báo chí và năng lực của đội ngũ cán bộ báo chí.

Trong điều kiện mới, phát triển kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc hoạch toán kinh doanh của tạp chí các ban đảng cũng là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đây vừa là cơ chế thẩm định năng lực phát triển của tạp chí, mà hơn thế nữa còn là sự thừa nhận của công chúng. Trong cuộc cạnh tranh báo chí, sản phẩm báo chí làm ra là để đáp ứng nhu cầu của công chúng, công chúng ủng hộ cũng là một tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của tạp chí. Một khi báo chí được thị trường chấp nhận, lượng phát hành tăng, điều đó cũng đồng nghĩa với lợi nhuận tăng, hiệu quả xã hội, kinh tế tăng – một minh chứng cho năng lực canh tranh của báo, tạp chí trong đó có tạp chí các ban đảng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w