Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho tạp chí

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 169 - 179)

sở vật chất cho tạp chí

3.3.5.1. Cơ chế, chính sách trong tiếp cận thông tin

Hiện nay, việc cung cấp thông tin cho báo chí thực hiện theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg, ngày 28-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Song quá trình thực hiện cho thấy Quy chế trên có nhiều bất cập, việc đùn đẩy trách nhiệm

phát ngôn cho người phát ngôn khiến thông tin thiếu chất lượng, sự chủ động của cơ quan báo chí hạn chế, chế tài xử phạt không rõ ràng.

Các tạp chí cần đề xuất với ban chủ quản xây dựng và ban hành quy định về cung cấp thông tin (người phát ngôn) cho báo chí. Qua thực hiện quy chế mà có được những thông tin chính thống, trong đó có cả những nội dung nhạy cảm thuộc Ngành mà dư luận xã hội đang quan tâm...

Xây dựng cơ chế trao đổi, hợp tác với báo trong nước và quốc tế.

Xây dựng cơ chế để các vụ, trang web nội bộ của các ban đảng phối hợp nghiên cứu, cung cấp thông tin, sử dụng tạp chí, góp phần cùng cơ quan tạp chí đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn công tác xây dựng đảng, nâng cao chất lượng, tính hấp dẫn.

Những quy định về việc các tổ chức cơ sở đảng cung cấp thông tin cho hệ thống báo chí của Đảng vẫn còn thiếu hoặc bất cập do tính ràng buộc trách nhiệm chưa cao, nên rất cần được thể chế hóa thành những quy chế mang tính pháp lý. Các tổ chức đảng cũng cần phải thường xuyên cung cấp thông tin cho báo chí. Ngoài việc thông tin những mặt tốt cũng cần phải cung cấp những điểm còn hạn chế để báo chí kịp thời phản ánh trung thực, khách quan. Chúng ta cần phải vừa khẳng định được thành tựu nhưng cũng cần dũng cảm chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm thì tổ chức đảng sẽ mạnh lên, tạo niềm tin cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

3.25.2. Cơ chế tài chính

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các tạp chí phải hoạt động độc lập, hiệu quả do đó cần tạo điều kiện để mỗi tạp chí của từng ban đảng có con dấu, tài khoản, hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân. Khắc phục tình trạng hiện nay một số tạp chí không có con dấu, mọi vấn đề liên quan đến tài chính phải thông qua tài khoản của cơ quan, dẫn đến tình trạng khó khăn trong triển khai nhiệm vụ.

Cần có cơ chế, chính sách chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhà báo trong cơ quan đảng, trong tạp chí các ban đảng .

Những bất cập về tài chính, nhất là quỹ nhuận bút còn thấp, chưa có chế độ tài chính cụ thể ở mức độ tương xứng để thu hút cộng tác viên có chất lượng, chính là khó khăn lớn làm hạn chế hiệu quả hoạt động của ấn phẩm. Chưa kể, nguồn kinh phí hoạt động hằng năm còn hạn hẹp, những bất cập khác về chế độ thu nhập, đãi ngộ còn thấp là một rào cản thu hút các nguồn lực, nhất là nguồn lực chất lượng. Thực trạng đó đòi hỏi một cơ chế tài chính thông thoáng hơn, để các tạp chí ban đảng chủ động trong sử dụng nguồn tài chính.

Cần xây dựng chế độ nhuận bút thích hợp, có thể chưa ngang bằng với mức nhuận bút hiện nay của các báo, tạp chí bên ngoài, nhưng cũng đạt mức tương đối, không quá thấp so với mặt bằng chung, để thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học… cộng tác “dài hơi” với các tạp chí. Người ta ngại viết cho tạp chí vì phải đầu tư thời gian để tìm hiểu thực tế, khái quát vấn đề, rút ra kinh nghiệm và tổng kết lý luận. Bài viết thường khô khan, không được quảng bá rộng rãi, nhuận bút không tương xứng. Không ít cộng tác viên viết vì tình, vì trách nhiệm bạn bè, đồng nghiệp chứ không phải viết vì cảm hứng và mục đích kinh tế. Nhiều khi người đặt bài được đón cái tình, cái trách nhiệm đó cứ lặp đi, lặp lại nhiều lần cũng thấy ngại ngùng nhưng vì công việc mà cứ phải đặt vấn đề để có bài đăng. Thế nhưng, theo thời gian, cứ lấy cái tình, cái trách nhiệm đó ra để thay thế việc chi phí thù lao không tương xứng cũng không thể bền vững lâu dài. Thị trường không loại trừ ai, nhất là đối với người cầm bút phải vắt chất xám ra để có chữ, có bài. Trước mắt, nghiên cứu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng vận dụng linh hoạt các nguồn thu của cơ quan tạp chí để bổ sung quỹ thưởng.

Ngoài việc coi trọng “đòn bẩy” vật chất, cần quan tâm thích đáng chính sách động viên tinh thần: Bố trí cán bộ phù hợp năng lực, trình độ; khen thưởng kịp thời, xử phạt nghiêm minh; lắng nghe ý kiến của cán bộ, phóng viên, tiếp thu phê bình xây dựng của cộng tác viên; tổ chức các hoạt động tham quan, nghỉ mát tạo không khí thoải mái, phấn khởi cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên; thường xuyên liên hệ, chia sẻ với cộng tác viên về công việc và cuộc sống…

3.2.5.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

Hiện đại hóa trang thiết bị là giải pháp về mặt cơ sở vật chất, công nghệ nhằm trực tiếp nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tăng cường năng lực cạnh tranh… đáp ứng nhanh yêu cầu bạn đọc, hấp dẫn khách hàng của loại hàng hóa đặc biệt trong một xã hội đòi hỏi thông tin luôn đổi mới.

Về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ tác nghiệp, việc hiện đại hóa cơ sở vật chất nói chung của cơ quan là yêu cầu bắt buộc, trong điều kiện phát triển của báo chí hiện đại và sự nâng cấp về điều kiện làm việc của các cơ quan báo chí khác. Các biên tập viên đồng thời là phóng viên trực tiếp tác nghiệp báo chí cần được trang bị các phương tiện làm việc, như máy tính xách tay, máy ghi âm, máy ảnh chất lượng cao ...

Hằng năm rà soát các phương tiện nghiệp vụ, thiết bị, nắm bắt thông tin về tiến bộ của khoa học - công nghệ để có những đề xuất đổi mới, thay thế thiết bị, phương tiện nghiệp vụ phù hợp với nguồn tài chính và yêu cầu công việc. Trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại hơn để có thể có thể cài đặt các chương trình chuyên dùng, phục vụ trình bày, duyệt maket trên máy.

Thành lập văn phòng đại diện ở các khu vực, bổ sung phóng viên để tuyên truyền cho khu vực.

Có tạp chí điện tử phát hành trên mạng internet để có thể đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh nhạy, kịp thời, phong phú, sinh động cả trong nước, ngoài

nước. Cần chú trọng tiến hành cải tiến, thay đổi giao diện; xây dựng và hoàn thiện các ứng dụng video, album ảnh, quan tâm đến việc tăng cường tính tương tác tòa soạn – bạn đọc, chú ý cách trình bày các mục phản hồi, thăm dò ý kiến bạn đọc sao cho dễ dàng nhất, thuận tiện nhất… góp phần tận dụng tốt một số ưu thế riêng của loại hình báo mạng điện tử, song song cùng với tạp chí in nâng cao năng lực cạnh tranh của tạp chí.

Tạp chí các ban đảng là cơ quan báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị là chính. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP là tất yếu, song tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi tạp chí mà áp dụng mức độ giao phù hợp, có thể thực hiện được, tạo điều kiện thuận lợi cho các tạp chí hoạt động, tạo sự yên tâm, phấn khởi công tác cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên.

Tiểu kết chương 3

Quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, mạng xã hội và các loại hình truyền thông trên internet đem đến thông tin đa dạng, nhiều chiều tạo áp lực đòi hỏi tạp chí các ban đảng phải đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh thích ứng với cơ chế thị trường; các tạp chí ban đảng có xu hướng bị các báo, tạp chí khác chèn ép cả trong lĩnh vực phát hành. Xu hướng đổi mới của công tác lý luận đòi hỏi tạp chí các ban đảng cũng phải đổi mới…

Năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng đòi hỏi các tạp chí phải tự đổi mới mình đủ tầm đảm đương nhiệm vụ vừa là cơ quan ngôn luận của các cơ quan Trung ương vừa là cơ quan báo chí truyền thông của Đảng, góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, định hướng thông tin, dư luận xã hội và hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng. Tạp chí các ban đảng phải không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp, tính chiến đấu, tính khoa học, tính hiện đại và luôn hấp dẫn công chúng.

Để đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thời gian tới, tạp chí các ban đảng cần thực hiện tốt, đồng bộ 5 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp về nhận thức; nhóm giải pháp về lãnh đạo, quản lý; nhóm giải pháp về nghiệp vụ; nhóm giải pháp về nhân lực; nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trong đó nhóm giải pháp về nhận thức và nhân lực có tính đột phá.

Một khi hệ thống các giải pháp được thực hiện tốt, một hệ quả tất yếu là diện mạo, chất lượng của tạp chí các ban đảng sẽ đổi thay theo chiều hướng tích cực, thực sự là tạp chí của Đảng, tạp chí của công chúng vừa làm tốt chức năng định hướng vửa làm tốt chức năng nghiệp vụ công tác đảng. Và khi đó tính hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng sẽ khẳng định vị thế của mình trong xã hội thông tin đa chiều, giàu bản sắc.

KẾT LUẬN

Thời đại ngày nay, cũng như các loại hình báo chí khác, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng là một tất yêu khách quan. Nếu như trước đây, yêu cầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh đối với tạp chí các ban đảng còn là mới mẻ thì nay là cấp bách, bắt buộc. Điều đó đòi hỏi tạp chí các ban đảng phải kiên quyết đoạn tuyệt với tư tưởng bao cấp xin cho, dũng cảm, mạnh bước vào sân chơi truyền thông bình đẳng với đầy đủ ý nghĩa của nó. Rằng, tham gia vào môi trường cạnh tranh vấn đề đặt ra đối với tạp chí các ban đảng là không chỉ bằng mọi giá thu hút đông đảo độc giả, mà hơn thế nữa phải giữ vững được tôn chỉ, mục đích và phát huy được chức năng định hướng chính trị, chức năng nghiệp vụ công tác đảng, thực hiện hạch toán kinh doanh có lãi.

Tạp chí các ban đảng ở Trung ương, thuộc hệ thống tạp chí khoa học chuyên ngành lý luận, bộ phận quan trọng của hệ thống báo chí nước ta hiện nay. Một trong những đặc trưng cơ bản, nổi trội của các tạp chí là đảm bảo chức năng tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng và toàn xã hội, đồng thời tham gia vào công tác tổng kết, phát triển lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, trực tiếp là tổng kết, phát triển lý luận về công tác đảng.

Thời gian vừa qua, cùng với sự chuyển mình của cả hệ thống báo Đảng trước những yêu cầu đòi hỏi của công chúng, tạp chí các ban đảng đã có nhiều cải tiến, nâng cao chất lượng thông tin, đổi mới diện mạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Điều đó cũng có nghĩa là từng bước tạp chí các ban đảng đã thoát khỏi cơ chế bao cấp, chủ động, tích cực hội nhập có hiệu quả vào cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng, quyết liệt, luôn kiên định mục tiêu tôn chỉ của tạp chí; đảng viên và các tổ chức đảng đã

tìm thấy ở các tạp chí người bạn, người hướng dẫn công tác, nghiệp vụ trên mọi mặt.

Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Luận án đã khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng: Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Dân vận, Tạp chí Tuyên giáo, Tạp chí Kiểm tra. Về cơ bản tạp chí các ban đảng đã đáp ứng được yêu cầu và có những đổi mới sáng tạo cả về nội dung thông tin, hình thức thể hiện, quan hệ tương tác công chúng, phương thức phát hành và hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên trước sự đổi thay nhanh chóng của tình hình và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng cũng bộc lộ những bất cập: bất cập về khả năng cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, do tính hạn chế cố hữu thưa kỳ của tạp chí; bất cập về yêu cầu nâng cao số lượng, chất lượng nguồn dân lực do hạn chế về biên chế quá eo hẹp; bất cập về chế độ tài chính nghiêm ngặt, hạn chế; bất cập về qui định quảng cáo thiếu thông thoáng…

Để vượt qua khó khăn, thách thức, không ngừng vươn lên tự khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, không có con đường nào khác, tạp chí các ban đảng cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng cao, hình thức đẹp, giá thành hạ, phục vụ tiện lợi và có ý nghĩa thiết thực trong công tác đảng. Đây vừa là yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng vừa là đòi hỏi chính đáng của cuộc sống thời kinh tế thị trường, đổi mới và hội nhập quốc tế.

Đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, tự khẳng định mình vừa là áp lực, vừa là động lực đối với tạp chí các ban đảng. Để vượt qua thách thức, chớp thời cơ giành thắng lợi trong môi trường cạnh tranh, đòi hỏi tạp chí các ban đảng phải thực hiện có kết quả những nhóm giải pháp: nhóm giải pháp về nhận thức; về lãnh đạo, quản lý; về nghiệp vụ; về nhân lực; về cơ chế, chính

sách, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trong đó nhóm giải pháp về nhận thức và nhân lực có tính đột phá và giải pháp lấy độc giả làm trung tâm là có tính nguyên tắc. Thước đo năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng là thước đo từ công chúng báo chí.

Trong điều kiện bùng nổ và cạnh tranh gay gắt về thông tin, về độc giả năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng cũng cần phải khẳng định nguyên tắc kiên trì với tôn chỉ, mục đích, không thương mại hóa những tôn trọng qui luật của cơ chế thị trường: cạnh tranh, giá trị, cung cầu.

Để tạp chí các ban đảng có cơ hội thực hiện tốt những giải pháp không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, xin nêu một số kiến nghị:

- Kiến nghị với Ban Tuyên giáo Trung ương cần sớm xây dựng, ban hành những qui chuẩn chung về tạp chí các ban đảng để tạp chí các ban đảng thực sự là cơ quan báo chí chuyên nghiệp, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật giữ vững tôn chỉ, mục đích là định hướng và hướng dẫn công tác đảng, đồng thời là tờ tạp chí của công chúng.

- Kiến nghị đối với các ban của Đảng, cơ quan chủ quan của các tạp chí cần đổi mới phương thức chỉ đạo đối với các tạp chí và hoạt động của các tạp chí theo hướng tăng tính chủ động, sáng tạo của các tạp chí hoạt động theo pháp luật, nghĩa là từng bước chuyển từ chỉ đạo theo nghị quyết sang quản lý theo pháp luật để báo chí ngày càng nâng cao tính chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội, hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, bảo đảm có lãi.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 169 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w