BỐI CẢNH BẠO LỰC GIỚI VÀ ĐỔ LỖI CHO NẠN NHÂN

Một phần của tài liệu Bao-cao-nghien-cuu_Phia-sau-ngon-tu (Trang 28 - 31)

2.1. Định nghĩa chung

Mục 2.1 giải thích ý nghĩa và phạm vi của một số thuật ngữ được sử dụng trong nghiên cứu này. Định nghĩa về các loại hình bạo lực được trích trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Những loại hình không có định nghĩa cụ thể trong hệ thống văn bản pháp luật được lấy từ các báo cáo, nghiên cứu và Công ước khác. Cụ thể:

Giới tính (Sex): đề cập sự khác biệt về mặt sinh học và sinh lý giữa nam và nữ. Thuật ngữ này không phải lúc nào cũng có thể xác định giới tính dọc theo sự phân biệt rõ ràng nam - nữ, ví dụ: những người liên giới tính (CEDAW GR 28, 2010; MWIA, 2002).

Giới (Gender): đề cập thuộc tính và vai trò trong cấu trúc xã hội dành cho phụ nữ và nam giới, ý nghĩa xã hội và văn hóa gắn liền với sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới dẫn đến mối quan hệ phân cấp giữa nam và nữ, sự phân phối không đều giữa quyền lực và quyền trong đó có sự thiên vị cho nam giới và bất lợi cho phụ nữ (UNFPA và WAVE, 2014).

Bạo lực trên cơ sở giới: là bạo lực nhằm vào một người trên cơ sở đối xử phân biệt giới hoặc giới tính. Nó bao gồm các hành động gây tác hại hoặc gây đau đớn về thể xác, tinh thần hay tình dục, gồm cả sự đe dọa

thực hiện những hành vi này, sự cưỡng bức và tước đoạt tự do dưới các hình thức khác nhau. Mặc dù phụ nữ, nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể trở thành nạn nhân của BLG, phụ nữ và trẻ em gái thường là nạn nhân chủ yếu (UNHCR, 2003).

Bạo lực gia đình: Điều 3 Công ước Istanbul (Istanbul Convention and Explanatory Report, 2011) định nghĩa Bạo lực gia đình là tất cả các hành động bạo lực thể xác, tình dục, tâm lý và kinh tế trong gia đình hoặc hoặc giữa vợ/chồng hoặc các cặp đôi, bất kể thủ phạm có cùng chung sống với nạn nhân hay không. Hai dạng chính của bạo lực gia đình là bạo lực do bạn tình gây ra và bạo lực liên thế hệ (inter-generational violence) thường xảy ra giữa bố mẹ và con cái. Theo Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình1. Nghiên cứu này xem xét bạo lực gia đình dựa trên cơ sở giới, chủ yếu là loại hình bạo lực do bạn tình gây ra.

Bạo lực trong quá trình hẹn hò: là việc gây ra hoặc đe dọa gây ra hành vi bạo lực bởi một bên trong một cặp đôi đang trong thời gian tìm hiểu và chưa kết hôn đối với bên còn lại. Một trường hợp khác là khi một bên thể hiện quyền lực và sự kiểm soát đối với bên kia thông qua xâm hại/bạo lực. Sự xâm hại và bạo lực này bao gồm rất nhiều dạng: xâm hại tình dục, quấy rối tình dục, đe dọa, bạo lực thể xác, bạo lực cảm xúc, ngôn từ, tâm lý, tổn hại về mặt xã hội và đeo bám (Benokraitis và Feagins, 1995 trích trong Ychange, 2017). Hình thức bạo lực này chưa có định nghĩa trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam.

Xâm hại tình dục trẻ em: Điều 4 Luật Trẻ em 20162 định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp       

1 Việt Nam, Quốc Hội, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Số: 02/2007/QH12, ngày 21/11/2007: Điều 1. 21/11/2007: Điều 1.

Bối cảnh bạo lực giới và đổ lỗi cho nạn nhân dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”.

Quấy rối tình dục: Ủy ban Cơ hội việc làm bình đẳng (Equal Employment Opportunity Commission) định nghĩa Quấy rối tình dục là những đề nghị, yêu cầu thể hiện mong muốn tình dục và những lời nói hoặc hành động thể xác có bản chất tình dục mà không được đón nhận. Hành vi không được đón nhận (unwelcome behavior) ở đây không có nghĩa là không tình nguyện. Một hành vi được coi là không được đón nhận ngay cả khi nạn nhân có thể đồng thuận hoặc đồng ý và chủ động tham gia. MacKinnon (1979) cho rằng Quấy rối tình dục nói đến việc áp đặt những yêu cầu tình dục không mong muốn, trong bối cảnh một mối quan hệ bất bình đẳng về quyền lực. Định nghĩa của MacKinnon nhấn mạnh vào việc sử dụng quyền lực để yêu cầu tình dục. “Quấy rối tình dục” lần đầu tiên được đề cập trong pháp luật lao động Việt Nam tại Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 nhưng chưa có định nghĩa cụ thể.

Hiếp dâm: Điều 141 Bộ luật Hình sự 20153 quy định các hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân” là phạm tội hiếp dâm.

Cưỡng dâm: Điều 143 Bộ Luật hình sự 20154 qui định cưỡng dâm là “dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”.

      

3 Việt Nam, Quốc Hội, Bộ luật Hình sự, Số: 100/2015/QH13, ngày 27/11/2015: Điều 141. 141.

4 Việt Nam, Quốc Hội, Bộ luật Hình sự, Số: 100/2015/QH13, ngày 27/11/2015: Điều 143. 143.

Một phần của tài liệu Bao-cao-nghien-cuu_Phia-sau-ngon-tu (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)