Nhu cầu và đề xuất của nạn nhân

Một phần của tài liệu Bao-cao-nghien-cuu_Phia-sau-ngon-tu (Trang 81 - 84)

Mặc dù những ảnh hưởng về tinh thần kéo dài suốt nhiều năm, nhưng hầu hết các nạn nhân đều chọn cách im lặng do nhiều rào cản đến từ quan niệm xã hội về giới, sự thờ ơ của gia đình và những người xung quanh, sự trả thù, v.v... Trong hầu hết các câu chuyện, nạn nhân thể hiện một số nhu cầu được chia sẻ, mong muốn được “nói ra” câu chuyện của mình như: “mình không biết phải tâm sự với ai về chuyện này. Mình lên đây để nói ra cho nhẹ người”, “cần được chia sẻ và nói ra cái bí mật khốn nạn này” hay “chỉ muốn chia sẻ lên đây cho bản thân bớt phải suy nghĩ”. Thêm vào đó, các nạn nhân, đặc biệt là những người bị quấy rối tình dục ở mức độ nặng và lặp lại nhiều lần cần được “cho lời khuyên”, tư vấn để chấm dứt hành vi xâm hại tình dục hoặc vượt qua những ám ảnh từ việc bị BLG. Các nạn nhân này cho biết: “em chia tay nó rồi, nhưng em giờ bị ám ảnh tâm lí. Làm ơn cứu em, thậm chí ngủ em cũng mơ thấy nữa”, “em phải làm gì để xóa cái ký ức kinh hoàng này ạ, phải làm gì mới có thể sống một cách thoải mái mà không còn sợ cái ký ức cứ đến bất chợt vậy ạ”, hay “ai đó đọc được cfs [confession] này xin hãy cho mình xin lời khuyên, mình hơi hoảng khi kể chuyện này trực tiếp cho bác sĩ tâm lý vì ánh mắt họ nhìn chằm chằm vào mình như muốn lột trần mình ra vậy”.

Bên cạnh thể hiện nhu cầu được chia sẻ, tư vấn và cho lời khuyên, các nạn nhân cũng đưa ra một số đề xuất nhằm ngăn chặn các hành vi

Nạn nhân nói về bạo lực giới xâm hại tình dục như giáo dục giới tính cho trẻ em cả nam và nữ; các gia đình cần quan tâm đến con cái hơn, có cơ chế bảo vệ và nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân, nạn nhân không được bi quan mà phải lên tiếng tố giác hung thủ; hay mong muốn những người chứng kiến, người được kể đừng xa lánh nạn nhân. Nhiều nạn nhân đề cập việc các thủ phạm trong độ tuổi là học sinh, sinh viên, đặc biệt là độ tuổi từ 12-18 tuổi thường “tò mò”, và không kiểm soát được hành vi của mình. Trong khi các nạn nhân nữ, đặc biệt ở độ tuổi dưới 12 tuổi thường “không hiểu chuyện gì” hay không được giáo dục giới tính nên không ý thức được việc mình bị xâm hại. Nguyên nhân sâu xa của “hiện tượng” đó được các nạn nhân cho biết do “đã 20 năm trôi qua, nhưng tư tưởng cố hữu và sự giáo dục quá có vấn đề của bậc làm cha mẹ ở VN [Việt Nam] đến tận bây giờ vẫn như vậy”, “những biến đổi trong cơ thể lẫn tâm lý của tuổi dậy thì tôi không có ai dạy dỗ hay tâm sự”. Do đó, các nạn nhân đề xuất gia đình và nhà trường nên giáo dục giới tính cho trẻ em từ khi còn nhỏ như “em thực sự ủng hộ việc dạy cho trẻ từ nhỏ về giới tính, dạy cho trẻ bảo vệ bản thân mình, để không có nhiều đứa trẻ phải chịu cảnh như em”, “cả những bé trai, các bạn hãy dạy dỗ tụi nó ngay từ những ngày còn nhỏ, đừng để bước vô độ tuổi dậy thì mới bắt đầu. Lúc đã bắt đầu biết rồi tụi nó thành quỷ ma rồi, có nói cũng chẳng nghe các bạn ạ.”

Các nạn nhân cũng thể hiện nhu cầu và đề xuất đến các gia đình cần quan tâm đến con cái của mình và dạy chúng cách để tự bảo vệ bản thân mình. Nhiều gia đình “mải mưu sinh” hay “chủ quan” để con cái họ bị xâm hại tình dục bởi chính những người họ tin cậy. Nhiều gia đình lại thờ ơ, coi đó là “chuyện trẻ con” hoặc im lặng khi con của họ chia sẻ việc chúng bị xâm hại tình dục làm nạn nhân càng bị tổn thương hơn. Do đó, nạn nhân đề xuất “chỉ mong các bạn nên cảnh giác, những bạn có em gái nhỏ hoặc em trai nhỏ, nên dạy chúng cách bảo vệ bản thân, để chúng k [không] bị rơi vào hoàn cảnh của mình”, “nếu mai sau tôi có con nhỏ tôi sẽ dạy nó về việc bảo vệ bản thân. Các phụ huynh đều chung 1 [một] suy nghĩ là các con còn nhỏ cần phải tận hưởng sự ngây thơ nhưng sẽ làm hại đến bản thân các bé vào 1 [một] thời điểm nào đó khi lớn lên

nghĩ lại hóa ra rằng mình bị lợi dụng, mình bị lạm dụng, mình bị quấy rối từ bao giờ rồi”, hay “tôi hi vọng các bậc phụ huynh đừng chủ quan để rồi biến con em mình là nạn nhân như tôi. Trẻ em có thể lạc quan nhưng những tổn thương về tinh thần và thể xác của những đứa trẻ thì sẽ hằn sâu đến cuối đời”. Nhiều nạn nhân và những “tác giả” là những người chứng kiến các hành vi xâm hại tình dục cũng đề xuất các nạn nhân phải mạnh mẽ “lên tiếng” hoặc “đứng lên và đánh chúng nó” hay “cần phải mạnh mẽ hơn nữa, vượt qua nỗi sợ ấy và sống một cuộc sống hạnh phúc mà bản thân đáng được có”. Những người chứng kiến hoặc được nghe kể về những vụ xâm hại tình dục hãy “đừng xa lánh mà cho họ mượn 1 [một] bờ vai”.

Câu chuyện của nạn nhân cho thấy một bức tranh khác về BLG ít khi xuất hiện trên báo chí. Hầu hết các vụ việc xảy ra chính trong những mối quan hệ thân thuộc nhất như người thân và bạn bè, ở thời điểm nạn nhân nhỏ tuổi, chưa có nhiều hiểu biết về vấn đề giới tính. Nếu như các vụ việc trên báo chí đã hoặc đang trong quá trình điều tra - xử án, thì đa phần nạn nhân trên S.O.S lần đầu tiên cất giọng nói ra câu chuyện của chính mình. Bức tranh BLG, qua lời kể của nạn nhân, nhuốm màu ám ảnh với những vết thương tâm lý chưa lành vì không được chia sẻ.

Thông qua cách nạn nhân gọi tên thủ phạm, cách nạn nhân và gia đình đối phó với sự việc, xâm hại tình dục vẫn chưa được nhìn nhận đúng bản chất và

vẫn được xem là những việc nhạy cảm, riêng tư. Phần lớn các nạn nhân trực

hoặc gián tiếp đổ lỗi cho mình. Bên cạnh đó, các nạn nhân cũng gặp nhiều rào

cản để lên tiếng tố cáo hành vi BLG. Quan niệm màng trinh đã hàng hóa hóa

người phụ nữ và ngăn cản nạn nhân lên tiếng để giữ thể diện của bản thân và gia đình. Sự bình thường hóa các hành vi “trêu hoa ghẹo nguyệt” trong văn hóa khiến cho những người chứng kiến, những người trong gia đình nạn nhân thờ ơ với các hành vi quấy rối tình dục và coi chúng là những việc “đùa cợt”. Những nạn nhân nam cũng gặp phải những thách thức đến từ định kiến về “phái mạnh”. Các nạn nhân mong muốn được “chia sẻ cho nhẹ lòng”, được tư vấn và được thông cảm. Việc tự trách bản thân, sự xấu hổ và im lặng không lên tiếng cũng như những nhu cầu của các nạn nhân đã phản ánh và củng cố sự tồn tại mang tính cấu trúc xã hội của đổ lỗi cho nạn nhân.

Một phần của tài liệu Bao-cao-nghien-cuu_Phia-sau-ngon-tu (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)