BLG thường liên quan đến một mạng lưới các bất bình đẳng về thái độ, về cấu trúc xã hội và mang tính hệ thống. Chúng thường liên quan đến địa vị thấp kém hơn của người phụ nữ trong mối quan hệ với đàn ông trong xã hội (Krantz và Garcia-Moreno, 2005; Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc, 2010). Hiện nay, nhiều nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết mô hình lồng ghép các yếu tố nguy cơ ở cấp độ cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội để hiểu được mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố dẫn đến BLG thể hiện trong Hình 2.1 (Heise và cộng sự, 1999; Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc, 2010; WHO, 2002).
Bối cảnh bạo lực giới và đổ lỗi cho nạn nhân
Hình 2.1: Mô hình lồng ghép các yếu tố liên quan tới bạo lực giới (Heise và cộng sự, 1999)
+ Cấp độ cá nhân gồm những đặc tính mang tính cá nhân có thể tác động đến hành vi của các cá nhân, làm tăng khả năng có những hành vi hung hãn đối với người khác;
+ Cấp độ gia đình đề cập những yếu tố ảnh hưởng trong phạm vi các mối quan hệ xã hội gần gũi đối với các nạn nhân của BLG như trường học, nơi làm việc và hàng xóm láng giềng;
+ Cấp độ cộng đồng bao gồm các yếu tố như tình trạng bị cô lập và thiếu trợ giúp xã hội, đặc biệt đối với các đối tượng là phụ nữ và trẻ em, những nhóm người chấp nhận và hợp thức hóa hành vi bạo lực giới, v.v... Đây là những yếu tố được dự báo dẫn đến tỷ lệ BLG cao;
+ Cấp độ xã hội đề cập các nguyên nhân liên quan tới cấu trúc xã hội, luật pháp, chính sách, chuẩn mực văn hóa và thái độ làm tăng thêm tình trạng BLG trong xã hội.
2.3. Đổ lỗi cho nạn nhân của bạo lực giới
Đổ lỗi cho nạn nhân (victim blaming) là hiện tượng khi nạn nhân của một vụ án hoặc nạn nhân của những hành động phạm tội, sai trái nào đó bị đổ lỗi và phải chịu hoàn toàn hoặc một phần trách nhiệm cho
Cá nhân Gia đình Cộng đồng Xã hội
những gì xảy ra với họ. Đổ lỗi cho nạn nhân thường xảy ra nhiều với nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục. Hiện tượng này xảy ra ít hơn trong các loại hình tội phạm khác như trộm, cướp, v.v… (It’s on Us, 2017; Cherry, 2018). Nó trở thành một phản ứng, tư tưởng của dư luận khi thấy những điều sai trái và những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật. Khi một phụ nữ trở thành nạn nhân của một hành động quấy rối hay bạo hành, rất nhiều lời biện bạch thường được đưa ra mang tính chất đổ lỗi cho nạn nhân như tại sao phụ nữ lại đi ra đường vào buổi tối muộn, ăn mặc “hở hang”, hay không có thái độ hợp tác hoặc nghe lời chồng hơn. Hoặc khi người đàn ông là nạn nhân, họ bị quy kết rằng họ là “phái mạnh” mà tại sao lại không chiến đấu lại. Khi bất kỳ một hành vi bạo lực xảy ra, dù là với điều kiện hay hoàn cảnh như thế nào, thì thủ phạm đều là người có lỗi và phải bị pháp luật trừng trị; nạn nhân cần được ủng hộ và bảo vệ khỏi tâm điểm của những lời chỉ trích và xúc phạm. Song với một số người, nạn nhân lại là người phải trả giá cho những việc “thiếu hiểu biết”, hành động “sai trái” hay thái độ cả tin của mình (Bowen, 2017; Cherry, 2018; Van der Bruggen và Grubb, 2014).
Khi một cá nhân đổ lỗi cho nạn nhân của BLG, cá nhân đó đang cố gắng tránh xa hành vi bạo lực để khiến họ cảm thấy an toàn. Những hành vi bạo lực và tội phạm có thể thay đổi cách con người nhìn nhận thế giới, biến thế giới từ một nơi an toàn thành một nơi nguy hiểm. Nghiên cứu của Bhanot and Senn (2007) chỉ ra rằng cấu trúc văn hóa-xã hội có ảnh hưởng đến BLG thông qua việc duy trì và chia sẻ những niềm tin, giá trị và những miệt thị không chỉ liên quan đến BLG nói riêng mà còn cả hệ thống xã hội và mối quan hệ giữa nam và nữ. Garcia và Lila (2009) cho rằng thái độ, quan điểm về BLG đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu cách con người phản ứng và cư xử đối với nạn nhân và thủ phạm của các hành vi bạo lực. Các thái độ đó có liên quan đến các hệ tư tưởng, niềm tin như: giả thuyết một thế giới công bằng, chủ nghĩa phân biệt giới tính, giả thuyết về những quy kết mang tính tự vệ, v.v...
Bối cảnh bạo lực giới và đổ lỗi cho nạn nhân