Chiến lược đối phó của nạn nhân

Một phần của tài liệu Bao-cao-nghien-cuu_Phia-sau-ngon-tu (Trang 71 - 74)

Các chiến lược đối phó (coping) được định nghĩa là việc sử dụng những kỹ thuật về nhận thức hoặc hành vi để vượt qua những sang chấn, căng thẳng. Nó có thể được sử dụng như một công cụ để quản lý các phản ứng cảm xúc đối với một trải nghiệm tiêu cực (Folkman và Lazarus, 1988). Có hai loại chiến lược đối phó: chiến lược đối phó tập trung vào sự việc và chiến lược đối phó tập trung vào cảm xúc (Randa, 2009). Những chiến lược đối phó tập trung vào sự việc (problem focused coping strategies) liên quan đến trạng thái tâm lý tích cực trong khi chiến lược đối phó tập trung vào cảm xúc liên quan đến những trạng thái tâm lý tiêu cực (Randa, 2009).

Hầu hết các hành vi BLG chia sẻ trên S.O.S không bị phát giác, tố cáo và xử lý (hơn 80%). Nguyên nhân chính dẫn đến việc thủ phạm không bị tố giác hay xử lý là do nạn nhân và gia đình nạn nhân chọn phương án im lặng, giữ kín chuyện hoặc chỉ nói chuyện bình thường, và chửi mắng thủ phạm. Hơn một nửa (58,4%) nạn nhân chia sẻ họ không làm gì và giữ kín việc họ bị BLG, và 30,3% nạn nhân cho biết họ từng

Nạn nhân nói về bạo lực giới chia sẻ việc bị bạo hành với gia đình hoặc bạn bè (Hình 4.3). Khoảng 7% nạn nhân có phản ứng đe dọa thủ phạm và các hành vi khác nhằm ngăn chặn hành vi BLG và cảnh báo hành vi của thủ phạm đến những người khác, như “em tạo 1 acc [tài khoản] phụ, sử dụng tên giả, chụp màn hình những video anh ta gửi cho em rồi cmt [comment] dưới ảnh anh ta… sau đó em lại gửi những clip đó cho bạn bè anh ta xem và nói với họ anh ta là một kẻ biến thái”.

Hình 4.3: Phản ứng của nạn nhân sau khi bị bạo lực giới (%)

Bên cạnh việc “giữ kín bí mật”, nạn nhân chia sẻ những chiến lược đối phó khác nhau như tạo ra “vỏ bọc” của một cuộc sống bình thường, hạn chế tiếp xúc với thủ phạm, người lạ và thậm chí cả những người đàn ông trong gia đình, chuyên tâm vào học hành và công việc, thay đổi chỗ ở và trường học hay tự nâng cao hiểu biết và năng lực để bảo vệ mình (Hình 4.4). 14,6% nạn nhân cho biết họ “vẫn coi như bình thường, vẫn vui vẻ như chưa từng làm gì” và “luôn tạo ra cái vỏ bọc về một đứa con gái xinh xắn và hoạt bát”, hay tỏ ra là “người mạnh mẽ”. 21,3% nạn nhân cho biết họ hạn chế tiếp xúc với thủ phạm và người lạ, “mình không biết

phải làm gì ngoài trốn chạy”, “giữ cho mình một khoảng cách cần thiết”, “giữ bản thân tránh xa đàn ông”, hay “cắt đứt hoàn toàn mọi thú vui và mối quan hệ trong khu phố… chuyên tâm học hành”. Trong khi đó, 15,2% nạn nhân có chiến lượng nâng cao hiểu biết và năng lực để bảo vệ bản thân. Các nạn nhân này cho biết “phải cứng rắn và bình tĩnh để nghĩ cách. Trong túi luôn có gì để phòng thân”, “nếu chúng ta sợ những gì ta không biết, vậy tri thức sẽ xóa bỏ nỗi sợ cho ta, cho ta thêm dũng cảm… có thể mình không đủ sức để ngăn kẻ đó lại, nhưng mình có thể kiện hắn, mình có thể bắt hắn trả giá”.

Hình 4.4: Chiến lược đối phó của nạn nhân (%)

Trong nghiên cứu của mình Folkman và Lazarus (1988) chỉ ra những nạn nhân trẻ tuổi thường có những phản ứng liên quan đến cảm xúc như lo sợ, trầm cảm, tự cô lập bản thân trong khi những chiến lược đối phó tích cực hơn thường xảy ra ở nhóm nạn nhân nhiều tuổi. Theo Symes (2000) và Randa (2009), nạn nhân của những vụ hiếp dâm mà đối phó bằng các hoạt động hỗ trợ hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ thường ít bị trầm cảm, lo lắng hơn. Họ cũng có thể giải tỏa bằng cách kể với người khác, viết trải

Nạn nhân nói về bạo lực giới lòng về sự việc hoặc tạo ra một sự thay đổi đặc biệt trong cuộc sống của họ. Những nạn nhân bị ảnh hưởng tâm lý nặng hơn từ những vụ tấn công tình dục lại có những chiến lược đối phó tích cực hơn như tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội và thay đổi nhận thức (Arata và Burkhart, 1998).

Một phần của tài liệu Bao-cao-nghien-cuu_Phia-sau-ngon-tu (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)