Bạo lực giới trên thế giớ

Một phần của tài liệu Bao-cao-nghien-cuu_Phia-sau-ngon-tu (Trang 31 - 33)

Nghiên cứu này xem xét BLG trên cơ sở định nghĩa mở rộng của UNHCR (2003) và các hình thức bạo lực giới dựa vào phân loại của UN (2010) và UNHCR (2005) trích trong báo cáo của UN (2010). Cụ thể, BLG được hiểu là bao gồm nhưng không giới hạn ở các hình thức sau:

a) Bạo lực thể xác, tình dục và tâm lý xảy ra trong gia đình, gồm cả hành vi đánh đập, bóc lột tình dục, lạm dụng tình dục trẻ em trong gia đình, bạo lực liên quan đến của hồi môn, cưỡng hiếp trong hôn nhân, cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ và các hủ tục khác gây hại đến phụ nữ, và bạo lực liên quan đến bóc lột;

b) Bạo lực thể xác, tình dục và tâm lý xảy ra trong cộng đồng, bao gồm: cưỡng hiếp, lạm dụng tình dục, quấy rối và sàm sỡ tình dục tại nơi làm việc, trong các cơ sở giáo dục hoặc bất kỳ đâu; buôn bán phụ nữ, trẻ em và mại dâm cưỡng bức;

c) Sự phân biệt đối xử mang tính cơ cấu (các cơ cấu thể chế dẫn đến sự phân biệt hoặc kỳ thị trong cung cấp dịch vụ);

d) Những hành vi bạo lực do chính quyền phạm phải hoặc dung túng như hành hạ người làm nghề mại dâm, nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, phụ nữ chung sống với HIV.

Bo lc gii trên thế gii

BLG là một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và quyền con người. Mức độ phổ biến của BLG rất khác nhau giữa các quốc gia và các khu vực. Số liệu báo cáo về BLG thường thấp hơn so với thực tế, đặc biệt với những nhóm sống biệt lập và đối mặt với sự kỳ thị từ cộng đồng như phụ nữ bị buôn bán hoặc làm nghề mại dâm (UN, 2010). Theo Heise, Ellsberg và Gottemoeller (1999) và WHO cùng các cộng sự (2013), khoảng 1/3 phụ nữ trên toàn thế giới từng là nạn nhân của xâm hại thể xác hoặc tình dục. Nhiều người trong số họ, bao gồm cả phụ nữ mang

Bối cảnh bạo lực giới và đổ lỗi cho nạn nhân thai và trẻ em gái bị xâm hại nghiêm trọng, kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần (UNHCR, 2005). 50% nạn nhân các vụ buôn bán người trên toàn thế giới là phụ nữ trưởng thành. Ước tính nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái chiếm 71% tổng số nạn nhân của các vụ buôn bán người, trong đó nạn nhân là trẻ em gái chiếm ¾ tổng số nạn nhân là trẻ em. Cứ bốn nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái thì có ba người bị buôn bán cho mục đích mại dâm (UNODC, 2016).

Khoảng 43% phụ nữ ở 28 quốc gia trong khối Liên minh Châu Âu đã trải qua một số hình thức bạo lực tâm lý trong cuộc đời, do bạn tình của họ gây ra. Ở các nước thuộc khối này, cứ 10 người phụ nữ trên 15 tuổi thì có một người từng bị quấy rối trên mạng (bao gồm việc nhận thư điện tử không mong muốn, có nội dung xúc phạm, khiêu dâm, v.v…). Nguy cơ này xảy ra cao nhất với nhóm phụ nữ ở độ tuổi 18 đến 29 (Cơ quan Liên minh Châu Âu về các Quyền cơ bản, 2014).

Theo một cuộc khảo sát tiến hành năm 2016 của Cơ quan Vận tải Đô thị Washington (2014), trong bốn phụ nữ tại bang Washington DC, Mỹ có hơn một người từng trải qua một vài dạng quấy rối tình dục trên các phương tiện giao thông công cộng. Năm 2015, 23% nữ sinh viên đại học tại 27 trường đại học tại Mỹ cho biết họ đã từng bị tấn công tình dục hoặc là nạn nhân của các hành vi tình dục sai trái (sexual misconduct) (Cantor và các cộng sự, 2015).

Theo UNICEF (2014), khoảng 1/10 trẻ em gái trên toàn thế giới từng bị ép buộc quan hệ tình dục hoặc thực hiện các hành vi tình dục cưỡng bức khác. Thủ phạm bạo lực tình dục phổ biến nhất đối với trẻ em gái là chồng, bạn tình, bạn trai hiện tại hoặc bạn trai cũ. Hiện nay có khoảng 750 triệu phụ nữ và trẻ em gái kết hôn trước sinh nhật lần thứ 18. Kết hôn trẻ em thường phổ biến ở các nước Tây và Trung Phi, nơi có hơn bốn trong 10 phụ nữ kết hôn trước 18 tuổi và 1/7 số phụ nữ kết hôn trước 15 tuổi. Kết hôn trẻ em thường dẫn đến việc mang thai sớm, bị cô lập với xã hội, bỏ học, hạn chế cơ hội cho trẻ em gái và tăng các nguy cơ bị bạo lực gia đình (UNICEF, 2017).

Bên cạnh đó, theo UNESCO và UNGEI (2015) ước tính hàng năm có khoảng 246 triệu học sinh nữ và nam bị BLG tại trường học và khoảng 25% học sinh nữ cho biết họ không cảm thấy thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh ở trường. Theo các báo cáo này, mức độ và hình thức BLG tại trường học đối với trẻ em trai và trẻ em gái là khác nhau, nhưng trẻ em gái có nhiều nguy cơ bị bạo hành, quấy rối và bóc lột tình dục hơn. Ngoài hậu quả sức khỏe tâm lý, tình dục và bất lợi trong sinh sản, BLG ở trường học còn là trở ngại chính đối với việc học và quyền được học tập của trẻ em gái.

Một phần của tài liệu Bao-cao-nghien-cuu_Phia-sau-ngon-tu (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)