Bình thường hóa việc “làm gái cho người ta trêu”

Một phần của tài liệu Bao-cao-nghien-cuu_Phia-sau-ngon-tu (Trang 78 - 80)

Bên cạnh quan niệm màng trinh, trong xã hội vẫn tồn tại quan niệm “làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu” xem việc nữ giới và

đặc biệt là các bạn trẻ bị “trêu ghẹo”, quấy rối như một chuyện bình thường. Việc trêu ghẹo - một việc bất bình thường đã được ngầm chấp nhận một cách rộng rãi. Người con gái được ví như bông hoa mà số phận phụ thuộc vào người đàn ông - để hái hay để ngắm. Họ được đóng khung là những người “hoa - nguyệt” và cần sự che chở của đàn ông. Do đó, việc con trai trêu con gái, thậm khí nhiều khi khiếm nhã vẫn được chấp nhận và coi như chuyện “tự nhiên”. Do đó, khi chứng kiến nạn nhân bị quấy rối tình dục thì “chả ai giúp mình hay làm gì cả, họ chỉ đứng đó cười hả hê thôi”, “mình xin cô giáo chuyển chỗ thì cô không cho, cô chỉ nghĩ là nó chỉ trêu mình bình thường thôi” hay “ức chế hơn nữa là cả lớp dửng dưng với sự việc đó, xem như đó là một màn kịch vui”.

Sự thờ ơ, im lặng của những người chứng kiến và thậm chí gia đình nạn nhân cũng là rào cản để các nạn nhân lên tiếng tố giác tội phạm BLG. Khoảng ½ các gia đình khi biết chuyện không có phản ứng gì và đối xử với nạn nhân vẫn như bình thường hoặc không tin nạn nhân. Nạn nhân chia sẻ “khi về kể với phụ huynh điều nhận lại là gì :) Con quên nó đi, chỉ là 1 [một] chuyện nhỏ thôi k [không] sao là may rồi”, “lúc có can đảm kể ra thì lại chả ai tin mình cả”. Bên cạnh việc phản ứng tiêu cực với nạn nhân, khoảng một nửa các gia đình khi biết chuyện không có phản ứng gì với thủ phạm, bênh vực thủ phạm hoặc không biết thủ phạm là ai. Cụ thể, nạn nhân chia sẻ: “tôi đã nói chuyện với cô tôi - vợ ông ta, cô ấy chỉ cười bối rối và gọi điện hỏi ông ta, được nghe là không phải thì cô ấy tin và chỉ bảo là đùa”, hay “khi chú về, em kể lại với bố mẹ thì bố bảo chú đó hiền lắm, chú nựng đấy”.

Thậm chí, chính nhiều phụ nữ cũng coi việc “trêu hoa ghẹo nguyệt” đó là chuyện bình thường, “mỗi khi mình nói lại thì lại bị nó và mấy đứa chơi chung với nó (có cả nữ) nói: Đùa vui thôi làm chi căng rứa?”. Việc bình thường hóa các hành vi quấy rối với phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội khiến cả thủ phạm, người quan sát và thậm chí cả nạn nhân không ý thức được ảnh hưởng mà hành vi bạo lực có thể gây ra. Một thủ phạm chia sẻ trong câu chuyện của bạn ấy rằng “chính lúc ấy mình không nghĩ

Nạn nhân nói về bạo lực giới đc [được] đó là chuyện xấu xa đến thế”. Việc bình thường hóa hành vi “trêu ghẹo”cũng khiến nạn nhân bị cô lập, không dám lên tiếng và tạo cơ hội cho thủ phạm lặp lại các hành vi bạo lực với nạn nhân và những người khác.

Một phần của tài liệu Bao-cao-nghien-cuu_Phia-sau-ngon-tu (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)