Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ (Trang 75 - 81)

- Về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

3.1.1.Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương

theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đang phát triển một cách mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện. Những thành tựu mà nó đem lại đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước cũng như đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn một cách nhanh chóng. Cơ cấu kinh tế có những thay đổi tích cực. Ở nông thôn nếu như trước đây nền kinh tế nông nghiệp nông thôn đơn thuần chỉ sản xuất ra lương thực, thực phẩm thì hiện nay dưới tác động của cơ chế thị trường, nhiều ngành nghề mới ra đời, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại phát triển, nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục, các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh tế cá thể, hợp tác xã cũng từ đó được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế cũng kéo theo sự thay đổi về quy mô, tính chất của nền kinh tế. Nếu như trước đây chủ yếu là sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún thì hiện nay nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật, công nghệ để chuyển sang sản xuất hàng hoá lớn với dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại, hàng hoá sản xuất ra không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường ngoài nước. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào quá trình giải quyết việc làm và thu nhập cho nông dân, làm cho đời sống ở nông thôn được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, những thành tựu đã đạt

được nền kinh tế thị trường cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Đó là sự phân hoá giàu nghèo càng ngày càng lớn, lối sống thực dụng, vị kỷ, coi trọng đồng tiền đang làm giảm dần giá trị truyền thống đoàn kết tương thân tương ái ở các vùng quê; nạn ô nhiễm môi trường ở nông thôn và các tệ nạn xã hội cũng có cơ hội phát triển, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự và sự phát triển bền vững ở nông thôn.

Như vậy sự phát triển của nền kinh tế đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới hệ thống chính trị và bộ máy quản lý nhà nước tương ứng đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội. Khi nói về vấn đề này Các Mác cũng đã từng viết: “Phương thức sản xuất, đời sống vật chất quyết định cả quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung … cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều, nhanh chóng” [1, tr.638].

Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đã và đang tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi địa bàn dân cư, ở nông thôn kinh tế thị trường đã làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có nhiều sự thay đổi, nhiều thị tứ, thị trấn được hình thành ngay tại địa bàn thôn, xã, làm cho sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ ngày càng đến gần với nhau, cơ chế thị trường, lối sống hiện đại cũng từ đó trộn lẫn vào những truyền thống lâu đời vốn có ở các miền quê yên tĩnh. Điều này đã đặt ra cho bộ máy chính quyền ở địa phương những thách thức lớn trong quá trình cải cách bộ máy, việc xây dựng một chính quyền có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách có hiệu quả, đảm bảo phát huy được quyền dân chủ của nhân dân, đang đặt ra cho bộ máy chính quyền cơ sở nói chung và Hội đồng nhân dân cấp xã nói riêng một yêu cầu mới trong việc cải cách cả về tổ chức, hoạt động lẫn việc sử dụng con người trong bộ máy chính quyền và lựa chọn đại biểu cho Hội đồng nhân dân cấp xã.

Từ năm 2010 đến năm 2015, kinh tế huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 05 năm đạt 16,09%, trong đó khu vực I tăng bình quân 7,06%/năm, khu vực II tăng 25,82%/năm, khu vực III tăng 25,28%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần khu vực I, tăng khu vực II và III.

Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng mở rộng cơ cấu mùa vụ nâng cao giá trị sản xuất. Tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn tạo ra lượng hàng hóa tập trung, chất lượng cao giảm chi phí gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm; đẩy nhanh cơ giới vào khâu thu hoạch, phơi sấy (toàn huyện có 345 lò sấy, 247 máy gặt đập liên hợp…); cây màu phát triển khá; đàn gia cầm được duy trì ổn định, chăn nuôi gia súc tăng 1,12 lần, xây dựng được mô hình nuôi heo công nghiệp; thủy sản phát triển trong vùng quy hoạch và tăng sản lượng 1,03 lần. Giá trị sản lượng nông nghiệp bình quân đạt 2869 tỷ đồng, tăng 2,03 lần so năm 2010.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, giá trị sản xuất tăng 2 lần so năm 2010. Thương mại - dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân; giá trị bán lẻ hàng hóa tăng 1,83 lần so năm 2010. Lĩnh vực bưu chính, viễn thông phát triển mạnh; dịch vụ tính dụng, ngân hàng mở rộng hoạt động, đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn.

Thu ngân sách nhà nước hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu thành phố giao; tổng vốn đầu tư trong 5 năm là 7.125 tỷ đồng, tăng 3,41 lần so giai đoạn 2005 - 2010. Nhiều công trình, dự án quan trọng đã và đang được xây dựng, làm cho diện mạo của huyện nông nghiệp ngoại thành ngày càng khởi sắc.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được đầu tư, phát triển cả về quy mô và chất lượng; quy hoạch và đầu tư xây dựng mạng lưới trường lớp theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu dạy và học; huy động học sinh vào lớp ở các cấp học đều đạt kế hoạch đề ra, kết quả lên lớp, đậu tốt nghiệp và đại học đạt tỷ lệ cao.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình mục tiêu mục tiêu quốc gia về y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm; 11/11 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh có nhiều tiến bộ, phục vụ tích cực các nhiệm vụ chính trị của huyện, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa từng bước được nâng lên về chất, có nhiều khu dân cư điển hình về nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; các thiết chế văn hóa được đầu tư nâng cấp xây dựng gắn liền với các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Các chính sách về an sinh xã hội được đảm bảo; thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng. Trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho 17.073 lao động, đạt 115% kế hoạch, tăng 5.111 lao động so nhiệm kỳ 2005 - 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn 3,06% giảm 3,87% so đầu nhiệm kỳ; xây dựng, sửa chữa 91 nhà tình nghĩa, 1.384 căn nhà đạt đoàn kết, đạt 184,5% so nghị quyết.

Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; hoàn thành tốt công tác quân sự quốc phòng địa phương; công tác cải cách tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tăng cường.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hội đồng nhân dân cấp xã cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất: Nâng chất lượng công tác giám sát, khảo sát, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm theo từng thời kỳ.

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc nâng chất lượng công tác giám sát, khảo sát của Hội đồng nhân dân cấp xã, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh trùng lắp. Chú trọng đi vào chiều sâu, lựa chọn những vấn đề bức xúc, tác động lớn đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để thực hiện giám sát.

- Nghiên cứu đổi mới về phương thức, hình thức giám sát gắn với tăng cường trách nhiệm, vai trò giám sát của từng đại biểu Hội đồng nhân dân. Chỉ đạo thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị sau giám sát, khảo sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, bảo đảm các kiến nghị đều được giải quyết theo đúng quy định.

Thứ hai: Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp xã.

Tăng cường sự lãnh đạo các cấp ủy đảng về tiếp tục đổi mới, nâng chất lượng tổ chức các kỳ họp Hội đồng nhân dân. Chú trọng làm tốt công tác chuẩn bị trước kỳ họp, nhất là đối với các nội dung trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định; lãnh đạo tốt công tác lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu... Phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo của đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình tổ chức các kỳ họp, nhất là việc nghiên cứu, thảo luận, chất vấn, giải trình tại kỳ họp. Nâng chất lượng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, bảo đảm sát đúng, có tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương của cấp ủy đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt các hoạt động sau kỳ họp theo luật định; bảo đảm các nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân cấp xã trong kỳ họp được triển khai ngay và sớm đi vào thực tiễn cuộc sống, có hiệu lực và hiệu quả.

Đổi mới, nâng chất lượng công tác chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân và các phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân theo hướng tập trung đi vào chiều sâu, giải quyết những vấn đề trọng tâm, bức xúc được nhiều cử tri quan tâm. Hoạt động chất vấn phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, có tính tranh luận, đối thoại với tinh thần thẳng thắn, xây dựng; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện những cam kết của các tổ chức, cá nhân về trách nhiệm đã hứa trước Hội đồng nhân dân và cử tri.

Thứ tư: Tăng cường và nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Lãnh đạo việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân về việc phải thường xuyên tăng cường sâu sát cơ sở; chỉ đạo tiếp tục đổi mới hình thức tiếp xúc cử tri, tiếp công dân theo hướng sâu sát, thiết thực, hiệu quả; quan tâm tiếp xúc cử tri theo chuyên đề. Chú trọng mở rộng các đối tượng cử tri được mời tham dự các hội nghị tiếp xúc cử tri nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; đồng thời, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để kiến nghị giải quyết những nguyện vọng chính đáng của cử tri và các tầng lớp nhân dân. Quan tâm thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư của công dân theo luật định.

Thứ năm: Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của Hội đồng nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Rà soát, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của Hội đồng nhân dân theo hướng coi trọng tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu, đảm bảo cơ cấu theo quy định, tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách.

Đổi mới, nâng chất lượng, hiệu quả hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân. Nâng cao trình độ năng lực

và tinh thần trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ (Trang 75 - 81)