Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã phải đồng bộ, thường xuyên, gắn với phát huy dân chủ cơ sở

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ (Trang 87 - 94)

- Về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

3.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã phải đồng bộ, thường xuyên, gắn với phát huy dân chủ cơ sở

phải đồng bộ, thường xuyên, gắn với phát huy dân chủ cơ sở

Đại hội VII của Đảng đã đề ra cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó khẳng định:

Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước [17, tr.5].

Đối với việc xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị, Đảng ta xác định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ thuộc về nhân dân. Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội thông qua hoạt động của Nhà nước do dân cử ra bằng các hình thức dân chủ trực tiếp” đồng thời phải có “cơ chế và biện pháp kiểm soát ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của công dân” [17, tr.19].

Như vậy việc thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa thực chất là việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở nước ta.

Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tiếp tục làm rõ những nội dung trên của quá trình thực hiện dân chủ, Đảng ta coi việc “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta”. Phải có cơ chế và cách làm việc cụ thể để thực hiện phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước [18, tr.44].

Như vậy Đại hội VIII của Đảng đã lần đầu tiên đề ra cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm trên đối với tất cả các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đây cũng chính là cơ sở để Bộ Chính trị (khoá VIII) ra Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/12/1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đại hội VIII còn đề ra việc thực hiện các cơ chế dân chủ của nhân dân là: Làm chủ thông qua đại diện là các cơ quan dân cử và các đoàn thể, làm chủ trực tiếp, nhất là ở cơ sở, bằng các quy ước, hương ước không trái với pháp luật. Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới phong cách, phương pháp lãnh đạo nhằm bảo đảm dân chủ trong quá trình chuẩn bị nghị quyết và thi hành nghị quyết, thực hiện thành nền nếp việc Đảng và Nhà nước cùng bàn bạc và tham khảo ý kiến của Mặt trận Tổ quốc về các quyết định là chủ trương lớn. Tại hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) Đảng cũng đã nhấn mạnh một số chủ trương, nhiệm vụ để có thể đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước trong thời kỳ mới như việc “Phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước”.

Đại hội đại biểu toàn lần thứ IX của Đảng, trên cơ sở tổng kết 15 năm đổi mới Đảng ta đã đề ra được phương hướng chiến lược “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp thu đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đại hội cũng nhấn mạnh việc “xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn liền với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở tất cả các cấp, các ngành” [19, tr.124].

Để tiếp tục khẳng định và từng bước biến phương hướng chiến lược trên thành hiện thực, tại hội nghị Trung ương 5 (Khoá IX), Đảng ta đã đặc biệt nhấn mạnh việc:

Thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên cơ sở hiện thực quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền dân chủ đại diện, quy định cụ thể việc thực hiện quyền của nhân dân, giám sát tổ chức và cán bộ ở cơ sở và thay thế người không đủ tín nhiệm. Phát huy dân chủ phải đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật [20, tr.167].

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, trên cơ sở tổng kết 20 năm đổi mới toàn diện đất nước và hơn 5 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới” và để tiếp tục phát huy hơn nữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Đảng ta xác định phải:

Lấy việc xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là của dân, do dân và vì nhân dân làm một tiền đề quan trọng để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mọi chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều thể hiện ý chí, lợi ích chính đáng của nhân dân; có cơ chế, các hình thức tổ chức thích hợp để thu hút và tạo điều kiện cho mọi người, mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào các công việc chung của Đảng, Nhà nước và xã hội; xây dựng và hoàn thiện các cơ chế nhằm tổ chức, thu hút và tạo điều kiện để nhân dân hưởng thụ, thực hiện các quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội bằng pháp luật, đề cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước với công dân và giữa công dân với Nhà nước. Thực hiện dân chủ thực sự trong sinh hoạt Đảng, trong phong cách lãnh đạo của các cấp uỷ và tổ chức Đảng, bảo đảm phát huy dân chủ trong toàn xã hội [21, tr 21].

Cấp xã là địa bàn, là nơi sinh sống, lao động, sản xuất của trên 80% dân số nước ta và chủ yếu là nông nghiệp, xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở, là nơi có chính quyền nhà nước cấp cơ sở do dân bầu, hoạt động gần dân nhất; là nơi chính quyền cùng với nhân dân thực hiện đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng nền tảng của xã hội và cũng là nơi mà nhân dân thể hiện được quyền làm chủ của mình trực tiếp nhất, rõ ràng nhất.

Với tư cách là cơ quan đại diện cho nhân dân ở cấp xã, Hội đồng nhân dân xã, thị trấn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Khi Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ra đời (Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003), Hội đồng nhân dân với tư cách là cơ quan quyền lực ở địa phương, cơ quan đại diện cho nhân dân, Hội đồng nhân dân xã, thị trấn thực hiện vai trò, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn cũng như các quy định của Hội đồng nhân dân về vấn đề dân chủ ở cơ sở. Đối tượng thuộc quyền giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã là các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và cả nhân dân địa phương. Cũng chính từ những hoạt động này đã tạo ra một cơ chế kiểm tra và giám sát lẫn nhau, giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn quy định cụ thể: 14 việc chính mà chính quyền cấp xã phải có trách nhiệm và thông tin kịp thời cho dân biết; 5 điểm mà nhân dân ở xã, thôn được bàn và quyết định trực tiếp; 9 việc mà nhân dân được thảo luận đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định và đặc biệt Quy chế thực hiện dân chủ ở xã quy định cụ thể 11 điểm mà nhân dân ở xã có quyền giám sát, kiểm tra. Qua đó quy định quyền giám sát của nhân dân đối với Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân. Còn đối với Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải có trách nhiệm gửi cho trưởng thôn bản kiểm điểm công tác phê và tự phê tại cuộc họp tổng kết hàng năm để trưởng thôn tổ chức cho nhân dân đóng góp ý kiến. Cũng qua việc giám sát nhân dân có quyền thực thi quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với những đại biểu Hội

đồng nhân dân thiếu năng lực, phẩm chất đạo đức kém và không còn được nhân dân tín nhiệm.

Đặc biệt là từ khi có Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở xã, thị trấn, thể chế hóa những chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy dân chủ trực tiếp và tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của mình tại cơ sở.

Năm 2016, là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị, quan trọng của đất nước như: chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Năm thực hiện chủ đề của Đảng bộ huyện là “Tập trung xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tiếp tục huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới”. Với những cố gắng nổ lực của cả hệ thống chính trị đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị; nhất là tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, tạo sự phấn khởi trong cả hệ thống chính trị và nhân dân. Từ đó việc thực hiện quy chế dân chủ tạo nên nhiều chuyển biến tích cực.

Cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở thường xuyên quan tâm đến công tác quán triệt và triển khai, chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường công tác tuyên truyền và quán triệt bằng nhiều hình thức như: tổ chức các hội nghị cho cán bộ chủ chốt; lồng ghép các hội nghị tập huấn của các ngành đến cán bộ cấp xã và bí thư chi bộ, trưởng ấp; nội dung tập trung vào tuyên truyền, quán triệt các văn bản của Trung ương, của Thành ủy về

thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như: Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”…

Bằng nhiều hình thức công khai như: niêm yết tại trụ sở, qua hệ thống truyền thanh, các cuộc họp ở khu dân cư, các buổi sinh hoạt của các tổ chức chính trị xã hội, các cuộc tiếp xúc cử tri, các xã, thị trấn thực hiện tương đối tốt việc công khai để nhân dân biết, như: Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn vốn nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, điện, đường, trường, trạm; các chính sách hỗ trợ, vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế; đối tượng, mức thu các loại quĩ, các khoản phí, lệ phí, các khoản đóng góp khác. Hầu hết các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt những việc nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp như: mức đóng góp xây dựng của cộng đồng, đường giao thông liên ấp, việc bình chọn các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, xây dựng các công trình phúc lợi liên quan trực tiếp đến

người dân. Kết quả đến naytrên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh có 06/09 xã đã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới.

Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh 34/2007/PL- UBTVQH11 đã tác động tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội tại địa phương, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, từng bước làm cho nhân dân nhận thức đúng hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo được sự chuyển biến tích cực trong xây dựng cộng đồng dân cư, từng bước khắc phục thói quen trông chờ, ỷ lại vào nhà nước; nhân dân cùng tham gia bàn bạc, chủ động xây dựng phương án tổ chức sản xuất, xây dựng hương ước, quy ước, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng tình làng, nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư.

Trước xu thế phát triển của quá trình dân chủ hoá xã hội và trong bối cảnh sinh hoạt dân chủ sôi động ở cơ sở như hiện nay, chúng ta thấy rằng, Hội đồng nhân dân cấp xã dù ở vai trò là một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương hay là cơ quan đại diện cho nhân dân ở xã, thị trấn thì nó cũng có vai trò to lớn trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ở nhiều nơi với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, Hội đồng nhân dân đã công khai cho dân biết việc hoạt động cụ thể của mình, kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã được truyền thanh trực tiếp để nhân dân theo dõi; mời cử tri ở ấp tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân,... Qua đó Hội đồng nhân dân nắm bắt và có thể kịp thời giải quyết các vướng mắc của nhân dân, không để phát sinh thêm những tình hình phức tạp.

Như vậy có thể nói, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã nói riêng cũng phải được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên gắn với phát huy dân chủ, theo nguyên tắc tôn trọng quyền con người,

quyền công dân và không ngừng hoàn thiện cơ chế và đảm bảo sự công bằng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w