Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ (Trang 52 - 57)

- Tình hình kinh tế xã hộ

2.1.2. Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Cần Thơ

Hiện nay huyện Vĩnh Thạnh có 02 thị trấn và 09 xã trực thuộc, với 56 ấp. Thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây bộ máy chính quyền và Hội đồng nhân dân xã ở huyện Vĩnh Thạnh liên tục được đổi mới, tổ chức lại nhiều lần cho phù hợp với sự

thay đổi của Hiến pháp, Luật tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước.

Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, thì số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được ấn định như sau:

- Xã, thị trấn miền xuôi có từ bốn nghìn người trở xuống được bầu 25 đại biểu, có trên 4.000 người thì cứ thêm 2.000 người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu.

- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 1.000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu; có trên 1.000 dân đến 2.000 dân được bầu 20 đại biểu; có trên 2.000 dân đến 3.000 dân được bầu 25 đại biểu; có trên 3.000 dân thì cứ thêm 1.000 dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu.

Huyện Vĩnh Thạnh với số dân khoảng 148 nghìn người, được phân bổ khá đều trong toàn huyện, hầu hết các xã ở huyện Vĩnh Thạnh đều có trên 4.000 dân. Theo quy định của pháp luật bầu cử hiện hành với nguyên tắc: cơ cấu, thành phần của Hội đồng nhân dân cấp xã phải bảo đảm có các đại biểu đại diện cho tất cả các ngành, các giới, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, các dân tộc thiểu số, các tôn giáo ở địa phương. Hội đồng nhân dân phải thể hiện tính mặt trận của cơ quan dân cử ở xã, nó vừa đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương vừa phản ánh tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. “Việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.

Trên tinh thần đó, nhiệm kỳ 2016 - 2021, cử tri các xã, thị trấn ở huyện Vĩnh Thạnh đã bầu được 307 đại biểu về cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và đúng với Hiến pháp và pháp luật.

- Đại biểu là nữ : 76 đại biểu = 24,6%. - Đại biểu là người ngoài Đảng : 42 đại biểu = 13,7%. - Đại biểu tái cử : 140 đại biểu = 45,2%. - Đại biểu là người trẻ tuổi (dưới 35 tuổi): 107 = 34,4%. - Tôn giáo : 02 đại biểu = 0,65% - Dân tộc thiểu số : 03 đại biểu = 0,97%

Về cơ bản cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Vĩnh Thạnh đã giải quyết được tình trạng ở một số xã có dân số ít nhưng nhiều ấp cho nên một số ấp không có đại biểu của mình tham gia Hội đồng nhân dân xã. Tuy nhiên một vấn đề trong cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã hiện nay ở huyện Vĩnh Thạnh vẫn còn thực trạng là số lượng đại biểu là cán bộ chuyên trách ở chính quyền cấp xã chiếm số lượng rất lớn so với số đại biểu là người dân. Đặc biệt là những đại biểu được tái cử. Có nhiều trường hợp trước khi là đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ là những người dân bình thường không phải là cán bộ đương chức ở xã, thị trấn nhưng khi vào Hội đồng nhân dân chỉ sau một thời gian ngắn đã được cơ cấu vào làm cán bộ chuyên trách trong bộ máy chính quyền cấp xã, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính đại diện cho nhân dân của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, làm cho khả năng thực thi quyền lực của nhân dân của đại biểu bị chi phối bởi các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước và bởi vị trí của chính người đại biểu đó.

Cũng về vấn đề cơ cấu, theo pháp luật bầu cử hiện nay thì khi hiệp thương để lựa chọn đại biểu vừa phải căn cứ vào tiêu chuẩn vừa phải đảm bảo về cơ cấu như (về giới tính, thành phần, dân tộc, tôn giáo, ngành nghề…) Theo Điều 51 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hiện hành thì “Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố ở địa

phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình” cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương và đúng theo các nguyên tắc của pháp luật.

Chính vì lý do phải coi trọng cơ cấu, thành phần đại biểu nên nhiều khi người ta thường không chú ý đến chất lượng của đại biểu, cho nên chất lượng của đại biểu còn nhiều hạn chế, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tính đến ngày 30/12/2016 trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã của huyện Vĩnh Thạnh như sau:

+ Về trình độ học vấn:

- Cấp I : 0 đại biểu = 0% - Cấp II : 25 đại biểu = 8%. - Cấp III : 282 đại biểu = 92%. + Về trình độ chuyên môn:

- Chưa được đào tạo : 68 đại biểu = 22,1%. - Trung cấp lên Cao đẳng : 92 đại biểu = 30%. - Đại học : 142 đại biểu = 46,2%. - Sau đại học : 5 đại biểu = 1,6%. + Về trình độ lý luận chính trị:

- Chưa được đào tạo : 42 đại biểu = 13,7%. - Sơ cấp : 102 đại biểu = 33,2%. - Trung cấp : 152 đại biểu = 49,5%. - Cao cấp : 11 đại biểu = 3,6%

Với chất lượng và trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã như trên huyện Vĩnh Thạnh được coi là một trong những huyện có chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã thuộc loại khá cao của thành phố Cần Thơ. Về

cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân cũng như yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Đối với cơ cấu tổ chức của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, trên tinh thần của Luật tổ chức chính quyền địa phương, các Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã hiện nay ở huyện Vĩnh Thạnh được bố trí khá hợp lý.

+ Về cơ cấu Chủ tịch Hội đồng nhân dân: - Không chuyên trách : 11/11 đơn vị - Chuyên trách : 0

- Nằm trong cấp uỷ : 11/11 - Là Bí thư Đảng uỷ : 06/11 - Là Phó Bí thư Đảng uỷ : 05/11

+ Về cơ cấu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân: - Không chuyên trách : 0

- Chuyên trách : 11/11 - Nằm trong cấp uỷ : 11/11 - Là Bí thư Đảng uỷ : 0 - Là Phó Bí thư Đảng uỷ : 0 - Là Uỷ viên thường vụ : 1/11 + Về độ tuổi:

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân:

Dưới 45 tuổi : 4/11 Từ 45 - 50 tuổi : 5/11 Trên 50 tuổi : 2/11 - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:

Dưới 45 tuổi : 11/11 Từ 45 - 50 tuổi : 0 Trên 50 tuổi : 0

Xét về độ tuổi của đội ngũ Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Vĩnh Thạnh ta thấy độ tuổi trung bình của đội ngũ này tương đối trẻ. Đặc biệt là đội ngũ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, phần lớn đều là cấp uỷ xã và có độ tuổi dưới 45 tuổi.

Về trình độ: Khảo sát trình độ chuyên môn của đội ngũ Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã cho thấy:

+ Chủ tịch Hội đồng nhân dân:

- Đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật : 11/11

- Chưa được đào tạo : 0

- Đã qua các lớp lý luận chính trị : 11/11 + Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:

- Đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật : 11/11

- Chưa được đào tạo : 0

- Đã qua các lớp lý luận chính trị : 11/11

Các số liệu trên cho thấy phần lớn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đã qua các lớp lý luận chính trị và có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w