Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ (Trang 81 - 87)

- Về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

3.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền

gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền

Trong quá trình phát triển của xã hội, việc đổi mới và hoàn thiện bộ máy nhà nước là điều tất yếu khách quan. Đối với nước ta ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc xây dựng và củng bộ máy nhà nước nói chung, chính quyền địa phương nói riêng. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, thực hiện việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì bộ máy nhà nước nói chung và hệ thống chính quyền cơ sở nói riêng ngày càng phải được củng cố, hoàn thiện mới có thể đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đại hội VI năm 1986 của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra được những quan điểm có tính bước ngoặt cho sự phát triển của đất nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của bộ máy nhà nước trong toàn bộ tiến trình đổi mới, Đảng ta đã xác định:

Để thiết lập cơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các cấp. Tăng cường bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ thống thống nhất, có sự phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính, kinh tế với quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và cùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội [16, tr 118].

Nhằm xây dựng một bộ máy có đủ năng lực để thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật chính sách cụ thể; xây dựng chiến lược đó thành những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý hành chính - xã hội và hành chính kinh tế trong toàn xã hội theo kế hoạch, giữ vững pháp luật, kỷ cương Nhà nước và trật tự xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước, phát hiện mất cân đối và đề ra biện pháp khắc phục, thực hiện một quy chế làm việc có khoa học, có hiệu quả cao, xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao với đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội [16, tr.118-119].

Quan điểm trên của Đảng là một bước đột phá quan trọng trong tiến trình hoàn thiện bộ máy Nhà nước, cải cách hệ thống chính trị, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm trong 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991, Đảng đã “xác định lại chức năng, nhiệm vụ cấp tỉnh, huyện, xã để sắp xếp lại tổ chức của mỗi cấp; đề cao quyền chủ động và trách nhiệm của địa phương, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Xây dựng chính quyền xã, phường vững mạnh” [17, tr.92]. Trên cơ sở đó Đại hội Đảng thông qua “cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó khẳng định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy Đại hội VII đã đề ra được các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Nhà nước của dân, do dân, vì dân; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước; nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện thống nhất quyền lực nhưng có sự phân công phân cấp

rành mạch. Đảng cũng xác định việc cải cách bộ máy nhà nước phải gắn liền với đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước không để xảy ra mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm kinh tế ổn định, phát triển các mặt của xã hội được cải thiện, quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện tốt hơn.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996 vẫn tiếp tục đề ra phương hướng đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước, trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; về bản chất nhà nước ngoài việc xác định Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đảng ta còn xác định lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng; quyền lực nhà nước phải thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đồng thời thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Đối với bộ máy chính quyền địa phương, Nghị quyết Đại hội VIII xác định phải: “xác định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương. Kiện toàn bộ máy chính quyền cấp huyện và cơ sở đủ sức quản lý, giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền những vấn đề cuộc sống đặt ra và nhân dân đòi hỏi” [18, tr.131].

Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trên cơ sở tổng kết những thành tựu đã đạt được của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động và tổ chức bộ máy nhà nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã tiếp tục đề ra phương hướng đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đó vẫn xác định được các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đồng thời nhấn mạnh việc cải cách thể chế

và phương thức hoạt động của nhà nước, gắn việc cải cách tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước với xây dựng chỉnh đốn Đảng.

Đối với chính quyền ở địa phương Nghị quyết Đại hội đề ra phương hướng: “Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân, kiện toàn các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân và bộ máy chính quyền xã, phường, thị trấn” [19, tr.113].

Trên cơ sở đó tại hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Đảng ta đã ra Nghị quyết về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”. Để khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở đối với bộ máy nhà nước cũng như hệ thống chính trị nói chung. Từ đó khẳng định việc cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong đó có bộ máy chính quyền cơ sở hiện nay là điều cần thiết và tất yếu. Quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ bản có tính nguyên tắc đã được Đảng ta đề ra trong các Nghị quyết Đại hội Đảng và các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, trong quá trình đổi mới và hoàn thiện bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay cần phải làm theo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời phải coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức cho nhân dân.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Như vậy trong quá trình đổi mới và hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy chính quyền cơ sở nói riêng, trong đó có Hội đồng nhân dân cấp xã, những quan điểm trên cần phải được thể hiện thành những định hướng cơ bản và những giải pháp cụ thể để các cấp, các ngành, các đơn vị, tổ chức và cá nhân thực hiện nhằm đạt được mục tiêu cơ bản trong giai đoạn hiện nay là xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thực hiện Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2011 - 2016 có tổng số đại biểu được bầu đầu nhiệm kỳ là 307 đại biểu, bình quân có 27,9 đại biểu/1 đơn vị xã, thị trấn. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã gồm 02 đại biểu (Chủ tịch Hội đồng nhân dân do đồng chí Bí thư, hoặc đồng chí phó Bí thư đảng ủy kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là cấp ủy viên hoạt động chuyên trách).

Trong nhiệm kỳ (2011 - 2016), Hội đồng nhân dân cấp xã đã tổ chức được 117 kỳ họp (trong đó kỳ họp lệ là 99, họp bất thường là 18), ban hành 591 nghị quyết, quyết nghị về các vấn đề quan trọng của địa phương.

Thực hiện chức năng giám sát theo quy định của pháp luật, ngoài việc giám sát tại các kỳ họp (xem xét các báo cáo hoạt động của Thường trực Hội

đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các tài liệu khác do Ủy ban nhân dân và các ngành chức năng trình tại kỳ họp; thông qua việc xem xét và biểu quyết các chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm; thông qua việc thực hiện chất vấn, …). Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã đã thực hiện 90 cuộc giám sát chuyên đề. Trong quá trình giám sát, Đoàn giám sát đánh giá những mặt được, chưa được cũng như đã có những kiến nghị đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội tại kỳ họp giữa năm 2013 và kỳ họp cuối năm 2014 được thực hiện nghiêm túc đúng quy định. Kết quả, người có tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao trên 50% (năm 2013: 38/54, chiếm 70,37%; năm 2014: 36/65, chiếm 55,38%). Không có trường hợp nào phải tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm.

Hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được tổ chức thực hiện đảm bảo theo quy định. Trước và sau kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân về nơi ứng cử để tiếp xúc cử tri, tỷ lệ tham dự trên 96%. Tại hội nghị tiếp xúc cử tri, các đại biểu đã báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo kết quả kỳ họp. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri đều được đại biểu Hội đồng nhân dân trả lời trực tiếp đáp ứng được những thắc mắc, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đối với những ý kiến, kiến nghị không trả lời tại buổi tiếp xúc, các đại biểu ghi nhận, tổng hợp báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân chuyển đến các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân xem xét trả lời theo thẩm quyền, để thông tin lại cho cử tri. Ngoài ra, Thường trực Hội đồng nhân dân thường xuyên phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp sắp xếp lịch để tiếp công dân xem xét giải quyết kiến nghị, khiếu nại tố cáo của công dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ (Trang 81 - 87)