Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ (Trang 104 - 106)

- Về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

3.2.5. Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã

Giám sát là hoạt động quan trọng của Hội đồng nhân dân, thực tế đã cho thấy vai trò và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động giám sát của nó. Trong những năm qua hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Vĩnh Thạnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều cơ sở đã phát huy tốt hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, ngăn chặn, hạn chế được nhiều hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở, tránh dẫn đến sự hình thành các điểm nóng, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, ổn định chính trị xã hội, tập trung được nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, thực sự chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn đặt ra, làm ảnh hưởng đến niềm tin của cử tri và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã. Vì vậy để nâng cao hiệu lực giám sát của Hội đồng nhân dân trong điều kiện đổi mới hiện nay cần phải tiến hành đồng bộ một số giải pháp sau:

- Nhận thức đúng đắn, đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giám sát để từ đó xây dựng được một chương trình giám sát cụ thể, liên tục, thường xuyên và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Nâng cao hiệu quả của phương thức chất vấn tại kỳ họp - một hình thức giám sát hữu hiệu và quan trọng của Hội đồng nhân dân, các đại biểu khi thực hiện quyền chất vấn của mình không còn là nhân danh cá nhân mà là nhân danh quyền lực của nhân dân, yêu cầu cá nhân bị chất vấn phải trả lời về

trách nhiệm pháp lý của mình cũng như của cơ quan mình trong việc giải quyết những vấn đề đã được chất vấn.

- Tăng cường hình thức giám sát theo chuyên đề như: Giám sát việc thu, chi ngân sách địa phương; giám sát việc thu và sử dụng tiền sử dụng đất hàng năm; giám sát các công trình xây dựng do nhân dân đóng góp; giám sát công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… phải tăng cường hình thức giám sát này, bởi vì ở nông thôn hiện nay, đây là những vấn đề có tính nhạy cảm nhất và cũng là những vấn đề hay bị vi phạm nhất. Do vậy là hình thức giám sát này cần phải được thực hiện thường xuyên để bảo đảm cho nhân dân thực hiện tốt quyền làm chủ của mình.

- Để hoạt động giám sát có hiệu quả nhất thiết phải có đội ngũ các đại biểu Hội đồng nhân dân am hiểu về các lĩnh vực mình cần giám sát, vì vậy bên cạnh lập kế hoạch lẫn chương trình thực hiện giám sát, cần chú ý đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng giám sát và những hiểu biết về kinh tế, pháp luật, xã hội cho các đại biểu tiến hành giám sát. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách, giảm số lượng đại biểu kiêm nhiệm để họ có thời gian chuyên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Để thực hiện tốt hoạt động giám sát, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của các địa phương, Nhà nước cần có các văn bản hướng dẫn để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đại biểu Hội đồng nhân dân, xây dựng cơ chế giám sát cụ thể, với những biện pháp, công cụ hỗ trợ cần thiết để đại biểu thực hiện chức năng giám sát của mình; quy định trách nhiệm của đối tượng bị giám sát và hậu quả quản lý nếu đối tượng không thực hiện các yêu cầu chính đáng của đại biểu. Đồng thời cũng cần phân định rõ giữa tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân với

công việc kiểm tra, thanh tra, kiểm soát, kiểm toán, điều tra xét hỏi của các cơ quan nhà nước khác.

Đoàn giám sát chỉ đạo bộ phận tham mưu, giúp việc xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể, xác định rõ mục đích, yêu cầu, đối tượng chịu sự giám sát, thành phần mời tham gia, lịch trình thời gian của cuộc giám sát; nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn của cấp thẩm quyền liên quan đến nội dung giám sát để xây dựng đề cương giám sát phù hợp, đáp ứng yêu cầu nắm bắt đầy đủ, toàn diện thông tin về các khía cạnh, nội dung cụ thể của chuyên đề giám sát; chỉ đạo thu thập đầy đủ tài liệu cần thiết gửi trước đến thành viên đoàn giám sát và thành phần mời tham gia, đề nghị nghiên cứu sâu để phục vụ tốt việc giám sát.

Quá trình giám sát, Thường trực, các Ban của Hội đồng nhân dân tăng cường khảo sát, lấy ý kiến tham vấn về một số vấn đề liên quan đến nội dung cần giám sát. Thành phần đoàn khảo sát với số lượng thành viên gọn nhẹ, do các đại biểu chuyên trách (các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Phó Trưởng ban) chủ trì, linh hoạt về chương trình làm việc. Việc tham vấn được tiến hành bằng các hình thức như gửi phiếu khảo sát, tọa đàm, trao đổi trực tiếp để lấy ý kiến từ cộng đồng, từ các chuyên gia, nhà khoa học. Hoạt động khảo sát, tham vấn giúp chủ thể giám sát nắm rõ hơn, cụ thể hơn một số thông tin chuyên sâu và tiếp nhận được các thông tin, ý kiến có tính đa chiều phục vụ cho việc nhìn nhận, đánh giá toàn diện về nội dung giám sát, góp phần tăng cường hiệu quả của hoạt động giám sát chuyên đề.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w