Cơ sở dự báo chiều hướng phát triển chính sách xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 101 - 104)

SANG CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA CỘNG HỊA PHÁP

VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠICỦA VIỆT NAM CỦA VIỆT NAM

4.1. Dự báo chiều hướng phát triển chính sách xoay trục sang châuÁ - Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp Á - Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp

4.1.1. Cơ sở dự báo chiều hướng phát triển chính sách xoay trục sangchâu Á - Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp

4.1.1.1. Dự báo tình hình thế giới

Thứ nhất, trật tự thế giới mới đang hình thành theo hướng đa cực. Cụ

thể trật tự mới đang định hình là đa cực, đa trung tâm, khơng đồng đều; khơng đơn thuần là đa cực vì các quốc gia sẽ khơng phân chia một cách cứng nhắc và biệt lập theo các cực như trước mà tìm kiếm sự tập hợp lực lượng đa dạng, đan xen, uyển chuyển hơn. Chính q trình chuyển đổi và định hình một trật tự mới này sẽ mở ra nhiều cơ hội, nhiều lựa chọn hơn cho các nước trên thế giới khi tham gia vào quan hệ quốc tế.

Thứ hai, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt hơn. Mặc dù xu thế hịa bình, hợp tác, phát triển vẫn sẽ là yêu cầu và nguyện

vọng lớn của các nước và cộng đồng quốc tế nhưng sẽ gặp nhiều trở ngại, thách thức. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gia tăng, đi kèm theo đĩ là sự điều chỉnh chiến lược, chính sách ở nhiều quốc gia, tập hợp lực lượng ngày càng linh hoạt, phức tạp [10, tr.88]. Nổi bật nhất là Mỹ và Trung Quốc trong cạnh tranh địa chính trị tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden đã quay lại với các thiết chế đa phương quan trọng tại khu vực như ASEAN, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ sau 4 năm hội nghị này vắng bĩng người tiền

nhiệm của ơng; tham dự Hội nghị EAS và Hội nghị APEC theo hình thức trực tuyến. Mỹ tìm cách củng cố liên minh với Australia, Nhật Bản, Ấn Độ thơng qua việc thành lập nhĩm Bộ Tứ, hay với Anh và Australia thơng qua nhĩm AUKUS. Nếu ý tưởng về Bộ Tứ đã xuất hiện từ lâu và được hồi sinh dưới thời Tổng thống Donald Trump thì AUKUS chỉ mới xuất hiện trong năm 2021. Cả hai nhĩm, tuy khơng phải là liên minh quân sự về mặt chính thức, nhưng đều được nhìn nhận là cách thức Mỹ tập hợp đồng minh để đối phĩ với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực.

Việc Mỹ hình thành liên minh với các nước trong khu vực và khơng đưa Cộng hịa Pháp vào thỏa thuận ba bên Mỹ - Anh - Australia, cộng thêm sự kiện Australia hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm của Tập đồn Naval Group và chuyển sang mua tàu ngầm hạt nhân trang bị cơng nghệ Anh và Mỹ đã khiến hai nước Pháp và Mỹ xung khắc. Tuy nhiên điều đĩ khơng đồng nghĩa với việc hai nước này sẽ trở thành đối thủ bởi vẫn chung chí hướng và mục tiêu kiềm chế Trung Quốc. Sự gia tăng ngân sách cho chi tiêu quốc phịng của Trung Quốc trong những năm qua rõ ràng là điều mà các nước lớn ngày càng lo lắng. Khơng chỉ nâng cấp kho vũ khí, Trung Quốc cũng tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực, bao gồm Biển Đơng. Tình hình Biển Đơng diễn biến ngày càng phức tạp, khĩ lường, đe dọa nghiêm trọng đến hịa bình, ổn định của khu vực và mơi trường đầu tư phát triển [10, tr.88].

Thứ ba, chiều hướng gia tăng can dự của Liên minh châu vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ngày 16/9/2021, Liên minh châu Âu cơng

bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đĩ nhấn mạnh vai trị quan trọng cả về phương diện địa kinh tế lẫn địa chính trị của khu vực đối với khối này. EU tuyên bố tăng cường sự can dự tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm duy trì một khu vực tự do và rộng mở cho tất cả quốc gia, đồng thời xây dựng các quan hệ đối tác mạnh mẽ và lâu dài. Thơng điệp cơ bản đĩ là EU sẽ thắt chặt quan hệ với các đối tác để ứng phĩ với các thách

thức đang nổi lên cĩ ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực. EU sẽ thúc đẩy một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, một sân chơi bình đẳng, một mơi trường mở và cơng bằng cho thương mại và đầu tư, ứng phĩ với biến đổi khí hậu và tăng cường kết nối với EU.

Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU xác định 7 lĩnh vực hành động ưu tiên, gồm: Thịnh vượng bền vững và bao trùm, chuyển đổi xanh, quản trị đại dương, quan hệ đối tác và quản trị số, kết nối, an ninh và quốc phịng, an ninh con người. Riêng về an ninh và quốc phịng, EU sẽ thúc đẩy một cấu trúc an ninh khu vực mở, dựa trên luật lệ, trong đĩ cĩ việc xây dựng năng lực và tăng cường triển khai lực lượng hải quân của các nước EU đến khu vực.

Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU thể hiện sự nhất quán trong quan điểm của các nước thành viên trong việc tăng cường gắn kết với khu vực cĩ vị trí địa chiến lược rất quan trọng này.

4.1.1.2. Dự báo tình hình nước Pháp

Về kinh tế, dự báo kinh tế nước Pháp phải đối mặt với thâm hụt và nợ

cơng tăng, tình trạng thất nghiệp ngày càng căng thẳng do dịch bệnh vẫn cịn diễn biến phức tạp. Cuộc khủng hoảng dịch bệnh khiến Cộng hịa Pháp thiệt hại khoảng 158 tỷ EUR vào năm 2020, 171 tỷ euro vào năm 2021, ước tính khoảng 96 tỷ EUR vào năm 2022. Theo đĩ, tổng thiệt hại trong giai đoạn 2020 - 2022 vào khoảng 424 tỷ EUR [77]. Số tiền thiệt hại trên bao gồm tiền chi cho việc hỗ trợ tiền lương cho những người bị ảnh hưởng và các khoản viện trợ cho các cơng ty đang phải vật lộn để sống sĩt trong thời gian đại dịch. Trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nước Pháp mất hơn 1 triệu việc làm, tỉ lệ thất nghiệp là 11,8%. Nền kinh tế Pháp từ nay đến năm 2030 nhiều khả năng sẽ tăng trưởng chậm với mức trung bình hàng năm khoảng 1,6%. Cộng hịa Pháp đang đứng ở vị trí thứ 10 trên thế giới về GDP với 2.737 tỷ USD, dự kiến sẽ mất một bậc và đứng thứ 11 với 3.377 tỷ USD [78].

Về chính trị - xã hội, nước Pháp đang và sẽ cĩ nhiều vấn đề cần được

giải quyết như các ý kiến trái chiều về EU, việc làm, an sinh xã hội, nhập cư trái phép... Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống sắp sửa diễn ra vào năm 2022, các đảng phái liên tục chạy đua để giành vị trí lãnh đạo tại các địa phương. Trong đĩ, sự trỗi dậy của Đảng Mặt trận quốc gia (FN) ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống chính trị nước Pháp và thách thức vai trị lãnh đạo nước Pháp đối với các đảng chủ chốt như LR, PS.

Chủ nghĩa dân túy ngày càng lớn mạnh tại châu Âu nĩi chung và trong lịng nước Pháp nĩi riêng. Hai luồng ý kiến đối lập về xu thế hội nhập ở châu Âu và chủ nghĩa dân tộc thể hiện ngày càng rõ nét. Tâm lý bài nhất thể hĩa châu Âu, đặc biệt từ sau sự kiện Brexit, đặt ra nhiều thách thức đối với vai trị dẫn dắt EU của Cộng hịa Pháp.

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w