Với sự trỗi dậy của các cường quốc CA-TBD, sự phát triển của nền kinh tế và sự leo thang đáng lo ngại của các xung đột nơi đây, phần lớn lịch sử thế kỷ XXI sẽ được viết lên ở CA-TBD. Nếu như cĩ thể mơ tả Trung Đơng là “vịng cung bất ổn” thì cũng cĩ thể coi khu vực trải rộng từ Nhật Bản qua Trung Quốc và ĐNÁ đến Ấn Độ là “vịng cung phát triển”.
Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên - xã hội, CA-TBD là một khu vực rộng
lớn về diện tích bao gồm hai bộ phận đĩ là biển Thái Bình Dương, đại dương lớn nhất thế giới (178,7 triệu km2); phần đất liền là lãnh thổ các quốc gia trong khu vực với diện tích hơn 60 triệu km2. Với 65% nguồn nguyên liệu tồn cầu và cĩ nhiều tuyến hàng hải quan trọng, CA-TBD là huyết mạch thương mại và năng lượng của thế giới, về cả trọng tải và giá trị [74, tr.25]. Hàng năm, trên ½ tải trọng thương mại thế giới cùng ½ khối lượng khí đốt thương mại và 1/3 khối lượng dầu lửa thương mại đi qua các vùng biển trong khu vực này [3, tr.107]. Về dân số, các nước CA-TBD được lợi từ cái mà các nhà kinh tế gọi là “lợi tức dân số” với số người ở độ tuổi lao động chiếm 68% dân số tồn khu vực [3, tr.75-76]. Ưu thế về lao động tạo ra cơ hội cho tăng trưởng kinh tế, vì sản lượng bình quân của người lao động cao hơn so với sản lượng bình quân của trẻ nhỏ và người già.
Thứ hai, về vị trí kinh tế, CA-TBD là khu vực năng động, giàu tiềm
năng, nơi hội tụ của nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc…
CA-TBD là khu vực phục hồi nhanh nhất và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất sau những tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế tồn cầu với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 6%, cĩ thể kể đến Trung Quốc (10,2%), Úc (3,8%) là những quốc gia cĩ tốc độ tăng trưởng cao nhất của thế giới [74, tr.24- 26]. CA-TBD đang trở thành một trong ba trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới, GDP chiếm 61% của thế giới, khối lượng buơn bán thương mại chiếm 45% tồn cầu, đạt hơn 3400 tỷ USD/năm [3, tr.90]. Nơi đây cịn cĩ nhiều trung tâm tài chính lớn vào bậc nhất của thế giới như: Tokyo, Hồng Kơng, Singapore… Sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn đối với CA-TBD nhằm tìm kiếm lối thốt, mở rộng thị trường, khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như cĩ thể hưởng lợi từ sự phát triển năng động của khu vực này.
Thứ ba, về vị trí chính trị - an ninh, CA-TBD đang là nơi hội tụ, giao
thoa lợi ích chiến lược của tất cả các nước lớn. Quan hệ Mỹ - Trung nổi lên trở thành mối quan hệ chủ đạo, chi phối nhiều mặt của cục diện khu vực. Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng rõ nét đối với vai trị lãnh đạo ở Đơng Á. Nga và Trung Quốc là hai cường quốc đang “trỗi dậy” về kinh tế, chính trị và quân sự, cùng tìm kiếm tiếng nĩi lớn hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực, vừa tăng cường hợp tác, vừa cảnh giác lẫn nhau. Bên cạnh đĩ, CA- TBD duy trì được mơi trường hịa bình và ổn định một cách tương đối nhờ hệ thống các thể chế an ninh khu vực đan xen, nhiều tầng nấc. Các thỏa thuận an ninh song phương và cơ chế hợp tác an ninh đa phương phát triển dày đặc ở khu vực này. Tuy nhiên, chưa cĩ một cơ chế nào cĩ thể đĩng vai trị làm “đầu tàu” để giải quyết các vấn đề an ninh cịn tồn tại trong khu vực. CA-TBD đang phải vật lộn với các vấn đề gây mất ổn định kinh niên như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên; các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa các nước trong khu vực; cuộc đấu tranh với Hồi giáo cực đoan; các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như thiên tai, buơn bán người và ma túy…