Khái niệm chính sách đối ngoạ

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 28 - 31)

Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng rộng rãi trong đời sống chính trị - xã hội. Hiểu một cách giản đơn, chính sách là một chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đĩ thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Theo James Anderson: “Chính sách là một q trình hành động cĩ mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm” [37, tr.2]. Theo Đại Từ điển tiếng Việt: “Chính sách là chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội” [36, tr.368].

Phân loại chính sách theo chủ thể ban hành gồm cĩ chính sách của các doanh nghiệp, tổ chức phi nhà nước (được gọi là chính sách tư); chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành (được gọi là chính sách cơng).

Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chính sách cơng bao gồm chính sách đối nội và chính sách đối ngoại. Chính sách đối nội là những chính sách được áp dụng trong lãnh thổ quốc gia để giải quyết các vấn đề phát sinh nội tại. Nĩi tới chính sách đối ngoại là đề cập đến các hành động, chiến lược và quyết định hướng tới các chủ thể bên ngồi phạm vi của hệ thống chính trị nội địa, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau, phù hợp với lợi ích của chủ thể chính sách đĩ. Chính sách đối ngoại của một quốc gia bao quát nhiều vấn đề khác nhau, từ an ninh truyền thống và các lĩnh vực kinh tế tới những vấn đề về mơi trường, năng lượng, viện trợ nước ngồi, di cư và

nhân quyền.

Feliks Gross đã ví một quốc gia khơng cĩ chính sách đối ngoại giống như một con tàu dưới biển sâu khơng cĩ phương hướng và chính sách đối ngoại dẫn dắt một nhà nước trong việc thực hiện các lợi ích quốc gia cũng như giành vị trí xứng đáng trong tương quan với các quốc gia khác [42, tr.15].

Theo Joseph Frankel, chính sách đối ngoại là tập hợp các hành động được thực hiện nhằm vào các lực lượng tồn tại bên ngồi biên giới quốc gia [39, tr.231]. Nĩ bao gồm việc xây dựng và thực hiện tổng thể các ý tưởng chi phối hành vi của các quốc gia trong khi tương tác với các quốc gia khác để bảo vệ và nâng cao lợi ích quốc gia của họ. Quan điểm của Hugh Gibson coi chính sách đối ngoại là bản kế hoạch tồn diện dựa trên kiến thức và kinh nghiệm hành động của chính phủ với phần cịn lại của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của quốc gia mình. Học giả này cũng lí giải quốc gia “sẵn sàng đi bao xa” khi chính sách đối ngoại thất bại và sử dụng những phương tiện nào để đạt được lợi ích [40, tr.8]. Minh chứng tiêu biểu cho quan điểm này là việc chính quyền Bush đưa quân vào Iraq năm 2003 [32, tr.29].

George Modelski định nghĩa: “Chính sách đối ngoại là hệ thống các hoạt động được phát triển bởi cộng đồng để thay đổi hành vi của các quốc gia khác và điều chỉnh hành động của chính nhà nước mình với mơi trường quốc tế. Chính sách đối ngoại phải làm sáng tỏ được cách mà quốc gia cố gắng thay đổi và thành cơng trong việc thay đổi hành vi của các quốc gia khác” [44, tr.6]. Kal J. Holsti lại cĩ quan điểm khác khi cho rằng chính sách đối ngoại là những hành động của bản thân chính phủ tiến hành hoặc cam kết nhằm duy trì hoặc thay đổi những đặc điểm mong muốn hoặc khơng mong muốn trong mơi trường quốc tế với mục tiêu được cân nhắc kỹ lưỡng [43, tr.97].

Trong Sổ tay thuật ngữ quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc gia đĩ sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên cách lĩnh vực

kinh tế, chính trị, quân sự, văn hĩa - xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đĩ [13, tr.80].

Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị mơn Quan hệ quốc tế định nghĩa: đường lối, chính sách đối ngoại của một quốc gia là tổng thể các quan điểm xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và phương châm chỉ đạo các hoạt động đối ngoại mà quốc gia đĩ thể hiện trong quan hệ với các quốc gia và các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế nhằm mục đích thực hiện thắng lợi những lợi ích quốc gia - dân tộc và của giai cấp cầm quyền trong từng giai đoạn lịch sử [29, tr.199].

Mặc dù quan điểm của các học giả về chính sách đối ngoại khá đa dạng, song đều cĩ điểm chung coi chính sách đối ngoại là những chiến lược, mục tiêu và hành động mà một quốc gia thực hiện trong quan hệ với các quốc gia khác. Trong luận án này, tác giả tiếp cận chính sách đối ngoại của một quốc gia từ gĩc độ là tổng hợp các chiến lược, chính sách mà quốc gia đĩ sử dụng trong

quá trình tương tác với các chủ thể quan hệ quốc tế khác trên các lĩnh vực chính trị, quốc phịng, kinh tế, văn hĩa và xã hội nhằm đạt được những mục tiêu phù hợp với lợi ích của quốc gia.

Về mục tiêu, định hướng ban đầu của chính sách đối ngoại là mở rộng tầm ảnh hưởng của quốc gia trong QHQT, đây là điểm phân biệt giữa chính sách đối ngoại và chính sách đối nội của quốc gia. Chính sách đối ngoại thường được coi là cánh tay nối dài của chính sách đối nội, gĩp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, hay bảo vệ và tối đa hĩa lợi ích quốc gia nĩi chung, thơng qua các con đường như hợp tác, cạnh tranh, xung đột, hoặc thậm chí chiến tranh.

Nhận định về mục tiêu của chính sách đối ngoại, tác giả Vũ Khoan cho rằng: “Chính sách đối ngoại của bất kỳ một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ bao giờ cũng nhằm phục vụ ba mục tiêu cơ bản là mục tiêu an ninh (gĩp phần đảm bảo độc lập, an ninh và tồn vẹn chủ quyền lãnh thổ); mục tiêu phát triển

(tận dụng ngoại lực và tạo dựng điều kiện quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội); và mục tiêu ảnh hưởng (gĩp phần nâng cao địa vị quốc gia, phát huy tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế)” [19, tr.3].

Tác giả luận án xác định mục tiêu chính sách đối ngoại của một quốc

gia là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ; giữ vững mơi trường hịa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh phát triển; nâng cao vị thế của quốc gia, đĩng gĩp thiết thực trong những vấn đề hịa bình, an ninh và phát triển trên thế giới.

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 28 - 31)