Khái niệm chính sách xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 31 - 35)

Dương của Cộng hịa Pháp

Về thuật ngữ “châu Á - Thái Bình Dương”, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên sử dụng thuật ngữ địa lý này. Từ năm 1938 đến năm 1945, Nhật Bản từng cĩ ý tưởng xây dựng “Khối Đại Đơng Á” nhưng đã bị nhiều quốc gia châu Á phản đối. Khi quay trở lại châu Á vào những năm 1960, Nhật Bản khơng muốn các quốc gia châu Á bị gợi nhắc về ý tưởng Đại Đơng Á trong quá khứ. Nhật Bản đưa ra ý tưởng về “châu Á - Thái Bình Dương” nhằm kết hợp khu vực châu Á “da vàng” và Thái Bình Dương “da trắng” [16, tr.96]. Đến những năm 1980, Mỹ và Australia bắt đầu đề cập tới châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh châu Á đang cĩ tốc độ phát triển kinh tế nhanh chĩng và các nước này khơng muốn bị loại ra khỏi sân chơi khu vực.

Từ những cách hiểu như trên, luận án tiếp cận châu Á - Thái Bình

Dương là một khu vực địa lý bao gồm các quốc gia Đơng Á, Đơng Nam Á, Nam Á, các quốc gia thuộc châu Đại Dương và các vùng biển cận kề các quốc gia này thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương.

Về thuật ngữ “xoay trục”, đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến từ khi Mỹ thực hiện chính sách tăng cường hiện diện tại khu vực CA-TBD. “Xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương” là cụm từ thơng dụng và là tâm điểm chính sách châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Thuật ngữ “xoay trục” lần đầu tiên được sử dụng trong ngơn ngữ ngoại giao là vào tháng 10 năm 2011 trên tạp chí “Chính sách đối ngoại”, khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đề cập tới việc xoay trục chiến lược ngoại giao và quân sự của Mỹ sang khu vực CA-TBD, như là phần mở đầu cho Thế kỷ Thái Bình Dương của nước Mỹ. Bài viết của bà Clinton bắt đầu bằng câu: “Khi cuộc chiến tranh ở Iraq thuyên giảm và Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afganistan, Mỹ đứng ở điểm xoay trục” [84]. Bà Clinton cũng tuyên bố: “Một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất của nghệ thuật lãnh đạo Mỹ trong thập niên tới sẽ là tăng cường đáng kể đầu tư ngoại giao, kinh tế, chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

“Xoay trục”, “tái cấu trúc” hay “tái cân bằng” đều cĩ một nội hàm gần như tương đồng nhau, thể hiện sự dịch chuyển mang tính chiến lược của các quốc gia, dù lớn hay nhỏ. Chính sách xoay trục là bước đầu tiên trên một chặng đường dài để phân chia lại sự chú ý và nguồn lực của Mỹ cho CA-TBD, bao gồm một tổ hợp chính sách và hành động ngoại giao, kinh tế và quân sự để làm cho cam kết của Mỹ đối với CA-TBD trở nên đáng tin cậy hơn. Một bộ các chỉ số đã được thiết lập để người thực hiện và người giám sát đánh giá kết quả của chính sách [3, tr.43].

Bản chất chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng” là nhằm “ngăn chặn” Trung Quốc trỗi dậy đe dọa lợi ích chiến lược của Mỹ và thách thức tham vọng chiếm giữ vai trị lãnh đạo tồn cầu của Mỹ. Trước sức ép kinh tế và quân sự của Trung Quốc hiện nay, các nước châu Á cần Mỹ khơng phải chỉ để đối phĩ với nguy cơ Trung Quốc trước mặt, mà cịn nhằm hợp tác lâu dài, giúp các nước trong khu vực phát triển. Đây chính là ý nghĩa thực sự của chủ trương “tham dự tích cực” và “xoay trục”. Nội dung “xoay trục” khơng phải chỉ cĩ phân bổ lại lực lượng quân sự của Mỹ mà cịn phải tăng cường sức mạnh quân sự cho các đồng minh tại khu vực. “Xoay trục” khơng phải chỉ tăng cường hợp tác kinh tế khu vực để tránh lệ thuộc vào Trung Quốc mà cịn

thúc đẩy hợp tác văn hĩa giáo dục. Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama đưa ra chính sách xoay trục châu Á - Thái Bình Dương, cịn đến thời Tổng thống Donal Trump đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở nhằm nhấn mạnh thơng điệp rằng an ninh khu vực được củng cố bằng tự do hàng hải trên biển và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc khơng chỉ đơn thuần ở Đơng Á mà cĩ thể thực hiện trong khu vực rộng lớn này.

Khi một cường quốc như Mỹ tiến hành xoay trục chiến lược thì các nước khác dù muốn hay khơng, cũng sẽ phải cĩ các bước điều chỉnh thích hợp. Trung Quốc cơng bố “Giấc mộng Trung Hoa” và đưa ra sáng kiến “Vành đai - Con đường” [33, tr.242]. Ấn Độ chuyển từ chính sách “Hướng Đơng” sang “Hành động phía Đơng” [31, tr.105], EU thì đã chính thức đưa ra “Chiến lược kết nối Á - Âu” [19, tr.34].

Về phía Cộng hịa Pháp, Tổng thống Franỗois Hollande ngay t khi lờn nắm quyền vào năm 2012 đã thể hiện mong muốn thiết lập một sự hiện diện rõ rệt và đa dạng hơn cho nước Pháp tại CA-TBD. Sau khi ng Franỗois Hollande c cử, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đã ra sức chạy đua để được là quốc gia châu Á đầu tiên mà Tổng thống Phỏp chn n. Nhng cui cựng Tng thng Franỗois Hollande đã chọn đến Lào [73, tr.180]. Trong bài phát biểu tại thủ đơ Viêng Chăn ngy 5/11/2012, ng Franỗois Hollande ĩ nhn mạnh nước Pháp phải tăng cường quan hệ với CA-TBD dựa trên sự phát triển khơng ngừng về giao lưu của hai bên trên mọi lĩnh vực đặc biệt là giao lưu kinh tế và văn hĩa.

Vị trí của CA-TBD trong chiến lược của Cộng hịa Pháp đã được xác định trong Sách trắng năm 2013. Đối với quốc gia này, sự ổn định của CA-TBD và tự do hàng hải là các ưu tiên về ngoại giao và kinh tế. Trong trường hợp cĩ khủng hoảng ở khu vực, Cộng hịa Pháp cùng với các đồng minh của mình sẽ hỗ trợ giải quyết trên phương diện chính trị và quân sự ở mức thích hợp [54, tr.58].

Ngoại trưởng Laurent Fabius cơng bố trong bài phát biểu tại trụ sở ASEAN ở Jakarta ngày 2 tháng 8 năm 2013 [Phụ lục 1]. Ơng khẳng định, cũng như Mỹ, nước Pháp tiến hành chiến lược xoay trục hướng về CA-TBD. Tuy nhiên ơng đã giải thích: “Sự xoay trục về châu Á khơng phải là một hiệu ứng theo phong trào, mà vì nước Pháp muốn hiện diện ở một khu vực mà thế giới tương lai đang được xây dựng. Rõ ràng, châu Á - Thái Bình Dương sẽ là trung tâm của thế kỷ XXI”. Ý tưởng về xoay trục của Cộng hịa Pháp khơng giống với chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng” ở CA-TBD của Mỹ đã triển khai năm 2011 dưới thời Tổng thống Barack Obama [3, tr.45]. Trọng tâm “xoay trục” của Cộng hịa Pháp khơng đi kèm với việc tái cơ cấu quân sự trong khu vực mà chủ yếu tập trung vào kinh tế và các hoạt động ngoại giao, như Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã khẳng định: “Cho dù Pháp cĩ hiện diện trong khu vực, sự xoay trục này của Pháp phần lớn khơng mang tính quân sự. Sự chuyển trục của chúng tơi mang đậm tính chất ngoại giao. Chính phủ mới của Pháp xem việc phát triển các mối quan hệ với châu Á là một ưu tiên”.

Châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng đĩng vai trị quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới, khiến khơng chỉ Mỹ mà ngay cả EU cũng cần đưa ra cách tiếp cận mới cho mình. Nhiều nước lớn trong EU đã thể hiện sự quan tâm tới khu vực này khi Cộng hịa Pháp là một trong những nước tiên phong trong nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như Ấn Độ, Nhật Bản và Australia. Chính sách đối với CA-TBD, dựa trên các đánh giá lớn nhất về chính sách quốc phịng và đối ngoại của Cộng hịa Pháp trong 30 năm qua, thể hiện quan điểm của Cộng hịa Pháp về một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và hợp tác, tự do thương mại.

Từ những tuyên bố của Chính phủ Pháp và quan điểm của các học giả, cĩ thể hiểu Chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng

hịa Pháp là một bộ phận trong tổng thể chính sách đối ngoại của quốc gia này nhằm dịch chuyển chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, phân chia

lại sự chú ý và nguồn lực với quan điểm nơi nào đã bị coi là địa bàn thứ yếu quá lâu thì giờ đây phải được hưởng địa vị chính đáng của nĩ trên cơ sở đánh giá tình hình quốc tế và lợi ích của quốc gia.

Thực chất của chính sách xoay trục sang CA-TBD mà Cộng hịa Pháp tiến hành là sự sắp xếp lại các ưu tiên chính sách đối ngoại cho phù hợp với các nhu cầu trong thế kỷ XXI, nâng cao vị trí của CA-TBD trong tổng thể chính sách đối ngoại của Cộng hịa Pháp. Nguyên lý của sự điều chỉnh chính sách này là nước Pháp cần quan hệ nhiều hơn với CA-TBD và hiện diện nhiều hơn ở khu vực này. Từ đĩ cĩ thể khẳng định xoay trục khơng phải là chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác, mà là từ chiến lược này sang một chiến lược khác. Dù hình thức cĩ sự điều chỉnh kiểu nào, nhưng nội dung cốt lõi trong việc tìm kiếm lợi ích tại khu vực CA-TBD sẽ vẫn được duy trì, do khu vực này cĩ vị trí hết sức quan trọng đối với nền chính trị, kinh tế và an ninh - quốc phịng của Cộng hịa Pháp.

Khi Cộng hịa Pháp đưa ra chính sách xoay trục khơng cĩ nghĩa đĩ là hình thức từ bỏ, hủy bỏ hoặc rút lui khỏi các vai trị và cam kết lâu đời khác mà là sự di chuyển tới một mức can dự chiến lược và một sự cân bằng hơn các nguồn lực ngoại giao của quốc gia này.

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 31 - 35)