Cấu trúc hệ thống quốc tế

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 52 - 53)

Chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hịa Pháp được hình thành dựa trên nguyên lý chủ động ứng phĩ với sự thay đổi của cấu trúc hệ thống quốc tế.

Hệ thống quốc tế là chỉnh thể của các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hĩa, ngoại giao, quân sự… trên tồn cầu, cĩ quan hệ lẫn nhau thơng qua sự tương tác của các quốc gia hoặc các chủ thể phi quốc gia, để tạo nên cấu trúc ổn định của đời sống thế giới [29, tr.11]. Cấu trúc là phương thức tổ chức các thành tố trong hệ thống, là nơi các thành tố trong hệ thống cùng cĩ quan hệ, là tổng hợp các quy định sự tồn tại hệ thống đối với thành tố của nĩ [24, tr.311]. Một cấu trúc ổn định trong hệ thống quốc tế được gọi là trật tự thế giới.

Trật tự thế giới là sự sắp xếp, phân bổ và cân bằng quyền lực giữa các cường quốc nhằm duy trì sự ổn định của đời sống quốc tế trong một thời kỳ nhất định. Cũng cĩ thể hiểu, trật tự thế giới là cách so sánh và phân bổ sức mạnh tổng hợp giữa các cường quốc và là dạng thức hoạt động hay dàn xếp của các quốc gia cĩ chủ quyền và các nhân tố khác nhằm duy trì các mối quan hệ giữa họ với nhau theo những luật chơi chung vì mục tiêu, lợi ích của từng nước và của cả hệ thống. Trong lịch sử cĩ bốn loại trật tự chính: trật tự đơn cực, trật tự hai cực, trật tự đa cực và trật tự khơng phân cực. “Cực” trong trật

tự thế giới được hiểu là một trung tâm quyền lực cĩ ảnh hưởng lớn tới QHQT ở khu vực hay trên phạm vi tồn cầu. Theo nghĩa rộng thì trung tâm quyền lực khơng chỉ là một cường quốc đơn lẻ mà cịn cĩ thể là một liên minh các quốc gia như EU hiện nay. Do vậy, cực cĩ thể là một quốc gia cụ thể hoặc tập hợp một số quốc gia trong một cơ chế liên kết nào đĩ.

Trong cấu trúc hệ thống quốc tế hiện nay, sự chuyển dịch trọng tâm quyền lực từ Tây sang Đơng, dẫn tới sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước lớn trong khu vực CA-TBD. Khu vực này tiếp tục chứng kiến xu hướng hình thành ba tập hợp lực lượng [27, tr.319]. Một là, tập hợp lực lượng do Mỹ dẫn dắt, gồm nhĩm các đồng minh và đối tác của Mỹ. Hai là, tập hợp lực lượng do Trung Quốc dẫn dắt, gồm các nước tham gia các tổ chức, sáng kiến kinh tế và ngoại giao do Trung Quốc khởi xướng và chi phối.

Ba là, tập hợp lực lượng của các nước đang cố gắng hạn chế tác động tiêu cực

của cạnh tranh Mỹ - Trung. Các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, EU và ASEAN tăng cường hợp tác với nhau, khai thác thế mạnh của cơ chế đa phương do ASEAN dẫn dắt, qua đĩ đề cao luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử khu vực và hạn chế ảnh hưởng của chính trị cường quyền nước lớn.

Chính sách xoay trục sang CA-TBD của Pháp chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của hệ thống quốc tế nhưng đồng thời cũng chi phối ngược trở lại đối với sự vận động của chính hệ thống và quá trình hình thành trật tự thế giới mới. Các nước và các trung tâm quyền lực lớn hiện nay vẫn nắm vai trị quan trọng và cạnh tranh ảnh hưởng với nhau, trong khi các nước nhỏ sẽ cĩ tiếng nĩi ngày càng quan trọng hơn nhưng vẫn cĩ thể bị thiệt thịi và bị chi phối bởi các nước lớn [14, tr.315-316].

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 52 - 53)