Sự gia tăng các thách thức tồn cầu

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 53 - 56)

Hiện nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những thách thức tồn cầu, được hiểu là những vấn đề mà tác động của chúng gây

nguy hiểm to lớn đe dọa đến sự tồn vong của nhân loại. Việc khắc phục những hậu quả đĩ vơ cùng phức tạp, khĩ khăn, lâu dài, phải cĩ sự phối hợp của tất cả các quốc gia trên thế giới mới cĩ thể làm được. Với tham vọng trở thành cường quốc cĩ tầm ảnh hưởng tồn cầu, Cộng hịa Pháp khơng thể khơng tính đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại hướng tới khu vực CA-TBD, nơi mà các thách thức tồn cầu đang gia tăng đáng kể.

Thứ nhất, nhĩm thách thức tồn cầu gắn liền với mối quan hệ giữa các

cộng đồng xã hội cơ bản của nhân loại.

Trật tự hai cực Yalta tan rã để lại những khoảng trống quyền lực. Nhiều mâu thuẫn cơ bản của thế giới khơng những mất đi mà cịn phát triển sâu sắc hơn. Đặc biệt, mâu thuẫn dân tộc, tơn giáo trước đây bị ý thức hệ làm lu mờ thì trong điều kiện mới cĩ cơ hội phát triển. Chúng càng trỗi dậy khi được các thế lực bên ngồi sử dụng làm cơng cụ can thiệp vào cơng việc nội bộ của các quốc gia, tạo ra các mâu thuẫn, xung đột mới, bên cạnh đĩ là sự ra đời của các tổ chức khủng bố quốc tế mang màu sắc tơn giáo. Về tần suất và quy mơ, các vụ tấn cơng khủng bố ngày càng lớn, mức độ thiệt hại ngày càng gia tăng, địa bàn ngày càng mở rộng với phương thức, thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm và khĩ lường hơn.

Cách mạng khoa học - cơng nghệ, nhất là cách mạng cơng nghệ thơng tin phát triển như vũ bão, đã thúc đẩy tồn cầu hĩa thơng tin truyền thơng diễn ra nhanh hơn. Khoảng nửa dân số thế giới kết nối mạng, lượng thơng tin và lưu chuyển dữ liệu bùng nổ tạo ra những khơng gian ảo nằm ngồi tầm kiểm sốt của hệ thống quản trị truyền thống. Các quốc gia gặp nhiều khĩ khăn hơn khi giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia bằng các cơng cụ truyền thống của nhà nước vốn bị bĩ hẹp trong biên giới lãnh thổ quốc gia đã được xác định. Khơng ít thành tựu khoa học - cơng nghệ bị các tổ chức ngồi nhà nước lợi dụng để tập hợp đám đơng, gây bạo loạn chính trị, tạo nên các xung đột và bất ổn xã hội.

Thứ hai, nhĩm thách thức tồn cầu nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa

xã hội lồi người với giới tự nhiên.

Hoạt động của con người một mặt cần tiêu hao các nguồn tài nguyên, mặt khác cần thải ra các vật phế thải, mơi trường do vậy bị xâm thực từ hai phía và rơi vào tình trạng ơ nhiễm trầm trọng. Biểu hiện của nĩ, một mặt là xuất hiện một loạt sự kiện mơi trường nghiêm trọng đe doạ đến sinh mạng của mấy trăm nghìn, thậm chí mấy triệu người. Mặt khác đã phát sinh những biến cố mơi trường khiến người ta vơ cùng lo ngại, cụ thể là sự biến đổi khí hậu tồn cầu làm gia tăng tần suất và cường độ thiên tai tự nhiên, xuất hiện những hiện tượng cực đoan như hiệu ứng nhà kính làm trái đất nĩng lên, mực nước biển dâng cao, thảm họa tự nhiên, sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển, sự di chuyển của các đới khí hậu… đe dọa sự sống của các lồi sinh vật cũng như sinh kế, phát triển của con người [6, tr.233-234].

Tiếp đến, nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, dẫn tới khan hiếm và tranh chấp nguồn nước, các nguồn năng lượng hĩa thạch, đe dọa đến an ninh năng lượng. Vấn đề năng lượng khơng cịn là vấn đề chuyên mơn kỹ thuật thuần túy mà là vấn đề chính trị - xã hội, vấn đề QHQT. Các cuộc chiến tranh thương mại, quân sự, ngoại giao của thế kỷ XXI đều gắn chặt, hoặc cĩ nguyên nhân trực tiếp từ vấn đề năng lượng như ở Kuwait, Afganistan, Iraq và kể cả Biển Đơng.

Hơn nữa, cơng nghiệp hĩa, đơ thị hĩa cộng với tác động của biến đổi khí hậu, diện tích cây lương thực bị thu hẹp dẫn tới khan hiếm lương thực, đe dọa đến an ninh lương thực. Hầu hết số người đĩi chủ yếu sống ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và Cận Đơng.

Thứ ba, nhĩm thách thức tồn cầu liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của

cá nhân con người. Nhĩm này bao gồm những vấn đề liên quan đến “chất lượng con người”, tăng cường sức khỏe, phát triển năng lực trí tuệ và duy trì đạo đức như vấn đề dân số, di cư, bệnh tật hiểm nghèo và dịch bệnh.

Dân số hiện nay gia tăng cĩ tính bùng nổ. Lồi người gia tăng nhanh chĩng với việc cuối thế kỷ XX đạt trên 6 tỷ, đến nay là hơn 7 tỷ [6, tr.237-238]. Với một số dân như vậy sẽ cản trở sự cải thiện tồn diện đời sống và tạo ra cho sự sinh tồn cũng như phát triển sau này của lồi người những chướng ngại nghiêm trọng khĩ vượt qua. Tồn cầu hĩa lao động đã dẫn tới các quá trình di dân phức tạp hơn, từ di cư hợp pháp đến di cư bất hợp pháp, trong đĩ cĩ cả hoạt động buơn bán lao động. Nếu di cư là hiện tượng xã hội phổ biến, thì khủng hoảng di cư là khái niệm phản ánh sự gia tăng nhanh chĩng về số lượng người di cư trái phép. Thuật ngữ “khủng hoảng di cư” tuy mới được đề cập từ thập niên cuối của thế kỷ XX, nhưng trở nên phổ dụng kể từ khi cĩ hàng ngàn người di cư từ các quốc gia Syria, Iraq hay Libya đến châu Âu. Khủng hoảng di cư thực chất là cuộc khủng hoảng về số lượng người di cư với sự gia tăng đột ngột, ồ ạt, phức tạp, trong đĩ nhĩm người dễ bị tổn thương là phụ nữ, trẻ em, lao động di cư... Khủng hoảng di cư xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân, cĩ thể do thảm họa thiên tai, nội chiến, xung đột sắc tộc... dẫn đến những luồng di cư trong từng quốc gia hoặc xuyên quốc gia.

Nhân loại đang phải đối mặt với thực trạng gia tăng dịch bệnh, sự xuất hiện và tái xuất hiện của một số bệnh dịch và một số bệnh lạ, các loại vi trùng kháng vắc-xin. Dịch bệnh nguy hiểm cũng cĩ khả năng lây lan nhanh trở thành đại dịch tồn cầu trong bối cảnh biên giới lãnh thổ bị xĩa nhịa và khoảng cách địa lý giữa các quốc gia bị thu hẹp. Đại dịch đề cập đến sự lây lan của một dịch bệnh tới nhiều quốc gia và lục địa cùng một lúc, là thuật ngữ được sử dụng bởi các chuyên gia khơng phải chỉ bởi mức độ lây lan của nĩ mà cịn là sự nguy hiểm của nĩ đối với tồn cầu ví dụ như đại dịch HIV/AIDS, Ebola, COVID- 19...

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 53 - 56)