2.2.4.1. Phương thức chi trả
BHXH tỉnh Bắc Ninh là BHXH cấp tỉnh nên là cấp trung gian trong bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
BHXH tỉnh có 9 đơn vị BHXH địa phương trực thuộc sau:
1. Văn phòng BHXH tỉnh
2. Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh
3. Bảo hiểm xã hội huyện Quế Võ
4. Bảo hiểm xã hội huyện Thuận Thành
5. Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong
6. Bảo hiểm xã hội huyện Lương Tài
7. Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du
8. Bảo hiểm xã hội huyện Gia Bình
9. Thị xãTừ Sơn
Để thực hiện chi trả chế độ BHXH cho đúng đối tượng thụ hưởng, chi đúng, chi đủ một cách có hiệu quả nhất đồng thời mang lại hiệu quả cho cơ quan BHXH
và người được hưởng trợ cấp, trong thời gian qua (2005-2008) BHXH tỉnh Bắc Ninh đã chi trả theo 2 phương thức thanh toán: Chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp. Tùy từng điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương và đặc thù của từng chế độ mà có phương thức chi trả cho các đối tượng sao cho hợp lý, có lợi cho cả BHXH tỉnh và các đối tượng hưởng. Phương thức chi trả mà BHXH tỉnh Bắc Ninh áp dụng như sau:
Phương thức chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng: phương thức này áp dụng đối với các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, hoặc lĩnh tiền trợ cấp một lần. Các đối tượng hưởng sẽ trực tiếp đến cơ quan BHXH tỉnh Bắc Ninh để nhận tiền.
Quy trình chi trả như sau: :
- Phương thức chi trả gián tiếp bao gồm chi trả thông qua đại lý chi trả, thông qua ngân hàng, qua bưu điện.
+ Phương thức chi trả gián tiếp thông qua các đại lý chi trả: áp dụng chi các chế độ dài hạn, định kỳ, thường xuyên. Hoặc nơi chi trả có địa hình gây khó khăn cho cán bộ chi trả trực tiếp. Đại lý chi trả là những người có trách nhiệm và có uy tín trong nhân dân, thường là chủ tịch phường và tổ chức khu phố, hoặc những cán bộ uy tín trong làng, xã. BHXH tỉnh Bắc Ninh phải trích một khoản để trả cho các đại lý gọi là lệ phí chi trả.
Quy trình chi trả gián tiếp thơng qua các đại lý chi trả như sau: BHXH tỉnh
Bắc Ninh
Ngân hàng Đối tượng
hưởng Ngân hàng BHXH tỉnh Bắc Ninh Đại lý chi trả Đối tượng hưởng
+ Thanh toán qua tài khoản ngân hàng, bưu điện: áp dụng cho các chế độ ngắn hạn mà người lao động đang làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp… như ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, BHYT. Thanh tốn qua ngân hàng thì tiền được chuyển từ tài khoản BHXH tỉnh vào tài khoản có đối tượng hưởng, chủ sử dụng lao động có trách nhiệm thanh tốn cho người lao động được hưởng. Còn thanh tốn qua đường bưu điện thì cơ quan BHXH tỉnh gửi địa chỉ và số tiền của đối tượng và nhân viên bưu điện ở địa bàn đó sẽ chuyển đến tận đối tượng hưởng.
Quy trình chi trả gián tiếp thơng qua Ngân hàng:
2.2.4.2. Quy trình chi trả các chế độ BHXH
Công tác chi trả phải đơn giản, hiệu quả, dễ dàng, thuận tiện, kịp thời, đáp ứng đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH và người thụ hưởng BHXH đồng thời phải đảm bảo sự cơng khai minh bạch. Để làm được điều đó thì q trình phân cấp phải được rõ ràng, theo một quy trình trặt chẽ, khoa học thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Hiện nay căn cứ vào quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của BHXHVN và quyết định của Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Ninh: ban hành quy định việc phối hợp giữa BHXH các huyện, BHXH thành phố, và các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh trong việc thực hiện cơ chế một cửa tại BHXH tỉnh; BHXH tỉnh Bắc Ninh tiến hành chi trả các chế độ BHXH theo quy trình các chế độ BHXH theo quy trình sau:
- BHXH tỉnh Bắc Ninh + Giao dịch một cửa:
Thực hiện Quyết định 93/2007/QĐ -TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thơng” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, từ 15-11-2007, (BHXH) tỉnh đã tổ chức thực hiện theo Quyết định trên với tinh thần vì nhân dân mà phục vụ.
Tiếp nhận kiểm tra các biểu mẫu báo cáo của BHXH huyện nếu đủ điều kiện Tài khoản của
BHXH tỉnh tại Ngân hàng
Tài khoản của các đơn vị có đối tượng hưởng
Đối tượng hưởng
quy định thì tiếp nhận và giao Phịng chế độ BHXH trước 2 tháng liền kề tiếp theo so với tháng nhận báo cáo từ BHXH huyện.
Nhận nguồn kinh phí, các hồ sơ biểu mẫu liên quan từ phịng Kề hoạch tài chính giao cho BHXH huyện chậm nhất vào ngày 10 và ngày 21 hàng tháng.
+ Phòng Chế độ BHXH:
Căn cứ vào số đối tượng hưởng BHXH thường xuyên đang quản lý và số đối tượng xét duyệt mới, số đối tượng tăng, giảm trong tháng để lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH, các biểu mẫu theo quy định và chuyển cho phịng Kế hoạch tài chính chậm nhất vào ngày 06 và ngày 18 hàng tháng.
+ Phịng Kế hoạch tài chính:
Nhận từ phịng chế độ BHXH các biểu mẫu và danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH. Lập các bảng tổng hợp theo quy định. Trình giám đốc ký duyệt, tiến hành cấp nguồn kinh phí và giao các biểu mẫu, danh sách cho Giao dịch một cửa chậm nhất vào ngày 09 và ngày 20 hàng tháng.
+ BHXH các huyện:
Hàng tháng căn cứ vào đối tượng hưởng BHXH thường xuyên đang quản lý, tình hình biến động, lập thủ tục và gửi đến Giao dịch một cửa vào ngày cuối cùng trong tháng các thủ tục theo quy định.
Sau khi nhận được danh sách chi trả và bảng tổng hợp danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH từ Giao dịch một cửa, tiến hành bàn giao hồ sơ cho đối tượng, báo cáo chi ngân sách về phòng kế hoạch tài chính chậm nhât vào ngày 21 hàng tháng, tổ chức chi trả tại văn phịng BHXH huyện hồn thành trước ngày 28 hàng tháng( BHXH huyện gửi giấy mời cho đối tượng đến trực tiếp tại văn phòng).