0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

VÀI NÉT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮC NINH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2005-2008 (Trang 29 -41 )

BHXH ở nước ta là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trên thực tế BHXH Việt Nam ra đời ngay từ thời pháp thuộc nhưng phải đến sau Cách mạng Tháng tám thành công, trên cơ sở hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh quy định về chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí cho cán bộ, cơng nhân viên chức như: sắc lệnh 105/SL ban hành ngày 14/03/1947; sắc lệnh 77/SL ban hành ngày 22/05/1950. Những quy định về BHXH của Nhà nước ở thời kỳ này là cơ sở cho sự phát triển của BHXH sau này.

Năm 1959 hiến pháp của nước ta ra đời đã thừa nhận công nhân viên chức có quyền hưởng trợ cấp BHXH, quyền này được cụ thể hóa trong điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 và điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ. Đây được coi là văn bản pháp luật đầy đủ và toàn diện về BHXH lúc bấy giờ quy định các quyền lợi của người lao động.

Ngày 22/06/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP quy định về chế độ BHXH cho người lao động trong các thành phần kinh tế. Điểm nổi bật trong giai đoạn này là Nghị định 19/CP ban hành ngày 16/02/1995 quy định về việc thành lập BHXH Việt Nam. Từ đây, BHXH Việt Nam đã có vị trí vơ cùng quan trọng trong đời sống kinh tế -xã hội của đất nước. BHXH Việt Nam được thành lập theo Nghị định 19/CP đã trở thành 1 cơ quan có tư cách pháp nhân trực thuộc Chính phủ, được tổ chức theo ngành dọc từ Trưng ương đến địa phương để thực hiện tất cả các nhiệm vụ về BHXH.

Đến ngày 29/06/2006, Luật BHXH Việt Nam ra đời, kể từ đây, ngành BHXH đã có đủ căn cứ, cơ sở pháp luật để hoạt động và phát triển. Sau khi luật BHXH ra đời, Nhà nước đã ban hành rất nhiều Quyết định, Thông tư, Nghị định để nhằm hồn thiện các chính sách về BHXH từ đó góp phần ổn định thu nhập, đời sống cho nhân dân lao động.

Ngày 22/08/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2008/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Đến nay, cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có:

+ Ở trung ương là BHXH Việt Nam

+ Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc BHXH Việt Nam.

+ Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh.

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Ban kiểm tra Văn phòng Ban hợp tác quốc

tế Ban tổ chức Ban câp sổ, thẻ Ban thực hiện chính sách BHXH Tạp trí BHXH

Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH Viện khoa học BHXH Ban thực hiện chính sách BHYT Ban tun truyền GIÁM ĐỐC BHXH TỈNH Phó giám đốc Phòng chế độ BHXH Phòng KH- TC Phòng thu BHXH Phòng CNTT Phòng kiểm tra Báo BHXH Phó giám đốc

Ban thu Ban KH_TC

Ban chi

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ

PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

Trung tâm lưu trũ

Trung tâm cơng nghệ thơng tin

Phịng tổ chức hành chính

Ban thi đua khen thưởng Phịng BH tự nguyện Phịng giám định chi

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

BHXH QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ

Từ khi thực hiên luật BHXH, BHXH Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, số người tham gia BHXH đã tăng lên, tính đến cuối năm 2008, cả nước có 8,527 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm gần 70% số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Bên cạnh đó, có trên 6.200 người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó chủ yếu là những người trước đó tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời, số tiền nợ trong 2 năm qua tập trung chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp, Trong đó, riêng năm 2008, doanh nghiệp ngồi quốc doanh chiếm 35%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 33% tổng số tiền chậm đóng, nợ đọng BHXH.

Về việc thực hiện chế độ BHXH, cuối năm 2008 đã giải quyết trên 117.700 người hưởng BHXH hàng tháng, Trong đó, hưu trí là 96.000 người, giải quyết chế độ BHXH ngắn hạn cho 2,5 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, gần 600.000 lượt người hưởng chế độ thai sản, trên 4.500 người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN và khoảng 500.000 lượt người hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe.

- Nằm trong hệ thống BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Bắc Ninh được thành lập 1/10/1997, trên cơ sở tách từ BHXH (Hà Bắc cũ), có nhiệm vụ thực hiện chính sách BHXH, đến tháng 1/2003 thực hiện thêm chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Uỷ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của BHXH Việt Nam, từ đó đến nay BHXH tỉnh ln hồn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng tỉnh Bắc Ninh giàu mạnh. Hiện nay, BHXH tỉnh Bắc Ninh có trụ sở được đặt tại số 29, Nguyễn Đăng Đạo, Phường Suối Hoa, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Từ 5 phòng nghiệp vụ, 6 đơn vị trực thuộc và 68 cán bộ công chức lúc mới thành lập, tháng 1/2003 tiếp nhận thêm 47 cán bộ, công chức của BHYT. Hiện nay BHXH tỉnh Bắc Ninh đã có 8 phịng nghiệp vụ và 8 đơn vị huyện thành phố trực thuộc với 164 cán bộ.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Bắc Ninh

( Nguồn: BHXH tỉnh Bắc Ninh)

+ Trong những năm qua BHXH tỉnh Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành tựu. Đến cuối năm 2008 BHXH tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả như sau:

Công tác BHXH, BHYT bắt buộc: thực hiện kế hoạch của BHXH Việt Nam, ngay từ đầu các năm thì BHXH tỉnh Bắc Ninh đều giao chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc cho phòng thu và BHXH các huyện, thị xã, thành phố để các đợn vị chủ động thực hiện. Công tác cấp sổ BHXH và thẻ BHYT bắt buộc cho

Giám

đốc

Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Phó

Giám

đốc

p. giám định y tế P. Thu P. BH YTT N P. TC- HC P. chế độ BH XH P. KH- TC P. CN TT P. Kiể m tra P. tiếp nhận qlhs P. cấp ql sổ thẻ

BHXH huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh


người tham gia BHXH, BHYT được thực hiện đúng theo quy định, năm 2008, BHXH tỉnh duyệt, cấp mới 21.905 sổ BHXH và 248.290 thẻ BHYT bắt buộc. Công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc ở các đơn vị khu vực sản xuất kinh doanh ngồi cơng lập có nhiều tiến bộ. Năm 2008, Bắc Ninh có 574 đơn vị khu vực sản xuất kinh doanh ngồi cơng lập, với 35.013 lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc.

Công tác BHYT tự nguyện: Thực hiện Nghị định 63 của Chính phủ, Thơng tư liên tịch số 06/2007/ TTLT- BYT-BTC ngày 31/03/2007, Thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT- BYT-BTC ngày 10/12/2007 của bộ y tế, bộ tài chính, các văn bản của BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện, năm 2008, BHXH tỉnh Bắc Ninh tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ 70% mức phí cho đối tượng cận nghèo nghèo khi tham gia BHYT tự nguyện. Kết quả thực hiện BHYT tự nguyện năm 2008, toàn tỉnh phát hành 111.753 thẻ BHYT tự nguyện, với số tiền thu 16.435 triệu đồng, đạt 104% kế hoạch. BHYT tự nguyện học sinh, 100% số trường trong tỉnh tham gia. Tổng số học sinh tham gia là 81.016 em, số tiền thu 7.385 triệu đồng.

Công tác quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động cho quản lý bộ máy đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chống lãng phí. Cơng tác chi trả các chế độ BHXH, BHYT được thực hiện tốt, đúng quy định, tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH đảm bảo thuận tiện. Năm 2008, BHXH tỉnh Bắc Ninh chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho 30.900 người.

Cơng tác giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT: năm 2008 BHXH tỉnh ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với 21 cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh.

Công tác chế độ chính sách BHXH: Cơng tác tiếp nhận hồ sơ chuyển, chuyển đi tỉnh ngoài và chuyển nội bộ trong tỉnh được thực hiện đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người thụ hưởng BHXH khi di chuyển nơi cơ cư trú. Năm 2008, BHXH tỉnh Bắc Ninh tiếp nhận 545 hồ sơ đề nghị nơi hưởng chế độ BHXH, BHXH tỉnh Bắc Ninh đã đưa công nghệ thông tin vào trong quản lý đối tượng hưởng BHXH. Công tác giao nộp hồ sơ của đối tượng hưởng chế độ BHXH vào lưu trữ được thực hiện tốt.

Công tác kiểm tra: BHXH tỉnh Bắc Ninh đã duy trì tốt cơng tác thường trực dân, trực đường dây điện thoại nóng, giải quyết đơn khiếu nại tố cáo. Kế hoạch kiểm tra được thực hiện theo đúng kế hoạch, năm 2008, BHXH tỉnh, phối hợp với sở lao động Thương binh và xã hội và liên đoàn lao động tỉnh. Thanh tra 32 đơn vị

thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT. Qua kết luận của đoàn Kiểm tra nhà nước và đoàn kiểm tra BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Bắc Ninh thực hiện tốt nhiệm vụ của Nhà nước.

Công nghệ thông tin: BHXH tỉnh Bắc Ninh đã ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin vào việc quản lý đối tượng hưởng BHXH, quản lý thu BHXH, phân cấp chi phí khám chữa bệnh đa tuyến, xét duyệt các chế độ ngắn hạn. Công tác quản lý hồ sơ được đảm bảo an tồn, khoa học, ngăn nắp, cơng tác đưa hồ sơ mới vào lưu trữ được thực hiện kịp thời.

Công tác tổ chức: BHXH tỉnh Bắc Ninh đã sắp xếp tổ chức các phòng nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 94 của Chính phủ, cơng tác bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình, quy định của BHXH Việt Nam và hướng dẫn của tỉnh ủy Bắc Ninh đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại 01 Giám đốc, và bổ nhiệm 03 phó Giám đốc BHXH tỉnh. Cơng tác cải cách hành chính tiếp tục được duy trì, BHXH tỉnh đã tổ chức tốt bộ phận “một cửa” để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, tạo điều kiện cho cá nhân và tổ chức đến tham gia và xét hưởng các chế độ chính sách về BHXH và BHYT. Bắt đầu từ ngày 01/01/2009, BHXH tỉnh sẽ hoạt động theo mơ hình tổ chức 9 phịng nghiệp vụ.

Với những thành tích đã đạt được BHXH tỉnh Bắc Ninh vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng Ba. Ngoài những kết quả đã đạt được BHXH tỉnh Bắc Ninh cịn có những mặt hạn chế nhất định như quỹ BHXH tăng chậm, thủ tục BHXH và văn bản hướng dẫn còn thiếu đồng bộ. Người lao động tham gia BHXH còn chưa hiểu rõ luật gây khó khăn cho những người làm cơng tác xét duyệt các chế độ BHXH…

Trong thời gian tới BHXH tỉnh Bắc Ninh sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho và trong thời gian tới BHXH tỉnh thực hiện tốt chức năng tham mưu với tỉnh và chủ động phối hợp với các cấp, ngành triển khai thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, tích cực mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, cải cách thủ tục hành chính, chuyển nhanh phong cách làm việc hành chính sang phong cách làm việc phục vụ… thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của ngành. - Giới thiệu chung về công tác thu và chi tại BHXH tỉnh Bắc Ninh.

Tồn tỉnh có 917 đơn vị với 44.469 lao động khu vực kinh tế ngoài nhà nước thuộc diện tham gia BHXH, BHYT. Trong đó thành phố Bắc Ninh có 211 đơn vị, với 5.693 lao động trong đó 5.455 lao động đã tham gia BHYT, BHXH. Huyện thuận thành có 51 đơn vị với 2.780 lao động, có 975 lao động đã tham gia BHXH,

BHYT. Huyện Yên Phong có 45 đơn vị với 1.425 lao động trong đó có 24 đơn vị (53%) với 1.289 lao động đã tham gia BHXH, BHYT. Huyện Quế Võ có 164 đơn vị, với 8.107 lao động, trong đó 50 đơn vị (30%) với 8.107 lao động đã tham gia BHYT, BHXH.Thị xã Từ Sơn có 240 đơn vị, với 3.939 lao động. Huyện Gia Bình có 46 đơn vị, với 802 lao động. Huyện Lương Tài có 53 đơn vị, với 2.252 lao động.

- Công tác thu: Thực hiện kế hoạch của BHXHVN, ngay từ đầu năm BHXH tỉnh Bắc Ninh đã giao chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc cho phòng thu và BHXH huyện, thị xã, thành phố để các đơn vị chủ động thực hiện, đồng thời BHXH tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị phân công cán bộ chuyên quản thu theo địa bàn đến từng đơn vị sử dụng lao động tuyên truyền, vận động hướng dẫn tham gia, thu nộp BHXH, BHYT. Năm 2008, BHXH tỉnh Bắc Ninh quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc ở 1.884 cơ quan, đơn vị, có 236.831 người tham gia, trong đó có 70.395 người tham gia BHXH, cịn lại tham gia BHYT là 166.436 người chỉ tham gia BHYT bắt buộc. Tổng số tiền thu nộp BHXH, BHYT bắt buộc được 275.630 triệu đồng, tăng 35% so với năm 2007.

- Công tác chi: Cơng tác quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động chi quản lý bộ

máy đảm bảo hiệu quả tiết kiệm, chống lãng phí. Cơng tác chi trả các chế độ BHXH, BHYT được thực hiện tốt, đúng quy định, tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH đảm bảo thuận tiện, thời gian chi trả được thực hiện trước ngày 10 hàng tháng .Thực hiện NĐ101/2008/NĐ- CP của Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã phường đã nghỉ việc, BHXH tỉnh Bắc Ninh tích cực triển khai đảm bảo chi trả lương mới cho người được hưởng ngay khi nghị định có hiệu lực vào tháng 10/2008. Năm 2008, BHXH tỉnh Bắc Ninh chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho 30.900 người, chi các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng, trợ cấp một lần, mai táng phí chi gần 20.000 lượt người. Ước tính năm 2008 tổng số chi các chế độ BHXH với số tiền là 540.144 triệu đồng.

Công tác chi trả kịp thời, thuận tiện tạo khơng khí phấn khởi và niềm tin cho người thụ hưởng BHXH vào chính sách của nhà nước, góp phần ổn định tình hình xã hội.

2.2. Thực trạng cơng tác chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Ninh

2.2.1. Cơ sở chi trả các chế độ BHXH

Khi chi trả các chế độ BHXH tỉnh Bắc Ninh căn cứ vào Luật BHXH ban hành ngày 29/06/2006 và thông tư hướng dẫn của Bộ lao động thương binh và xã

hội, các văn bản hướng dẫn của thủ tướng Chính phủ và của BHXH Việt Nam như Quyết định 845/ QĐ-BHXH quy định về quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc. Các chế độ BHXH bắt buộc đang được áp dụng đó là:

+ Chế độ trợ cấp ốm đau + Chế độ trợ cấp thai sản

+ Chế độ trợ cấp TNLĐ – BNN + Chế độ hưu trí

+ Chế độ tử tuất

Cơ sở chi các chế độ căn cứ vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm của các nước và tình hình kinh tế của mỗi nước, mơi trường làm việc và ở Việt Nam nói chung và ở

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2005-2008 (Trang 29 -41 )

×