0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Thủ tục xét hưởng trợ cấp các chế độ BHXH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2005-2008 (Trang 43 -47 )

Thủ tục xét hưởng chế độ trợ cấp BHXH được quy định cụ thể trong Quyết định số 815/ QĐ- BHXH ban hành 6/6/2007, quy định về hồ sơ và quy định giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc.

2.2.3.1. Hồ sơ và quy trình hưởng chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp dưỡng sứcphục hồi sức khỏe. phục hồi sức khỏe.

1) Hồ sơ bao gồm:

- Đối với hồ sơ hưởng chế độ ốm đau quy định tại điều 112 Luật BHXH + Sổ BHXH

+ Giấy ra viện đối với người điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người điều trị ngoại trú do cơ sơ y tế điều trị cấp. Ngoài những giấy tờ trên mà người lao động làm trong điều kiện nặng nhọc, độc hại thì có thêm giấy xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc của người lao động. Nếu trường hợp người lao động nghỉ để chăm sóc con ốm đau thì có thêm giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau

- Đối với hồ sơ hưởng chế độ thai sản quy định tại điều 113 Luật BHXH:

+ Sổ BHXH của người lao động sinh con có thời gian đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con. Trường hợp con chết hoặc mẹ chết thì phải có giấy chứng tử của con hoặc mẹ.

+ Nếu làm trong công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì có thêm giấy xác nhận của chủ sử dụng lao động. Nếu là người tàn tật, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ thương tật từ 21 % trở lên thì có thêm bản sao giấy chứng

nhận hoặc biên bản của hội đồng giám định y khoa… Nếu nhận con ni thì có thêm bản sao hồ sơ nhận con nuôi…

- Đối với hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại điều 116 Luật BHXH:

+ Danh sách người lao động đề nghị nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Nếu nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì phải có thêm bản sao biên bản giám định y khoa hoặc bản sao quyết định hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Danh sách người lao động hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do BHXH duyệt.

2) Quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe như sau:

- Trách nhiệm của người lao động: nộp đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ theo quy định cùng với giấy xác nhận của người sử dụng lao động nơi người lao động làm việc.

- Trách nhiệm của người sử dụng lao động:

Tiếp nhận hồ sơ của NLĐ và thân nhân của NLĐ và Kiểm tra hồ sơ, theo đúng quy định thì giải quyết và chi trả chế độ cho NLĐ trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Phối hợp với Cơng đồn cơ sở quyết định số lao động và số ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định và chi trợ cấp.

Hàng quý (hàng tháng) lập 2 bảng danh sách kèm theo hồ sơ ốm đau, thai sản của từng NLĐ nộp cho BHXH nơi đơn vị đóng BHXH để xét duyệt và quyết tốn kinh phí chi chế độ ốm đau, thai sản.

- Trách nhiệm của BHXH tỉnh

Đối với người sử dụng lao động do BHXH trực tiếp quản lý và thu BHXH thì hàng quý (hàng tháng) tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe như quy định.

Hàng quý căn cứ theo báo cáo của BHXH huyện, đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp giải quyết lập báo cáo và gửi 1 bản về BHXHVN.

2.2.3.2. Hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, hưu trí, tử tuất nghiệp, hưu trí, tử tuất

1) Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất - Đối với hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động:

+ Sổ BHXH của người lao động đã xác nhận đóng dấu của BHXH đến tháng trước khi bị tai nạn lao động;

+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động

+ Biên bản điều tra tai nạn lao động

+ Giấy ra viện sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao dộng ổn định;

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

+ Bản q trình đóng BHXH theo sổ BHXH

+ Quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng hoặc trợ cấp 1 lần của Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố…

- Đối với hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp gồm:

+ Sổ BHXH của người lao động đã xác định đóng dấu của BHXH đến trước khi điều trị bệnh nghề nghiệp;

+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động ( mẫu số 05- HSB);

+ Biên bản xác định mơi trường làm việc có yếu tố độc hại do cơ quan có thẩm quyền lập. Kết quả xác định có giá trị trong 24 tháng kể từ ngày biên bản được ký.

+ Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp ổn định.

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

+ Qúa trình đóng BHXH theo sổ BHXH (mẫu số 04A- HSB hoặc mẫu 04B- HSB);

+ Quyết định hưởng trợ cấp 1 lần hay hưởng trợ cấp hàng tháng của Giám đốc BHXH tỉnh.

- Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí

+ Sổ BHXH của người lao động đã xác định thời gian đóng BHXH

+ Quyết định nghỉ việc của người lao động hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Bản q trình đóng BHXH theo sổ BHXH. + Bản điều chính tiền lương đóng BHXH

+ Quyết định hưởng chế độ hưu trí của Gíam đốc BHXH tỉnh.

- Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất: gồm có hồ sơ hưởng chế độ tử tuất hàng tháng và hồ sơ hưởng chế độ tuất 1 lần:

Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất hàng tháng gồm có:

+ Sổ BHXH của người lao động đã có xác nhận thời gian đóng BHXH đến tháng trước khi chết hoặc tháng nghỉ việc;

+ Giấy chứng tử hoặc quyết định của tòa án tuyên bố bị chết;

+ Từ khai hồn cảnh gia đình của thân nhân người chết ( mẫu số 09- HSB); + Bản q trình đóng BHXH theo sổ BHXH (mẫu 04E- HSB).

+ Quyết định hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh. Ngoài những hồ sơ nêu trên, nếu thuộc đối tượng khác thì có thêm một số giấy tờ khác kèm theo.

Hồ sơ hưởng chế độ tuất 1 lần bao gồm:

+ Bản q trình đóng BHXH, bản điều chỉnh tiền lương đóng BHXH để tính hưởng BHXH. Quyết định hưởng trợ cấp tuất 1 lần của Giám đốc BHXH tỉnh.

+ Nếu hồ sơ hưởng trợ cấp tuất 1 lần đối thân nhân người hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH hàng tháng gồm: giấy chứng tử hoặc báo tử hoặc quyết định của của tòa án nhân dân tuyên bố đã chết. Hồ sơ hưu trí hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng; Tờ khai hồn cảnh gia đình của thân nhân người chết ( mẫu số 09- HSB); Quyết định hưởng trợ cấp tuất 1 lần của Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố (mẫu 08B2- HSB).

2) Quy trình giải quyết chế độ hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất. + Trách nhiệm của NLĐ hoặc thân nhân NLĐ

NLĐ lập hồ sơ theo quy định nộp cho BHXH nơi mình tham gia đóng BHXH và nhận lại hồ sơ đã được giải quyết.

Thân nhân người lao động hưởng trợ cấp tử tuất lập đủ hồ sơ theo quy định nộp cho BHXH nơi NLĐ tham gia đóng BHXH và nhận lại hồ sơ đã giải quyết.

+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động:

Giới thiệu NLĐ tham gia đóng BHXH ra Hội đồng Giám định y khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động hưởng chế độ hưu trí hoặc giám định mức suy giảm khả năng lao động do TNLĐ-BNN lần đầu.

lý và thu BHXH của đơn vị mình.

Nhận lại hồ đã giải quyết để giao cho NLĐ hoặc thân nhân người lao động. + Trách nhiệm của BHXH tỉnh

Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ BHXH cho những trường hợp BHXH tỉnh quản lý thu BHXH và hồ sơ do BHXH huyện chuyển đến.

Căn cứ sổ BHXH của NLĐ đang làm việc hoặc đã nghỉ việc lập bảng điều chỉnh tiền lương đóng BHXH để tính hưởng BHXH; lập đầy đủ nội dung q trình đóng BHXH theo sổ BHXH đối với từng loại chế độ.

Tính mức hưởng BHXH theo đúng chế độ quy định; lập giấy chứng nhận hưu trí,TNLĐ-BNN, tử tuất, cấp thể BHYT theo quy định đối với NLĐ hưởng trợ cấp hàng tháng; lập giấy giới thiệu trả lương hưu, trợ cấp BHXH và lập hồ sơ di chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đối với NLĐ chuyển đi.

Hàng tháng, hàng quý lập danh sách giải quyết hưởng chế độ BHXH theo từng loại chế độ để quản lý, lưu trữ tại BHXH tỉnh, lập báo cáo tống hợp hưởng chế độ BHXH cụ thể và gửi 1 bản về BHXHVN và lập danh sách hưởng chế độ trợ cấp 1 lần, để hưởng các chế độ BHXH một lần, để chi trả trợ cấp.

Xác nhận trong sổ BHXH nội dung được hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH 1 lần, trợ cấp TNLĐ-BNN và chế độ tử tuất đối với NLĐ đang đóng BHXH hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2005-2008 (Trang 43 -47 )

×