2.2.8. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2008
2.2.8.2. Chế độ thai sản
Trong nền kinh tế quốc dân không phải ngành nghề nào, cơng việc nào lao động nữ cũng có thể làm được, do đặc điểm tâm lý của họ. Bởi vậy, chính sách BHXH phải xây dựng bảng danh mục, bảng ngành nghề một cách cụ thể, rõ ràng để từ đó chủ sử dụng thấy được trong quá trình sử dụng lao động nữ. Trong hệ thống chính sách BHXH lao động nữ không chỉ là đối tượng tham gia BHXH và được hưởng trợ cấp mà cịn là đối tượng để hồn thành tồn bộ hệ thống BHXH nói chung. Hầu hết phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng đều trải qua thời kỳ mang thai, sinh nở và nuôi con. Chế độ thai sản là nhằm để bù đắp hoặc thay thế nguồn thu nhập cho lao động nữ khi họ mang thai, sinh đẻ và nuôi con nhỏ. Chế độ này thể hiện sự bình đẳng giới, sự quan tâm của quốc gia và cộng đồng đối với phái nữ. Những năm qua BHXH tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện chế độ này cho người lao động như sau:
Bảng 2.2: Tình hình chi trả trợ cấp thai sản của BHXH tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2005-2008 giai đoạn từ năm 2005-2008
Năm Đơn vị 2005 2006 2007 2008 Số LĐ nữ tham gia BHXH Người 20.134 25.127 29.143 30.178 Chỉ trợ cấp thai sản Số lượt người Lượt 1260 1504 1657 1938 Số tháng Tháng 3.524 3.862 4.187 4.844 Số tiền chi Triệu đồng 3.975,12 4.824,17 5.412,730 6.740,87 6 Tỷ lệ hưởng BQ % 6,3 6,0 5,7 6,4 Tỷ lệ tăng số đối tượng hưởng % - 19,4 10,2 16,9 Tốc độ tăng tổng số tiền chi trả % - 21,3 12,2 24,5
Số tiền BQ 1 người Triệu đồng 3,15 3,207 3.27 3,48 Tốc độ tăng số tiền BQ 1 người % - 1,7 1,9 6,5 Số tiền BQ 1 người 1 tháng Triệu đồng 1,128 1,249 1,292 1,39 Tốc độ tăng số tiền BQ 1 người 1 tháng % - 10,7 3,5 7,6
(Nguồn:báo cáo tổng hợp chi hàng năm của BHXH tỉnh Bắc Ninh)
Theo luật BHXH ban hành năm 2006 thì lao động nữ sinh con được nghỉ 4 tháng ngun lương nếu làm trong mơi trường làm việc bình thường. Cịn nếu làm trong điều kiện nặng nhọc, độc hại hoặc là nữ quân nhân, nữ cơng an nhân dân thì được nghỉ 5 tháng. Tại BHXH tỉnh Bắc Ninh thì số đối tượng nghỉ 4 tháng là chủ yếu, nghỉ 5 tháng rất ít. Hầu hết, đối tượng nghỉ thai sản thường nghỉ đủ 4 tháng theo quy định. Tuy nhiên, một số trường hợp đi làm trước thời hạn hoặc được nghỉ tới 5 tháng nên số tháng nghỉ bình quân chung vẫn là 4 tháng.
Số đối tượng hưởng chế độ thai sản trong thời gian qua liên tục tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Cụ thể, năm 2005 là 1.260 lượt người nhưng đến năm 2006 là 1.504 (tăng 244 người) tăng 19,4 % so với năm 2005. Đến năm 2008 số đối tượng hưởng là 1.938 người (tăng 16,9% so với năm 2007). Sự gia tăng này do Bắc Ninh là một tỉnh mới phát triển, các ngành nghề đa phần yêu cầu lao động trẻ nên số lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sinh nở khá lớn. Số lao động trẻ chủ yếu là làm trong các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp trong tỉnh nên tham gia BHXH. Mặt khác, tỉnh Bắc Ninh trong mấy năm gần đây tỉnh có nhiều khu cơng nghiệp mới và đang đà phát triển nên số lao động từ các tỉnh khác nhập cư vào tỉnh khá đông, dân số trong tỉnh ngày một tăng nên không thể tránh khỏi hiện tượng này.
Tổng số tiền trợ cấp tăng dần qua mỗi năm khơng chỉ vì số lao động được hưởng chế độ tăng mà cịn do mức tiền lương đóng BHXH tăng dần theo sự tăng lên của mức lương tối thiểu. Cụ thể, Năm 2006 số tiền chi trả cho chế độ thai sản là 4.824 triệu đồng tăng 849.044 đồng (tăng 21.3%) so với năm 2005. Đến năm 2008 là 24.334 triệu đồng tăng 35,1% so với năm 2007.
Mức lương tối thiểu tăng kéo theo mức đóng BHXH tăng được thể hiện rõ nhất qua sự tăng lên của số tiền chi trả bình quân một người và số tiền chi trả bình
quân một người một tháng. Về số tiền chi bình qn 1 người, ta có số tiền chi bình qn một người tăng lên năm 2006 là 5,92 triệu đồng, tăng 393.076 đồng (tăng 7,1 %) so với năm 2005. Năm 2008 số tiền chi là 6,74 triệu đồng (tăng 24,4%) so với năm 2007.
Số tiền chi bình quân một người một tháng tăng tương đương với tốc độ tăng của số tiền chi bình quân một người (vì số tháng nghỉ chế độ thai sản bình quân là 4 tháng), số tiền chi một người một tháng bằng ¼ số tiền chi bình qn một người) nhỏ hơn so với tiền chi bình quân 1 người. Năm 2006 tăng 121.122 đồng (tăng 10.7%) so với năm 2005. Đến năm 2007 số tiền bình quân 1 người 1 tháng là 1.292 triệu đồng, tăng 43.610 đ (tăng 3,5%) so với năm 2006. Năm 2008 đã tăng lên 1.39 triệu đồng. Số tiền chi bình quân 1 người 1 tháng tăng lên là do lương của người lao động tham gia BHXH đã tăng lên và người lao động và người sử dụng lao động đã nhận thức được sự quan trọng của BHXH nên họ đóng tiền BHXH tăng theo mức lương mà họ có được khi đang làm việc.
Qua đây cho thấy hầu hết lao động nữ tại tỉnh Bắc Ninh làm việc trong khối hành chính-sự nghiệp hoặc các doanh nghiệp có chế độ quan tâm, đãi ngộ tốt cho lao động nữ vì mức lương đóng BHXH tăng lên theo sự điều chỉnh của mức lương tối thiểu. Điều đó thể hiện sự ưu đãi của xã hội đối với lao động nữ trong tỉnh cũng như cho thấy đời sống của lao động nữ tại Bắc Ninh khá cao và ổn định, từ đó đảm bảo an sinh xã hội và phát triển đất nước nói chung và phát triển kinh tế, xã hội tại Bắc Ninh nói riêng.