B. NỘI DUNG
1.2 Cơ cấu tổ chức, vị trí, mối quan hệ, tính chất, chức năng của tổ chức Công
1.2.2 Vị trí, mối quan hệ của tổ chức Công đoàn trong trong hệ thống chính trị
chính trị
Vị trí của Công đoàn Việt Nam được Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và toàn thể CNVCLĐ thừa nhận.
Hiến pháp Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013, tại khoản 2, 3 điều 9 đã quy định: “Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động” [44, tr.9].
Không chỉ vậy, Hiến pháp Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013 cũng quy định thành 01 điều riêng (Điều 10) cho tổ chức Công đoàn. Bên cạnh đó, vị trí của tổ chức Công đoàn còn được khẳng định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ Luật Lao động năm 2013 đã quy định riêng thành 01 chương (chương XIII) với 06 điều; Luật Công đoàn năm 2013 với 6 chương, 33 điều; Luật Mặt trận Tổ quốc năm 2015 và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc khoá VIII năm 2014…
Là thành viên của hệ thống chính trị và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động; đồng thời có mối quan với các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam.
* Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là sợi dây nối liền giữa Đảng với giai cấp công nhân và người lao động. Công đoàn hoạt động không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng và Đảng là bộ phận tiên phong nhất, tích cực nhất của giai cấp công nhân.
Đảng lãnh đạo Công đoàn bằng đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đại hội, Nghị quyết của cấp uỷ Đảng và kiểm tra việc triển khai, thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng; lãnh đạo thông qua phát huy vai trò của từng đảng viên trong tổ chức Công đoàn các cấp. Đảng tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của tổ chức Công đoàn, không can thiệp, không ép buộc cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn. Đảng chỉ giới thiệu những đảng viên là đoàn viên ưu tú để Công đoàn xem xét, tín nhiệm bầu vào Ban lãnh đạo Công đoàn các cấp thông qua các kỳ Đại hội.
Công đoàn Việt Nam với chức năng của mình triển khai đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng thành chương trình công tác của tổ chức mình. Công đoàn xây dựng tổ chức và hoạt động phù hợp với điều lệ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp. Tuy độc lập về mặt tổ chức nhưng tổ chức Công đoàn không thể “tách biệt” với Đảng nếu không sẽ lệch lạc mục tiêu hoạt động và không đúng bản chất của Công đoàn cách mạng.
* Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng, hợp tác tôn trọng, phối hợp chặt chẽ với nhau trong các mặt hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chung do Đảng đề ra. Công đoàn tham gia quản lý Nhà nước, góp phần xây dựng chính quyền Nhà nước không ngừng lớn mạnh và là nơi cung cấp, bồi dưỡng, rèn luyện những cán bộ ưu tú cho Đảng và Nhà nước.
Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý, cơ sở vật chất nhằm bảo đảm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Nhà nước tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao
động, Công đoàn và quy định khác của pháp luật có liên quan đến tổ chức Công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về Công đoàn; phối hợp với Công đoàn chăm lo và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; Lấy ý kiến của Công đoàn khi xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức Công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động. Phối hợp và tạo điều kiện để Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
* Với tổ chức chính trị-xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; là hạt nhân trong khối liên minh công, nông, trí thức; là trung tâm đoàn kết, tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhân dân (tính chất xã hội), đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện vai trò nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
Các tổ chức chính trị - xã hội bình đẳng, tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động (thông qua các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch liên tịch…) cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1.2.3 Tính chất của tổ chức Công đoàn
Giai cấp công nhân là cơ sở hình thành, tồn tại và phát triển tổ chức Công đoàn. Công đoàn là hình thức tổ chức của giai cấp công nhân, tập hợp, đoàn kết đông đảo công nhân và những người lao động. Nhà nước là tổ chức chính trị, là công cụ chuyên chính của giai cấp công nhân. Đảng là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, bao gồm những người tiên tiến nhất, tích cực nhất của giai cấp công nhân. Công đoàn ngay từ khi ra đời và phát triển đã mang đầy đủ
tính chất của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng. Biểu hiện của các tính chất đó trong tổ chức và hoạt động Công đoàn là:
Tính giai cấp của tổ chức Công đoàn
Công đoàn Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm đảm bảo thống nhất hành động của giai cấp công nhân và những người lao động. Hoạt động Công đoàn nhằm thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tổ chức và hoạt động Công đoàn quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của giai cấp công nhân. Xây dựng cán bộ Công đoàn theo đường lối của Đảng.
Tính quần chúng:
Công đoàn là tổ chức rộng lớn của giai cấp công nhân và những người lao động, mọi CNVCLĐ đều có quyền tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn, theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Cơ quan lãnh đạo các cấp Công đoàn do đoàn viên tín nhiệm bầu ra gồm những đại diện ưu tú trong hàng ngũ công nhân viên chức lao động. Cán bộ Công đoàn phần lớn trưởng thành từ phong trào quần chúng. Nội dung hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam đáp ứng tâm tư, nguyên vọng của CNVCLĐ.
Hai tính chất trên có mối quan hệ với nhau, nếu xem nhẹ tính chất giai cấp của giai cấp công nhân thì sẽ xa rời mục tiêu chính trị, trở thành phường hội, không đúng bản chất cách mạng của tổ chức Công đoàn; nếu xem nhẹ tính chất quần chúng thì sẽ thu hẹp tổ chức, khó tồn tại.