B. NỘI DUNG
3.2.4 Tăng cường sự phối hợp thống nhất giữa tổ chức Công đoàn với Ban Giám
Ban Giám đốc cũng như cán bộ, người lao động trong trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Long An
Qua khảo sát cho thấy, một trong những nguyên nhân làm hạn chế kết quả nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp ở tỉnh Long An là do thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức có liên quan trong thực hiện
quy chế dân chủ để tổ chức Công đoàn có tiếng nói độc lập, trọng lượng tác động tới các lãnh đạo doanh nghiệp, nhất là khi phản ánh những thiếu sót của lãnh đạo các doanh nghiệp. Vì vậy, các tổ chức Công đoàn vẫn nằm trong tình trạng hoạt động cầm chừng, thiếu hiệu quả, trở thành một “cái bóng” của Ban Giám đốc doanh nghiệp, không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp, nhất là ở những nơi chưa có tổ chức Đảng, các đoàn thể trong hệ thống chính trị là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế cho công nhân. Trong đó, vấn đề mấu chốt là phối hợp nhịp nhàng giữa tổ chức Công đoàn với lãnh đạo các doanh nghiệp.
Cần tăng cường sự phối hợp của các cấp Công đoàn đặc biệt là Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý Nhà nước, lãnh đạo các doanh nghiệp là nhân tố quan trong bảo đảm sự thắng lợi của quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp. Đồng thời chính điều đó cũng tạo nên khối đoàn kết giữa tổ chức Công đoàn, Ban Giám đốc các doanh nghiệp và đông đảo công nhân, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết trong những người lao động cũng như chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân.
Để thực hiện tốt điều đó, thiết nghĩ thời gian tới, tổ chức Công đoàn cần: - Tham gia, phối hợp với Ban giám đốc doanh nghiệp triển khai tổ chức các phong trào thi đua, tạo môi trường thuận lợi để đoàn viên, người lao động đóng góp trí lực, phát huy tinh thần làm chủ, động viên tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nâng cao trách nhiệm trong mọi công việc được giao, đây là nền tảng làm nên sự đồng thuận. Để làm được điều đó tổ chức công đoàn vận động đoàn viên và người lao động tích cực tham gia các phong trào cải thiện điều kiện làm việc, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”, “Xanh - Sạch-
Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”…phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp để triển khai thực hiện hiệu quả gắn với từng nhiệm vụ cụ thể.
- Tham gia với Ban Giám đốc tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề bàn các giải pháp, hiến kế tháo gỡ khó khăn; động viên cán bộ đoàn viên, người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm các chi phí để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho người lao động.
- Hướng dẫn, phổ biến cập nhật các quy định, văn bản chế độ chính sách pháp luật liên quan đến người lao động; phát huy chức năng đại diện của người lao động, tham gia quản lý thông qua việc phối hợp với lãnh đạo chuyên môn tổ chức Hội nghị người lao động hàng năm, thực hiện quy chế dân chủ tại doanh nghiệp, tổ chức đối thoại định kỳ; tham gia thương lượng với lãnh đạo chuyên môn bổ sung sửa đổi và ký thỏa ước lao động tập thể sao cho phù hợp với tình hình thực tế với các điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với trước. Tổ chức công đoàn tham gia thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp theo quy định, nhằm đảm bảo cho người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và giám sát những vấn đề theo quy định của pháp luật. Vì vậy mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyên môn và người lao động luôn có sự đồng thuận, đoàn kết cao.