B. NỘI DUNG
1.3 Đánh giá vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp vốn đầu tư
1.3.3 Vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp vốn đầu tư nước
nước ngoài
Điều 188, Bộ Luật Lao động năm 2012, trong quan hệ lao động ở các doanh nghiệp tổ chức Công đoàn có vai trò: “Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên Công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp
tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức… Tổ chức Công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động” [42, tr.55].
Từ đó có thể thấy vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tương tự như vai trò tổ chức Công đoàn ở các doanh nghiệp khác trong cả nước. Song hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp này bị chi phối, quy định bởi mục đích của nhà đầu tư, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của địa phương. Có thể nói vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chính là tác dụng và tác động của tổ chức Công đoàn thông qua hoạt động thực tiễn đối với CNLĐ, NSDLĐ nhằm mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá cho người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội.
Trước hết, tổ chức Công đoàn Công đoàn tham gia tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách cho công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Là một thành viên trong hệ thống chính trị Việt Nam, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức Công đoàn trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính trị, tư tưởng cho CNLĐ. Đây là hoạt động rất quan trọng vì nó tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ của người công nhân, làm cho họ chuyển hoá nhân cách từ không đến có, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Tổ chức Công đoàn phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân ở cơ sở những chủ trương, chính sách của Đảng, những quy định của Nhà Nước, thông tin về pháp luật, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của người lao động trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội với mục tiêu củng cố tăng cường sự thống
nhất về tư tưởng và hành động, khắc phục tâm trạng bi quan, giảm sút niềm tin về chủ nghĩa xã hội, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, giác ngộ giai cấp, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Công đoàn là người trực tiếp tuyên truyền nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; tích cực học tập, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, kiến thức pháp luật để tự bảo vệ mình khi cần và bảo vệ người khác khi có thể.
Ngoài ra, tổ chức Công đoàn còn tuyên truyền về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở nơi làm việc nhất là quyền làm chủ trực tiếp nhằm phát huy quyền làm chủ của đội ngũ người lao động, đó vừa là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, nhất là trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay. Mở rộng dân chủ XHCN, từng bước thực hiện quyền dân chủ của người lao động một cách trực tiếp và rộng rãi nhất là bản chất tốt đẹp của chế độ ta, nhằm thu hút công nhân lao động tham gia quản lý xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan chính quyền nhà nước, cũng như lãnh đạo các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu và vi phạm quyền làm chủ. Dân chủ phải trong khuôn khổ của pháp luật.
Thứ hai, tổ chức Công đoàn đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động, giải quyết quan hệ công nhân - giới chủ góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài
Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực sự là người đại diện của công nhân, có vai trò rất quan trọng trong điều hoà các quan hệ lợi ích, quan hệ lao động, thúc đẩy sự phát triển và ổn định. Trong hoạt động doanh nghiệp, quan hệ lao động mang tính động, nội dung xây dựng trên cơ sở pháp luật lao động: “Bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của
người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động được hài hoà và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội” [25, tr.5].
Tổ chức Công đoàn đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đại diện trong thương lượng, ký kết thoả ước tập thể tại doanh nghiệp, tạo ra sự đồng thuận trong quan hệ lợi ích giữa các bên. Theo quy định, Công đoàn cũng là một “chủ thể” trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp, nội dung quan hệ ấy xét đến cùng, tất cả đều biểu hiện trong quan hệ lợi ích. Đó là quan hệ rất nhạy cảm và dễ phát sinh những mâu thuẫn và tranh chấp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Với vị trí, chức năng của mình, Công đoàn tác động với giới chủ bảo đảm hài hoà lợi ích cho doanh nghiệp, người lao động và mang lại lợi ích cho xã hội. Một mặt, Công đoàn tôn trọng lợi ích của giới chủ, thuyết phục họ quan tâm đến lợi ích của công nhân. Mặt khác, Công đoàn trực tiếp quan tâm đến công nhân, đại diện, bảo vệ quyền theo quy định pháp luật và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng về vật chất, tinh thần cho công nhân lao động. Công đoàn luôn đi sâu vào đời sống công nhân, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của họ; kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa giới chủ và công nhân; kịp thời kiến nghị, tham gia với giới chủ đưa ra những giải pháp tích cực giải quyết những mâu thuẫn đó; quan tâm đến vấn đề tiền lương, tiền thưởng, BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường...
Bên cạnh đó, Công đoàn còn quan tâm đến đời sống tinh thần của công nhân, thuyết phục giới chủ đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các nhà ở, khu lưu trú, các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch... của công nhân mình. Thực tế cho thấy, Công đoàn rất nhiều doanh nghiệp đã thể hiện vai trò tích cực, năng động sáng tạo của
mình trong việc giải quyết hài hoà quan hệ lao động, quan hệ lợi ích tạo ra sự đồng thuận giới chủ và công nhân..
Thứ ba, tổ chức Công đoàn là người đại diện công nhân lao động tham gia xây dựng, hoàn thiện nội quy, quy chế; tham gia quản lý, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của công nhân tại doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức Công đoàn phải vận động vì luôn nảy sinh những vấn đề mới, vấn đề phức tạp. Là thành viên của hệ thống chính trị cơ sở nhưng lại hoạt động tại cơ sở một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có yếu tố nước ngoài, vận hành theo cơ chế thị trường, thế nên, đòi hỏi cơ chế chính sách pháp luật phải luôn được bổ sung và hoàn thiện, đảm bảo cho tổ chức Công đoàn hoạt động đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động phát triển trong khuôn khổ pháp luật theo định hướng XHCN. Nhưng hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta chưa được đồng bộ, các văn bản dưới luật chưa được kịp thời bổ sung, vận dụng vào thực tiễn bộc lộ nhiều hạn chế, tính khả thi chưa cao.
Do vậy, để tạo thêm cơ sở, nền tảng để bảo vệ người lao động, tổ chức Công đoàn phải đại diện công nhân lao động để tham gia vào việc xây dựng nội quy, quy chế tại doanh nghiệp, tham gia xây dựng thang thương, bảng lương, định mức lao động phù hợp với trình độ, năng suất lao động của công nhân lao động đồng thời giám sát việc triển khai, thực hiện tại doanh nghiệp. Ngoài ra, để hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, tổ chức Công đoàn là người thay mặt cho công nhân ở cơ sở, trao đổi, bàn bạc với giới chủ; tranh thủ lấy ý kiến của công nhân; kiến nghị lên Công đoàn cấp trên phản ánh những vấn đề cần phải được bổ sung, hoàn thiện trước sự đòi hỏi của thực tiễn hoạt động doanh nghiệp diễn ra với các cơ quan Nhà nước. Công đoàn tổ chức và thực hiện tốt cơ chế đối thoại giữa công nhân với giới chủ, chủ động tham gia giải quyết có hiệu quả các tranh chấp lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật cũng là bảo đảm tính pháp lý cho Công đoàn tham gia quản lý doanh nghiệp, quản lý con người, tổ chức và thực hiện quyền dân chủ cho công nhân. Trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của loại hình doanh nghiệp này.
Mở rộng và phát huy dân chủ phải xuất phát từ cơ sở, yêu cầu, nguyện vọng của công nhân và thực tế lao động, sản xuất trong cuộc sống xã hội. Do đó, Công đoàn là người trực tiếp tuyên truyền, tư vấn pháp luật, nâng cao trình độ văn hoá dân chủ, năng lực làm chủ cho công nhân. Đồng thời Công đoàn là người tổ chức ra các hình thức hoạt động dân chủ như: trưng cầu ý kiến, tọa đàm trao đổi, đối thoại trực tiếp, gián tiếp giữa Công đoàn với công nhân, giữa công nhân với giới chủ, giữa công nhân với các cơ quan quản lý nhà nước…bảo đảm cho họ được nghe, được nói, được bàn bạc, được làm việc, cống hiến và được hưởng thụ với tư cách là người lao động chân chính, lực lượng chủ chốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thông qua những tác động của Công đoàn, bảo đảm cho công nhân trong doanh nghiệp có một đời sống dân chủ thực sự trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…hình thành nên ý thức và hành vi tôn trọng pháp luật, nhân cách công dân sống, lao động và hành động theo Hiến pháp và pháp luật.
Thứ tư, Công đoàn tham gia giải quyết vấn đề tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể/đình công của công nhân phù hợp với quy định của pháp luật
So với địa phương lân cận như Thành phố Hồ Chí Minh, Long An là địa bàn có quan hệ lao động tương đối ổn định, các cuộc ngừng việc tập thể quy mô lớn ít xảy ra, nhiều cuộc ngừng việc tập thể xảy ra đều được giải quyết kịp thời và đi vào ổn định nhanh chóng. Các cuộc ngừng việc tập thể đã xảy ra, hầu hết đều không theo quy định của pháp luật, phần lớn do NSDLĐ ít nhiều có vi phạm pháp luật lao động; người lao động phải đấu tranh giành lại công bằng, bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ quan hệ lao động. Tuy nhiên, cùng với quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng nhanh cả số lượng và quy mô. Quan hệ lao động ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Thực tế đã diễn ra và có thể dự báo rằng: có những cuộc đình công do công nhân bị kích động, lôi kéo của những phần tử phản động, đưa ra những yêu sách chính trị nhằm gây xáo động cục bộ, gây mất ổn định tạm thời tại một khu vực, khi phát triển quy mô lớn sẽ lan rộng toàn tỉnh và cả nước.
Chính vì thế, với vai trò là người đại diện hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động ở doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn cơ sở chủ động đại diện thương lượng tập thể với giới chủ, ký kết TƯLĐTT với những điều khoản có lợi hơn quy định pháp luật và coi đó là cơ sở pháp lý để giải quyết hài hoà quan hệ lao động tại doanh nghiệp. Thông qua theo dõi, quản lý việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT, các cấp chính quyền có những thông tin cần thiết để kịp thời điều chỉnh chế độ chính sách của mình cho phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp và tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa phương. Thông qua thương lượng, ký kết TƯLĐTT, Công đoàn mang tiếng nói của công nhân đến với giới chủ, bình đẳng, thương lượng với giới chủ giải quyết những xung đột để giới chủ và công nhân hiểu nhau hơn, hạn chế tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể tự phát xảy ra.
Khi ngừng việc tập thể xảy ra, tổ chức Công đoàn cùng với chủ doanh nghiệp, các cấp chính quyền, lực lượng công an tiến hành hoà giải, thuyết phục giới chủ cần đáp ứng yêu cầu chính đáng của công nhân theo quy định pháp luật lao động, Luật Công đoàn, các quy định của Nhà nước, TƯLĐTT, hợp đồng lao động. Ngoài ra, Công đoàn còn trực tiếp tuyên truyền, thuyết phục, trấn an tư tưởng, động viên, nhắc nhở công nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật. Quá trình theo dõi diễn biến của ngừng việc tập thể, Công đoàn kết hợp với lực lượng an ninh phát hiện, ngăn chặn kịp thời những phần tử kích động, xúi giục,
không để tình hình thêm phức tạp, mất an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn. Sau các cuộc ngừng việc tập thể, Công đoàn là người tham mưu, đề xuất với giới chủ những biện pháp tiếp theo duy trì ổn định tình hình, tránh tái tranh chấp dẫn đến ngừng việc tập thể. Công đoàn kịp thời cung cấp tình hình tư tưởng, thái độ, kiến nghị của công nhân cho giới chủ cùng bàn bạc, tìm nguyên nhân và xác định những nội dung, đề xuất biện pháp xử lý nhằm ổn định lại các hoạt động lao động sản xuất giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn.
Kết luận chương 1
Trong chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo vệ người lao động bởi vì bảo vệ người lao động là thể hiện quan điểm vì con người, do con người, trước hết là công nhân lao động. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là vấn đề chung của toàn xã hội, trong đó thiết thực nhất vẫn là tổ chức Công đoàn. Ngày nay, do sự ra đời nhiều thành phần kinh tế nên mối quan hệ Công đoàn với giới chủ, với người quản lý ở các khu vực, đặc biệt khu vực vốn đầu tư nước ngoài đã khác rất nhiều so với trước đây. Do đó, vai trò của tổ chức Công đoàn càng quan trọng không những động viên, tập hợp tuyên truyền người lao động trong các doanh nghiệp hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình mà hơn thế tổ chức Công đoàn còn tham