Vai trò của tổ chức Công đoàn

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI ở TỈNH LONG AN GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 34 - 36)

B. NỘI DUNG

1.3 Đánh giá vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp vốn đầu tư

1.3.2 Vai trò của tổ chức Công đoàn

Ngày nay, trong giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ mở rộng giao lưu, hội nhập kinh kế quốc tế, vai trò của Công đoàn Việt Nam ngày càng phát triển, mở rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

* Trong lĩnh vực chính trị:

Là thành viên trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn có vai trò xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, củng cố và giữ vững bộ máy nhà nước. Công đoàn là đầu mối tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của người lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ, bảo đảm thực thi pháp luật và để nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân. Trước diễn biến phức tạp của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, Công đoàn có trách nhiệm cùng Nhà nước và các tổ chức khác góp phần bảo đảm sự ổn định chính trị, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế.

* Trong lĩnh vực kinh tế:

Quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được nâng lên nên cũng tạo ra các vấn đề phức tạp mới. Tổ chức Công đoàn vừa phải củng cố nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa tích cực tham gia đổi mới cơ chế quản lý kinh tế mới, giữ vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, phát triển các thành thần kinh tế khác.

Một mặt, Công đoàn đẩy mạnh hoạt động tại các doanh nghiệp bằng việc vận động người lao động thi đua lao động sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; đảm bảo việc làm, nâng cao đời sống

vật chất cho người lao động và làm giàu cho đơn vị, doanh nghiệp, cho đất nước. Mặt khác, trong cơ chế thị trường tự do cạnh tranh về kinh tế, người sử dụng lao động hay cố tình vi phạm lợi ích chính đáng của người lao động, tổ chức Công đoàn cần phải can thiệp với người sử dụng lao động để bảo vệ lợi ích của người lao động vì khi được bảo vệ, họ nâng cao tính tự nguyện, nhiệt tình hơn trong hoạt động Công đoàn, làm cho hoạt động Công đoàn có ảnh hưởng trong đời sống xã hội.

* Trong lĩnh vực xã hội: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần làm nảy sinh các

tầng lớp xã hội khác nhau, với biến động phức tạp. Công đoàn tuyên truyền, giáo dục người lao động chống tiêu cực và tệ nạn xã hội, xây dựng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và tính sáng tạo cho người lao động. Công đoàn góp phần củng cố liên minh công - nông và trí thức, xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Đây là cơ sở xã hội vững chắc, tăng cường sức mạnh của Nhà nước.

* Trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng:

Trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động, tất yếu ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm, tâm lý của người lao động. Mặt khác, người lao động muốn ổn định việc làm và thu nhập, họ phải sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức khoa học để theo kịp thị trường, thì thu nhập ngày càng tăng và đời sống ổn định. Vì lẽ đó, đòi hỏi Công đoàn phải phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục CNVCLĐ động nâng cao lập trường giai cấp, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại.

* Trong cơ chế ba bên:

Công đoàn có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm:

- Phối hợp với các bên liên quan trong việc tổ chức tổng hợp ý kiến tham gia về chính sách, pháp luật và các vấn đề liên quan đến lao động, cũng như những nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật lao động và giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động;

- Chỉ đạo Công đoàn các cấp giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật lao động và phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động ở các doanh nghiệp tại địa phương;

- Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc phối hợp với các bên liên quan để thảo luận tại hội nghị các bên.

Trong cơ chế ba bên, Công đoàn đóng vai trò là cầu nối giữa người lao động với người sử dụng lao động và Nhà nước; cùng với đại diện của Nhà nước và người sử dụng lao động quyết định hoặc tư vấn cho Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật lao động, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, ngành...; Phối hợp với đại diện của Nhà nước, của NSDLĐ tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề phát sinh; cùng đại diện của người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, môi trường lao động hài hòa, ổn định.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI ở TỈNH LONG AN GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w