B. NỘI DUNG
2.2 Thực trạng vai trò của tổ chức Công đoàn tỉnh Long An trong các doanh
2.2.3 Tổ chức Công đoàn trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp
hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2.2.3.1 Công tác phối hợp với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan Nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động tại khoản 2, điều 7, Bộ Luật Lao động năm 2012. Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ hợp tác, phối hợp để thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm của các bên theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ được quy định tại điều 20, Luật Công đoàn năm 2012.
Trong những năm qua, tổ chức Công đoàn đã chủ động xây dựng “Chương trình phối hợp với UBND các cấp, các sở, ban ngành, các đoàn thể thực hiện chức năng tham gia giám sát, kiểm tra, phản biện xã hội. Thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, việc làm, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp”; các Chương trình phối hợp công tác với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, cơ quan BHXH cùng cấp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách liên quan đến công nhân viên chức lao động với những nội dung, chỉ tiêu, thời gian cụ thể. Đồng thời, có sự phối hợp, thống nhất chương
trình thanh tra, kiểm tra giữa các cấp, các ngành nhằm tránh chồng chéo, gây khó khăn và tâm lý cho doanh nghiệp. Phân công cán bộ Công đoàn có năng lực, nắm vững pháp luật để tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra; tổ chức các cuộc hội thảo nhằm đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các ngành Tòa án, Tư pháp, Lao động-Thương binh và Xã hội, BHXH... Hằng năm, trên cơ sở liên tịch với UBND các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các cấp Công đoàn đều có đánh giá kết quả triển khai thực hiện quy chế phối hợp đồng thời triển khai chương trình công tác phối hợp trong thời gian đến.
Ngoài ra, tổ chức Công đoàn còn tích cực tham gia với địa phương, các cấp các ngành trong việc phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nội dung cơ bản của Bộ luật Lao động, Luật BHXH và các văn bản dưới luật mới được ban hành để công nhân lao động, người sử dụng lao động biết và tự giác chấp hành. Đặc biệt chú trọng tuyên truyên những khó khăn của doanh nghiệp để CNLĐ chia sẻ, nâng cao ý thức trách nhiệm, gắn bó xây dựng doanh nghiệp phát triển...Phối hợp xây dựng các cơ chế chính sách có liên quan đến doanh nghiệp, người lao động như tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Việc làm, dự án sửa đổi Luật BHXH do Uỷ ban các vấn đề xã hội-Quốc hội tổ chức, tham gia góp ý kiến vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về xây dựng pháp triển kinh tế, quốc phòng-an ninh…; đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống người lao động...Qua công tác phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức Công đoàn đã kịp thời phối hợp các ngành liên quan kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo chốt sổ BHXH cho công nhân lao động ở các công ty ngừng hoạt động và phối hợp giám sát chi trả đầy đủ các chế độ đúng theo quy định của pháp luật.
Song song đó, Liên đoàn Lao động tỉnh còn chủ động đề xuất với UBND tỉnh đã tiến hành thí điểm cán bộ Công đoàn chuyên trách do ngân sách tỉnh trả
lương và hoạt động tại các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài nhằm giúp nâng cao chất lượng trong việc tham gia xây dựng các nội quy, quy chế quản lý của doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ theo pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế, tính khả thi cao, bảo đảm hài hòa quyền lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động. Không chỉ vậy, tổ chức Công đoàn còn cùng các cơ quan quản lý lao động trong tỉnh phối hợp với Viện Công nhân và Công đoàn, tổ chức khảo sát mức sống tối thiểu của người lao động tại các doanh nghiệp; phối hợp với ngành thuế khảo sát nhà trọ để đề xuất miễn giảm thuế và qua đó vận động chủ nhà trọ không tăng giá cho thuê đối với CNLĐ; khảo sát thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về “Thực trạng và giải pháp cải thiện điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An”…để từ đó có cơ sở đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh những vấn đề liên quan trực tiếp đến chế độ, chính sách, quyền lợi của công nhân lao động. Thế nhưng, công tác phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với chính quyền các cấp vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn. Trong điều hành, phối hợp giữa các cơ quan chức năng có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức nhất là công tác kiểm tra, giám sát. Thực tế cho thấy, nơi nào công tác phối hợp càng tốt, càng chặt chẽ thì quan hệ lao động nơi đó hài hoà, ổn định hơn, an ninh trật tự đảm bảo góp phần thúc đẩy sản xuất doanh nghiệp, kinh tế địa phương phát triển.
2.2.3.2 Công tác tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, Công đoàn
Theo quy định tại Điều 14, Luật Công đoàn năm 2012, Công đoàn có quyền và trách nhiệm sau: tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, Công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát, Công đoàn có quyền sau đây: Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan; Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.
Từ năm 2010 đến nay, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã phối hợp với cơ quan quản lý lao động, BHXH cấp tỉnh, cấp huyện thanh tra, kiểm tra trên 200 lượt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, các tồn tại của một số doanh nghiệp tập trung vào: Nợ BHXH; việc thương lượng, xây dựng TƯLĐTT; không ký hợp đồng lao động hoặc ký không đúng loại; nhiều lao động chưa được tham gia bảo hiểm xã hội; chưa thực hiện chế độ nâng lương; công tác an toàn vệ sinh lao động, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động chưa được quan tâm thực hiện; quy trình xử lý kỷ luật lao động; tổ chức Hội nghị người lao động, đối thoại định kỳ còn hình thức, chất lượng thấp... Thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra đã phát hiện những doanh nghiệp thực hiện chưa đầy đủ, chưa tốt các quy định của pháp luật về lao động,
BHXH. Ngoài việc tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp chấn chỉnh những sai phạm, đoàn kiểm tra tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của các cấp Công đoàn trong thời gian qua đã góp phần giúp các doanh nghiệp thực hiện ngày càng tốt quy chế dân chủ cơ sở; các chế độ chính sách đối với CNLĐ. Bình quân hàng năm các cấp Công đoàn tổ chức giám sát phản biện theo Quyết định 217-QĐ/TW chủ yếu tập trung vào việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn, các chế độ chính sách cho công nhân lao động ở các doanh nghiệp khoảng từ từ 60-70 doanh nghiệp (trong đó doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 80- 90%). Qua giám sát, phản biện xã hội, các cấp Công đoàn đã phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, đời sống, việc làm của công nhân lao động và thực tế hoạt động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tới các cấp, các ngành để từ đó có sự chỉ đạo kịp thời, đồng thời điều chỉnh, bổ sung kịp thời các chính sách, chương trình, kế hoạch sát với thực tiễn đời sống xã hội, bảo đảm cho người lao động hoàn thành tốt chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị; bảo đảm quyền, lợi ích hợp, pháp chính đáng của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động.