Tổ chức Công đoàn tham gia quản lý và sử dụng lao động

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI ở TỈNH LONG AN GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 65 - 73)

B. NỘI DUNG

2.2 Thực trạng vai trò của tổ chức Công đoàn tỉnh Long An trong các doanh

2.2.4 Tổ chức Công đoàn tham gia quản lý và sử dụng lao động

2.2.4.1 Tổ chức Công đoàn bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm và tiền lương

* Trong lĩnh vực việc làm:

Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng ở khu vực và thế giới, gia nhập TPP là cơ hội rất lớn tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, xuất hiện nhiều cơ hội việc làm ở các lĩnh vực mới, tăng cơ hội việc làm, thu nhập cho người lao động, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, cạnh tranh, có thể có một bộ phận sẽ bị mất việc làm, bị thôi việc. Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người lao động có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của

các doanh nghiệp và toàn xã hội, trong đó có tổ chức Công đoàn. Đối với người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp mà có thu nhập thấp hoặc không có đủ việc làm, Công đoàn có trách nhiệm bàn bạc với người sử dụng lao động bằng nhiều cách nâng cao tay nghề, đào tạo lại nghề, tạo thêm việc làm...Khi doanh nghiệp muốn thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động phải trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định và khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Khi tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại điều 44, 45, 46, 129 Bộ Luật Lao động năm 2012. Ngoài ra, Công đoàn cơ sở tư vấn cho công ty và người lao động trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng lao động. Đảm bảo cho hợp đồng lao động được ký kết không vi phạm pháp luật và có lợi cho người lao động. Để tránh việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động một cách tùy tiện tại khoản 2, điều 17, Bộ luật Lao động năm 2012.

Việc hội nhập giúp nước ta dịch chuyển cơ cấu và phát triển kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư và xuất nhập khẩu, mở rộng quy mô sản xuất, tạo nhiều việc làm và nâng cao chất lượng việc làm. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư vào địa phương để tận dụng các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, nhân công, tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi…để sản xuất phục vụ xuất khẩu ra thị trường khu vực và toàn cầu. Do vậy, trong quá trình lao động sản xuất tạo ra sản phẩm thì ngoài việc phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động Việt Nam còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn lao động cơ bản của quốc tế như: loại trừ và không sử dụng lao động trẻ em; loại trừ và không sử

dụng lao động cưỡng bức; bình đẳng trong công việc. Đây là những tiêu chuẩn cần thực hiện thường xuyên ở tất cả các lĩnh vực trên phạm vi cả nước; đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ, công khai, minh bạch các quy định của pháp luật lao động Việt Nam ngay từ khâu tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động, tiền lương, tiền công, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác…Việc tuân thủ pháp luật tại nơi làm việc là vấn đề rất quan trọng để tạo ra sản phẩm “sạch”, nếu không thực hiện đúng thì sẽ bị khách hàng tẩy chay không ký hợp đồng hoặc không sử dụng hàng hoá sản xuất ra. Chất lượng lao động từng bước được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về đào tạo chuyên môn, kỹ thuật và thể lực; mức độ đầu tư của các doanh nghiệp vào đào tạo nhân lực so với các nước trong khu vực thì chúng ta cũng thấp nhất; ý thức, tác phong và thái độ làm việc còn hạn chế; trình độ chuyên môn, ý thức chấp hành pháp luật, văn hoá ứng xử và chấp hành kỷ luật lao động chưa cao...

Chính vì vậy, tổ chức Công đoàn cần đẩy mạnh tuyên truyền để người lao động nhận thức rõ việc làm thu nhập của họ phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Người lao động muốn có việc làm ổn định, thu nhập cao thì trước tiên phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, phải lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao để doanh nghiệp tồn tại, phát triển. Công đoàn phải chủ động tham gia với chủ doanh nghiệp thực hiện nghiêm các chế độ chính sách đối với người lao động. Muốn vậy, tổ chức Công đoàn cần chủ động xây dựng quan hệ hợp tác tin cậy với người sử dụng lao động, linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo, xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, tạo điều kiện để Công đoàn, người sử dụng lao động và cả người lao động thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ vì quyền lợi ích người lao động, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội

* Trong lĩnh vực tiền lương:

Tiền lương là khoản thu nhập chính của người lao động để đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình nhưng qua khảo sát thực tế của Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2014, thu nhập bình quân của người lao động trực tiếp ở các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài là 4.837.000 đồng/người/tháng. Theo giám sát thực tế của Liên đoàn Lao động tỉnh thì thu nhập bình quân của người lao động ở khu vực này khoảng trên 7.000.000 đồng/người/tháng.

Thu nhập người lao động có tăng nhưng chủ yếu tăng do điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo quy định hàng năm của Chính phủ. Đây cũng là nỗ lực rất lớn của tổ chức Công đoàn trong việc cải thiện tiền lương của người lao động thông qua việc tham gia thảo luận các vấn đề về điều chỉnh tiền lương hàng năm của Hội đồng tiền lương quốc gia. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được Chính phủ tham khảo ý kiến trước khi quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành và Công đoàn có quyền giám sát người sử dụng lao động trả lương cho người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện. Người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo điều 93, điều 103, Bộ Luật Lao động năm 2012.

Doanh nghiệp phải xây dựng chính sách tiền lương phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, xây dựng định mức và đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, quy chế trả lương… theo sự hướng dẫn của Nhà nước, tham khảo ý kiến tổ chức Công đoàn tại cơ sở và thực hiện công khai dân chủ, minh bạch trong doanh

nghiệp. Việc phân phối tiền lương phải trên cơ sở hình thành cơ chế đối thoại, thương lượng, thoả thuận và tự định đoạt về tiền lương, nhất là tiền lương tối thiểu ở doanh nghiệp, định mức lao động, đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, làm thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp, tiền ăn…được ghi vào hợp đồng lao động cá nhân, thoả ước lao động tập thể, quy chế trả lương của doanh nghiệp…Cần có chế độ thưởng, phạt công khai, rõ ràng theo năng lực và thành tích cá nhân nhằm tạo động lực cho nhân viên phát huy hết khả năng mà họ đang có. Tiền lương và thu nhập trả cho người lao động phải tương xứng với sự đóng góp của lao động, tuỳ theo năng suất lao động của từng cá nhân và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế 100 cán bộ quản lý và 100 CNLĐ tại doanh nghiệp, có 65% người lao động và 57% cán bộ quản lý cho rằng mức thu nhập hiện tại không đủ sống; 30% cán bộ quản lý, 15% CNLĐ cho rằng chỉ đáp ứng 50% nhu cầu; chỉ có khoảng 5% cho rằng bình thường và đa phần những người này là những cán bộ quản lý hay có nhà ở tại địa phương.

2.2.4.2 Công đoàn vận động người lao động thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Tổ chức Công đoàn thường xuyên tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động dưới nhiều hình thức như cấp, phát tờ rơi, tập huấn, tọa đàm, cấp, phát sách, tổ chức Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi hàng năm…nhằm trang bị những hiểu biết về bảo hộ lao động để người lao động nắm vững và tự giác thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho đồng nghiệp để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong quá trình lao động sản xuất, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Vai trò đó còn có tác động rõ rệt trong việc phối hợp cùng các cấp, các ngành chức năng kiểm tra,

giám sát việc thi hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp; tổ chức kiểm tra việc thực hiện bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp qua đó hướng dẫn Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp tham gia với chủ doanh nghiệp thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở, mạng lưới an toàn vệ sinh viên, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động tại doanh nghiệp. Đồng thời, can thiệp kịp thời đối với vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động, từng bước đưa công tác an toàn, vệ sinh lao động đi vào chiều sâu, có hiệu quả thực sự.

Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh từ năm 2010 đến 2016 đã xảy ra gần 800 vụ tai nạn lao động, trong đó doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chiếm 689 vụ. Cụ thể: năm 2010 xảy ra 298 vụ (15 vụ làm chết 16 người) đến năm 2015 xảy 107 vụ (17 vụ làm chết 17 người), năm 2016: 61 vụ (12 vụ làm 12 người chết). Mặc dù số vụ tai nạn lao động có giảm nhưng do công tác thống kê, báo cáo định kỳ chưa được doanh nghiệp thực hiện theo quy định. Mặt khác, số công nhân lao động bị bệnh nghề nghiệp lên đến hàng chục nghìn, trăm nghìn mà cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thống kê đầy đủ. Môi trường lao động tại một số doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài bị ô nhiễm nghiêm trọng, nồng độ các chất độc hại, các yếu tố nguy hiểm rất cao vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần mà chưa được cơ quan nhà nước giải quyết. Ở các doanh nghiệp, hầu hết người lao động chưa được khám sức khỏe định kỳ và không được hưởng chế độ độc hại theo quy định của Bộ luật Lao động. Ngoài ra, do nhu cầu tìm kiếm việc làm nên nhiều người dù biết đó là môi trường độc hại, nguy hiểm nhưng họ vẫn làm. Nhiều doanh nghiệp vẫn không chú trọng đến xây dựng phòng tắm, phòng vệ sinh và chỗ thay quần áo cho nữ công nhân... Ở một số nơi chủ doanh nghiệp cố tình làm sai nhằm tối đa hoá lợi nhuận thậm chí thoả thuận

với người sai lao động vi phạm quy định pháp luật trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

2.2.4.3 Công đoàn với vấn đề kỷ luật lao động và xử lý kỷ luật lao động

Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể người lao động hay tổ chức Công đoàn cơ sở. Đây là vai trò tối quan trọng của tổ chức Công đoàn trong việc xử lý luật lao động, điều này cũng đã được ghi nhận tại điều 123, Bộ Luật lao động năm 2012. Xử lý kỷ luật là một vấn đề được đặt ra khi người lao động vi phạm nội quy lao động, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác nhau theo luật định. Chính vì đóng vị thế “làm chủ” nên người sử dụng lao động hoàn toàn có thể xâm phạm quyền lợi hợp pháp của những người lao động- những người “làm thuê” ở vị thế yếu hơn. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động đã lợi dụng việc xử lý kỷ luật lao động và sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người lao động để áp dụng các hình thức kỷ luật lao động vượt quá mức độ vi phạm của họ hoặc các chế tài khác không được pháp luật quy định để xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của bản thân người lao động. Chính bởi lẽ đó, sự xuất hiện của tổ chức Công đoàn sẽ giúp cho người lao động có tiếng nói hiệu quả hơn trong việc đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Trước khi thi hành quyết định xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải đối với người lao động thì NSDLĐ phải thảo luận nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trường hợp không có sự nhất trí từ phía Công đoàn, người sử dụng lao động không có quyền đơn phương áp dụng các hình thức kỷ luật lao động đối với người lao động. Vai trò của Công đoàn được thể hiện cao nhất nếu người lao động phải chịu hình thức kỷ luật sa thải.

Có thể nói rằng, Công đoàn làm cân bằng vị thế của người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình xử lý kỷ luật lao động ở một mức độ nhất định. Quy định này ở một góc độ nào đó đã tạo ra hướng mở đảm bảo

quyền tự chủ cho người sử dụng lao động. Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh bình quân hàng tuần nhận tư vấn qua đường dây nóng khoảng vài chục cuộc điện thoại chủ yếu tư vấn về vấn đề doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động, đặc biệt là hình thức kỷ luật sa thải người lao động. Sa thải là hình thức kỷ luật cao nhất mà pháp luật cho phép người sử dụng lao động được quyền áp dụng đối với người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Chính vì thế, để hạn chế việc người sử dụng lao động sa thải trái pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động cần phải có sự tham gia nhưng phải tham gia “thật chất” và đúng nghĩa của tổ chức Công đoàn cơ sở.

Một thực trạng khác là hệ thống pháp luật của ta dù nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể đối vấn đề xử lý kỷ luật sa thải ở các doanh nghiệp: không giới hạn rõ giá trị tài sản trộm cắp, tham ô cũng như tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi; không có quy định thế nào là sa thải trái pháp luật…Hậu quả của sa thải người lao động trái pháp luật là rất lớn, ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống của công nhân lao động nên cần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để các tòa có căn cứ pháp lý vận dụng, tránh các cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc người lao động đã bị sa thải trái luật lại còn phải chịu thiệt thòi vì không được bồi thường cũng như nhận lại làm việc. Việc quy định và áp dụng kỷ luật lao động nói chung, sa thải nói riêng đã góp phần bảo đảm trật tự,

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI ở TỈNH LONG AN GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w