Chức năng của tổ chức Công đoàn Việt Nam

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI ở TỈNH LONG AN GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 28 - 32)

B. NỘI DUNG

1.2 Cơ cấu tổ chức, vị trí, mối quan hệ, tính chất, chức năng của tổ chức Công

1.2.4 Chức năng của tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong quan hệ lao động, chức năng và vai trò của Công đoàn có mối liên hệ khăng khít với nhau và trong từng thời điểm chức năng và vai trò có sự tương đồng nhau. Từ vai trò sẽ xác định được chức năng Công đoàn và khi thực hiện

tốt chức năng sẽ làm cho vai trò Công đoàn ngày càng củng cố và nâng cao. Công đoàn Việt Nam có 3 chức năng cơ bản sau:

– Thứ nhất, đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên Công đoàn, người lao động

Đây là chức năng trung tâm của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Thực tế hiện nay ở nước ta, trong điều kiện hàng hoá nhiều thành phần, nhiều doanh nghiệp gia tăng với nhiều loại hình và đặc biệt ở các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, công nhân, lao động làm việc trong sự quản lý của giới chủ, quan hệ lao động ngày càng diễn ra phức tạp, tình trạng vi phạm quyền, lợi ích công nhân lao động có xu hướng phát triển và diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi ích công nhân lao động của Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích, Công đoàn chủ động tham gia cùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân, lao động; Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, trong việc ký kết hợp đồng lao động của công nhân, lao động; đại diện công nhân, lao động ký kết thoả ước lao động tập thể; trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức đình công theo Bộ Luật Lao động. Quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể; bảo hiểm xã hội; bảo hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNVCLĐ; phát huy dân chủ; phát động các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, tham quan nghỉ mát.

Trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc các vấn đề cơ bản như: Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích công nhân lao không bằng cách đấu tranh chống lại giới chủ, không mang tính đối kháng. Ngược lại, Công đoàn còn vận động, tổ chức cho CNVCLĐ tích cực lao động sản xuất hoàn thành chỉ tiêu doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển,

nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) cần phải bảo đảm, tạo điều kiện để Công đoàn thực hiện tốt chức năng này nhằm bảo vệ tài sản quý giá của doanh nghiệp, đó chính là người lao động để từ đó xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp góp phần ổn định an ninh trật tự và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Đây chính là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít, biện chứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

- Thứ hai, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia

kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế.

Trong điều kiện giai cấp công nhân giành được chính quyền, người lao động trở thành người chủ, họ có quyền và có trách nhiệm tham gia quản lý kinh tế, xã hội. Vì vậy, vấn đề tham gia quản lý đã trở thành chức năng của Công đoàn. Tuy nhiên cần nhận thức rằng, Công đoàn tham gia quản lý chứ không làm thay, không cản trở, không can thiệp thô bạo vào công việc quản lý của Nhà nước. Công đoàn tham gia quản lý thực chất là để thực hiện quyền của Công đoàn, quyền của CNVCLĐ và để bảo vệ đầy đủ các quyền lợi ích của người lao động. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, khi thực hiện chức năng tham gia quản lý Công đoàn Việt Nam cần quan tâm đến việc phát triển tiềm năng lao động, phát huy sáng kiến, cùng giám đốc, thủ trưởng đơn vị tìm nguồn vốn, thị trường để mở rộng sản xuất - kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động. Kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, chống quan liêu tham nhũng.

Những nội dung Công đoàn Việt Nam tham gia quản lý:

Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong CNVCLĐ là biện pháp tổng hợp để họ trực tiếp tham gia quản lý; tham gia xây dựng chiến lược tạo việc

làm và điều kiện làm việc cho công nhân lao động (CNLĐ); tham gia xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động như; tiền lương, tiền thưởng, nhà ở…; tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân, viên chức và lao động; tham gia xây dựng, hoàn thiện các chính sách xã hội: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ xã hội; vận động và tổ chức tốt Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức (đơn vị hành chính sự nghiệp) ở đơn vị, Hội nghị người lao động ở các loại hình doanh nghiệp; Công đoàn tham gia vào việc hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh và đầu tư, đồng thời kiểm tra, giám sát các công việc đã được hoạch định; tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến quyền, lợi và nghĩa vụ của người lao động. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của đơn vị.

- Thứ ba, giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chức năng giáo dục của Công đoàn Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn trong lao động sản xuất và tham gia các phong trào thi đua…góp phần cho CNVCLĐ nhận thức và hiểu được lợi ích của họ gắn với lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội. Giáo dục CNVCLĐ nhận thức đầy đủ về lợi ích của mình, phải gắn liền kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn có lợi ích phải thực hiện tốt nghĩa vụ, làm tròn trách nhiệm của mình. Trên cơ sở đó xây dựng ý thức lao động mới, lao động có kỷ luật và có tác phong công nghiệp. Nâng cao tinh thần tự giác học tập văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, ý thức giác ngộ XHCN cho CNVCLĐ vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên quyết chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế

lực thù địch, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Mở rộng nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động CNVCLĐ tích cực tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Chú trọng giáo dục truyền thống yêu nước, tính cộng đồng, lòng tự tôn dân tộc, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, lối sống mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, văn hóa doanh nghiệp; Tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.

Chức năng của Công đoàn là một hệ thống đồng bộ, trong đó chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNLĐ hết sức được coi trọng, là trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt Nam; chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa phương tiện; chức năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần để đạt được mục tiêu. Do vậy, Công đoàn Việt Nam cần quan tâm, thực hiện đồng thời cả 3 chức năng trên, không được xem nhẹ chức năng này, xem nặng chức năng kia.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI ở TỈNH LONG AN GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w