B. NỘI DUNG
1.3 Đánh giá vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp vốn đầu tư
1.3.1 Những quy định đảm bảo thực hiện vai trò của tổ chức Công đoàn
chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNLĐ hết sức được coi trọng, là trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt Nam; chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa phương tiện; chức năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần để đạt được mục tiêu. Do vậy, Công đoàn Việt Nam cần quan tâm, thực hiện đồng thời cả 3 chức năng trên, không được xem nhẹ chức năng này, xem nặng chức năng kia.
1.3 Đánh giá vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệpvốn đầu tư nước ngoài. vốn đầu tư nước ngoài.
1.3.1 Những quy định đảm bảo thực hiện vai trò của tổ chức Côngđoàn đoàn
Pháp luật về lao động, về Công đoàn đều có những quy định nhằm đảm bảo thực hiện vai trò của Công đoàn với tư cách là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Các điều kiện đảm bảo hoạt động Công đoàn như: được đảm bảo về tổ chức và số lượng cán bộ để thực hiện chức năng, quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật; được bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết; đảm bảo về kinh phí, tài sản Công đoàn; các chế độ chính sách và điều kiện hoạt động của cán bộ Công đoàn.
Công đoàn ngoài quyền tổ chức và thành lập Công đoàn còn được pháp luật quy định quyền thành lập các cơ sở đào tạo nghiệp vụ Công đoàn; các trung
tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề, các tổ chức tương trợ, các văn phòng tư vấn pháp luật và các cơ sở phúc lợi chung cho công nhân lao động. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập tổ chức và hoạt động Công đoàn. Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử vì lý do người lao động gia nhập Công đoàn hoặc dùng các biện pháp kinh tế và các thủ đoạn khác để can thiệp vào tổ chức và hoạt động của Công đoàn; tôn trọng các quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn và tăng cường hợp tác trong mọi hoạt động của Công đoàn; cung cấp phương tiện, đảm bảo điều kiện và thời gian làm việc cần thiết để Công đoàn thực hiện chức năng của mình.
Để đảm bảo điều kiện hoạt động của Công đoàn, pháp luật còn quy định cơ chế bảo vệ cán bộ Công đoàn. Điều 193, Bộ luật Lao động năm 2012, đối với cán bộ Công đoàn chuyên trách: Tiền lương do Công đoàn chi trả, ngoài ra, họ còn được người sử dụng lao động bảo đảm phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của người sử dụng lao động. Ngoài ra, Điều 24, Luật Công đoàn năm 2012 còn quy định đối với cán bộ Công đoàn không chuyên trách:
- Được đảm bảo về thời gian hoạt động Công đoàn được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Cụ thể: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở được sử dụng 24 giờ làm việc trong 01 tháng; Ủy viên Ban Chấp hành, tổ trưởng, tổ phó tổ Công đoàn được sử dụng 12 giờ làm việc trong 01 tháng. Ngoài ra, tùy theo quy định mà cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thỏa thuận về thời gian tăng thêm;
- Được đảm bảo về tiền lương và một số chế độ khác, cụ thể: được nghỉ làm việc, được hưởng lương và người sử dụng lao động thanh toán các chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do Công đoàn cấp trên triệu tập; được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Được bảo vệ trong trường hợp bị xử lý kỷ luật lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động bảo đảm các điều kiện về vật chất như bố trí nơi làm việc, được cung cấp thông tin và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động Công đoàn…