Tổ chức Công đoàn tỉnh Long An trong việc triển khai thực hiện quy chế

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI ở TỈNH LONG AN GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 57 - 61)

B. NỘI DUNG

2.2 Thực trạng vai trò của tổ chức Công đoàn tỉnh Long An trong các doanh

2.2.2 Tổ chức Công đoàn tỉnh Long An trong việc triển khai thực hiện quy chế

quy chế dân chủ cơ sở nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh.

2.2.2.1 Vai trò tổ chức Công đoàn tỉnh Long An trong việc triển khai thực hiện công tác đối thoại, tổ chức Hội nghị người lao động tại nơi làm việc

Công đoàn trong các doanh nghiệp có vai trò điều hòa, ổn định quan hệ lao động và chính việc tổ chức đối thoại, Hội nghị người lao động là một trong những hoạt động giúp duy trì quan hệ lao động ổn định và nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn. Với mục tiêu là trao đổi thông tin, thông báo kế hoạch, kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, tuyên truyền luật pháp, chế độ chính sách mới. Đối thoại tại nơi làm việc không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu xem người lao động hay đại diện người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp có giao tiếp với nhau hay không, mà là họ giao tiếp thế nào và hiệu quả ra sao?. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc tạo ra sự hài hoà những mong muốn của người lao động, người sử dụng lao động đồng thời tạo ra sự minh bạch, giảm sự hiểu lầm và xây dựng lòng tin lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp tổ chức đối thoại tốt còn tạo động lực, khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất và gắn bó với doanh nghiệp hơn. Để việc đối thoại, tổ chức Hội nghị người lao động đi vào

thực chất và có chất lượng, tổ chức Công đoàn cơ sở cần phải chủ động tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế đối thoại tại doanh nghiệp. Quy chế đối thoại phải bám sát nội dung của Nghị định 60/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và phải sát hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp, trong đó chú trong việc xây dựng nguyên tắc, nội dung đối thoại, hình thức đối thoại, trách nhiệm đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại,...

Trên địa bàn tỉnh Long An, năm 2010 đa phần công tác đối thoại chủ yếu thông qua hội nghị người lao động hoặc trong các cuộc tranh chấp lao động tại doanh nghiệp. Nhưng từ khi Bộ Luật lao động sửa đổi 2012 ra đời, tại Chương V, mục 1 đã quy định vấn đề đối thoại tại nơi làm việc. Năm 2013, Nghị định 60/NĐ-CP ra đời thì việc đối thoại tại nơi làm việc ngày càng gia tăng, không chỉ đối thoại trong hội nghị người lao động hàng năm, các lần tranh chấp lao động (nếu có) mà còn thông qua đối thoại định kỳ theo quy định 3 tháng/lần/năm, đối thoại đột xuất khi có vấn đề phát sinh. Cụ thể: năm 2010 có 124 doanh nghiệp thì đến năm 2016 có 501 doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động và hàng trăm cuộc đối thoại định kỳ, đột xuất tại nơi làm việc; trong đó, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% số lượng. Tuy có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp tổ chức đối thoại, Hội nghị người lao động tại nơi làm việc nhưng chưa nhiều so với số doanh nghiệp hiện có ở địa phương và việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc đúng theo quy định chưa đảm bảo quy trình, tiến độ, số cuộc, đa phần lồng ghép. Qua khảo sát thực tế: có 61% CNLĐ và 65% cán bộ quản lý cho rằng Công đoàn có phối hợp người sử dụng lao động tổ chức đối thoại với công nhân lao động với thời gian tổ chức định kỳ thường 1 năm/lần qua Hội nghị người lao động và đối thoại đột xuất khi có tranh chấp hoặc ngừng việc tập thể.; 47% CNLĐ và 71% cán bộ quản lý cho rằng Công đoàn cơ sở là tổ chức chủ trì; 32% cán bộ quản lý cho rằng Công đoàn là cầu nối

giữa doanh nghiệp và công nhân nhưng có đến 39% CNLĐ cho rằng Công đoàn không có vai trò gì.

Có thể nói, tổ chức Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp với NSDLĐ duy trì thực hiện có hiệu quả đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, tổ chức Hội nghị người lao động vì thông qua đó sẽ tác động tích cực đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giúp người lao động yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp, là giải pháp tốt nhất nhằm tháo gỡ những mâu thuẩn, xung đột đáng tiếc trong quan hệ lao động, tránh những hậu quả về tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể, giảm lượng đơn thư khiếu kiện trong doanh nghiệp.

2.2.2.2 Vai trò tổ chức Công đoàn tỉnh Long An trong thương lượng tập thể, ký kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả Thoả ước lao động tập thể

Đối thoại và TƯLĐTT là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, mang tính bền vững ở doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, tại khoản 1, Điều 73, Bộ Luật Lao động năm 2012 thì: “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể” [42, tr.31]. Đây là văn bản quy phạm nội bộ của doanh nghiệp ghi nhận kết quả của quá trình đàm phán, thương lượng tập thể, có giá trị bổ sung cho pháp luật lao động trong việc điều chỉnh quan hệ lao động, khuyến khích những quy định có lợi hơn cho người lao động. Chính vì tầm quan trọng đó, nhiều văn bản của tổ chức Công đoàn từ Trung ương đến tỉnh có liên quan đã ra đời nhằm tạo cơ sở cho việc triển khai, thực hiện đạt hiệu quả cao. Công đoàn tỉnh Long An cũng đã cụ thể hoá thành 01 trong 04 Chương trình toàn khoá của tổ chức Công đoàn trong nhiệm kỳ Đại hội về “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể”, đồng thời ban hành nhiều văn bản

hướng dẫn, kế hoạch triển khai thực hiện. Qua đó, góp phần tạo cơ sở và điều kiện giúp các cấp Công đoàn vận dụng hướng dẫn và thực hiện thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT tại doanh nghiệp.

Vai trò của tổ chức Công đoàn thể hiện ở các giai đoạn của toàn bộ quy trình: lựa chọn con người có uy tín, năng lực, trình độ, nhiệt tình tham gia; thu thập thông tin; chuẩn bị nội dung và dự thảo TƯLĐTT; thông báo nội dung, thời gian thương lượng cho người sử dụng lao động; xây dựng kịch bản và đề ra phương án xử lý tình huống, phân vai trong thương lượng; sau thương lượng phải lấy ý kiến thống nhất của người lao động nếu trên 50% công nhân lao động của đơn vị đồng ý mới đưa vào ký kết; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện và kịp thời đề xuất bổ sung, chỉnh sửa TƯLĐTT cho phù hợp…Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh Long An, tỷ lệ doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có tổ chức Công đoàn ký kết TƯLĐTT tăng lên hàng năm từ 61,59% năm 2010 lên 66,67% năm 2016. Tuy nhiên, năm 2016 khi tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ Đề án Thư viện TƯLĐTT của Tổng Liên đoàn Lao động thì có khoảng 8,23% bản Thoả ước đã hết hạn nhưng vẫn còn duy trì thực hiện. Về chất lượng nội dung trong TƯLĐTT: phần lớn là sao chép quy định của Bộ luật Lao động; chưa thực hiện đảm bảo quy trình thương lượng, chủ yếu theo cơ chế “xin-cho”; những nội dung có lợi hơn cho người lao động ít, chủ yếu là một số trợ cấp như: ma chay hiếu hỷ, chế độ ăn giữa ca, chuyên cần, đi lại, ….còn những nội dung liên quan tăng lương, nâng lương hay các khoản phụ cấp đưa vào lương chưa được đưa vào TƯLĐTT mặc dù trên thực tế doanh nghiệp đã và đang thực hiện rất cao để giữ chân người lao động nhất là những người lao động có chuyên môn, tay nghề cao.

Qua đánh giá chất lượng theo quy định của Đề án đến 30/12/2016, số lượng Thoả ước trong doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đạt loại A: 0%; loại B: 6,4% bản; loại C: 30,4%, loại D: 50,4%, còn lại không được xếp hạng vì

không có điều khoản có lợi hơn hay chưa thực hiện theo quy trình, chủ yếu xâydựng để đối phó với cơ quan quản lý Nhà nước và Công đoàn cấp trên trong các dựng để đối phó với cơ quan quản lý Nhà nước và Công đoàn cấp trên trong các cuộc thanh, kiểm tra hay do sức ép của khách hàng quốc tế. Một số nơi TƯLĐTT sau khi ký kết xong cho vào cất ở ngăn tủ và chỉ xuất trình ra khi có yêu cầu.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI ở TỈNH LONG AN GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w