Động não viết (Brainwriting)

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng PPDH (Trang 79 - 80)

- So sánh với các nhiệm vụ đã giải quyết Tìm các cách giải quyết mớ

b) Trường hợp “Bài văn điểm 10” (dựng cho bồi dưỡng GV)

4.6.2. Động não viết (Brainwriting)

Khái niệm

Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì những ý t- ởng không đợc trình bày miệng mà đợc từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề.

Trong động não viết, các đối tác sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết. Các em đặt trớc mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó, trong im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các em xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các học sinh luyện tập có thể thực hiện các cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trí tuệ.

Cách thực hiện

Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên.

Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó

Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ.

Sau khi thu thập xong ý tởng thì đánh giá các ý tởng trong nhóm.

Ưu điểm

Ưu điểm của phơng pháp này là có thể huy động sự tham gia của tất cả học sinh trong nhóm.

Tạo sự yên tĩnh trong lớp học.

Động não viết tạo ra mức độ tập trung cao. Vì những học sinh tham gia sẽ trình bày những suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với thờng gặp trong các cuộc nói chuyện bình thờng bằng miệng.

Các học sinh đối tác cùng hoạt động với nhau mà không sử dụng lời nói. Bằng cách đó, thảo luậnviết tạo ra một dạng tơng tác xã hội đặc biệt.

Những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giấy bút thờng đợc suy nghĩ đặc biệt kỹ.

Nhợc điểm

Có thể học sinh sa vào những ý kiến tản mạn, xa đề

Do đợc tham khảo ý kiến của nhau, có thể một số học sinh ít có sự độc lập

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng PPDH (Trang 79 - 80)