Sơ lược lịch sử: Chính do tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị trí địa

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 28 - 30)

lý chiến lược mà nếu ai làm chủ Cuba thì có thể dùng làm bàn đạp để xâm nhập các nước khác ở châu Mỹ, nên quần đảo này sớm trở thành miếng mồi béo bở của cho thực dân Tây Ban Nha và bị họ thống trị trong suốt 4 thế kỷ (1511 - 1898). Lấy cớ giúp Cuba, đế quốc Mỹ đã loại bỏ thực dân Tây Ban Nha rồi biến Cuba thành thuộc địa kiểu mới, làm bàn đạp để bành trướng sang các nước khác ở điển hình ở Mỹ latinh. [33, tr.4]

Nhân dân Cuba suốt gần một thế kỷ đấu tranh dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng dân tộc José Marti, rồi lãnh tụ Fidel Castro đã giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, đưa đến sự ra đời của nước Cộng hòa Cuba ngày 1/1/1959. Sự ra đời của Nhà nước XHCN đầu tiên ở Mỹ Latinh, cắm lá cờ đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở Tây bán cầu, nơi vốn được xem là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Mỹ, đã làm cho giới cầm quyền Washington - kẻ tự phong cho mình trách nhiệm

“lãnh đạo thế giới tự do” chống lại sự “bành trướng” của Chủ nghĩa cộng sản, lo sợ [33, tr.41].

Sự hiện diện của CNXH ở hòn đảo nhỏ bé, anh hùng, nằm sát bên cạnh Mỹ, rõ ràng là một “nghịch lí” mà Mỹ không bao giờ chấp nhận. Nằm kề nước Mỹ, với vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, mang ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa, một lãnh tụ thiên tài, một nhân dân kiên cường. Tất cả những điều đó cũng đủ nói lên Cuba đáng “quan tâm” đối với Mỹ như thế nào. Vì vậy, trong việc tiếp tục đường lối cải cách, trên đây là các nhân tố quan trọng mà Raul Castro cần phải tính đến.

1.2.2. Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội khi Raul lên cầm quyền năm 2006

Cuộc bao vây, cấm vận của Mỹ chống Cuba kéo dài suốt mấy thập kỷ và sự sụp đổ của hệ thống XHCN thế giới sau Chiến tranh lạnh đã làm cho nền kinh tế - xã hội Cuba lâm vào tình trạng điêu đứng. Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho Cuba mất đi chỗ dựa cả về tinh thần lẫn vật chất: Cuba bị mất đi 85% thị trường xuất nhập khẩu, 95% nguồn cung cấp dầu, 57% nguồn cung cấp lương thực, 51% lượng thịt và phần lớn công cụ máy móc thiết bị và hàng hóa tiêu dùng thiết yếu3 [39, tr. 42-44].

Sau Chiến tranh lạnh, tiếp tục chính sách bao vây cấm vận khiến kinh tế Cuba thiệt hại 80 tỷ USD, Mỹ lại xiết chặt bao vây cấm vận Cuba về kinh tế - thương mại, với hai đạo luật Torricelli và Helms Burton (Quốc hội Mỹ thông qua năm 1992 và 1996). Mỹ cùng với Liên minh châu Âu (EU) gây sức ép về chính trị với Cuba, hỗ trợ cho lực lượng phản động trong và ngoài Cuba gia tăng các hoạt động phá hoại, can thiệp, gây mất ổn định, bạo loạn và khủng bố.

Cùng với khó khăn do khách quan đưa lại, nền kinh tế dựa vào khối XHCN Liên Xô và Đông Âu cùng với mô hình quan liêu, kế hoạch hóa đã làm cho kinh tế Cuba sớm bộc lộ những hạn chế, yếu kém như sự tụt hậu về trình độ công nghệ, chất lượng sản xuất nguyên vật liệu thấp, quản lí kinh tế không hiệu quả, sử dụng lao động bất hợp lí, mất cân đối nghiêm trọng giữa mức lương bình quân khá cao với năng suất lao động thấp.

Nhận thấy điều đó những khó khăn đó, nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro đã bắt đầu “Quá trình sửa chữa sai lầm và đấu tranh chống tiêu cực”. Nhiều biện pháp đã được tiến hành, kinh tế - xã hội bắt đầu có những chuyển biến tích cực, nhưng chưa thể tạo dựng được một cơ sở vững chắc cho nền kinh tế vốn lệ thuộc vào bên ngoài. Đất nước rơi vào hoàn cảnh chưa từng có trong lịch sử mà Trung 3 Trước đó, Liên Xô quyết định hủy bỏ chế độ viện trợ 4 tỉ USD/năm cho La Habana, dẫn đến kinh tế Cuba bị thu hẹp 35% về quy mô chỉ trong thời gian cực ngắn. Các nhà lãnh đạo Cuba khi đó buộc phải miễn cưỡng có các biện pháp thiết thực để cứu vãn cách mạng.

ương Đảng Công sản Cuba xác định là “Thời kì đặc biệt”. Chưa bao giờ, sự sống còn của chế độ bị thách thức nghiệt ngã như trong thời kì này, nhất là năm 1993, được xem là thời điểm “chạm đáy” của kinh tế Cuba. Kinh tế khủng hoảng, kéo theo nó là những rối loạn về mặt xã hội. [19]

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 28 - 30)