Xu thế phát triển Cộng hoà Cuba sau năm

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 90 - 98)

- Với hai đối tác chiến lược Venezuela và Trung Quốc: Chính phủ Cuba

3.3. Xu thế phát triển Cộng hoà Cuba sau năm

Với những thách thức trong quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Cuba còn rất nhiều việc phải làm để đưa đất nước đạt được mục tiêu phát triển thịnh vượng và bền vững. Tuy nhiên, với tinh thần quả cảm, kiên cường và bền bỉ của một dân tộc anh hùng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Cuba, "Hòn đảo Tự do" nhất định vượt qua những chông gai, thử thách để đưa đất nước phát triển và bước vào kỷ nguyên mới.

Thực tế, khó có thể nắm bắt được nhịp độ mở cửa hay cải cách mô hình kinh tế của Cuba thời gian tới. Nhưng rõ ràng tiến trình đổi mới, cải cách ở Cuba hiện nay là xu thế khách quan, không thể đảo ngược. Tương lai, nhiều nhà phân tích quốc tế cũng kỳ vọng Cuba sẽ là thị trường lớn của khu vực Mỹ latinh. Bản thân kinh tế Cuba cũng có nhiều thế mạnh, đó là lực lượng nhân công tay nghề

cao, được quan tâm, đào tạo. Cuba có vị trí địa lý chiến lược quan trọng, cảng nước sâu Mariel với vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thương mại khu vực Caribe và châu Mỹ, nằm giữa giao lộ của trục Đông - Tây/Bắc - Nam ở Tây bán cầu, thuận lợi cả về vận tải đường biển, hàng không, đang kỳ vọng trở thành trung tâm vận tải hậu cần quan trọng trong vùng Caribe. Bên cạnh đó, các khu vực kinh tế trọng yếu của Cuba, như năng lượng, du lịch, chế biến nông sản, công nghệ sinh học đều đã và đang được chính phủ quan tâm phát triển.

Chính phủ đề ra nhiệm vụ chính là nâng cao dự trữ trong nước, ưu tiên đầu tư các nguồn lực cho các hoạt động bảo đảm xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, ưu tiên đầu tư mang tính kế tiếp, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tạo ra thu nhập từ bên ngoài, các khu vực hạ tầng cơ sở trọng điểm và các lĩnh vực chiến lược. Trước hết là bảo đảm dịch vụ xã hội cơ bản, chủ yếu là giáo dục và y tế ở mức tương tự như các năm trước và nâng cao tính ổn định của hệ thống cung cấp điện.

Thực tế, đất nước Cuba còn nhiều thiếu thốn, cách quản lý, xây dựng phát triển kinh tế của quốc gia này cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. Nhưng rõ ràng, chính quyền của Chủ tịch Raul Castro đã quan tâm chăm lo tốt cho đời sống người dân, đặc biệt là trẻ em và người già, kinh tế đã bắt đầu có tín hiệu khởi sắc.

Hiện tại, Cuba đang gặp nhiều thách thức trong bối cảnh khu vực châu Mỹ latinh vẫn đang chật vật với khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là tại Venezuela, một trong những quốc gia từng hỗ trợ Havana rất nhiều trong những năm qua. [113]

Cuộc khủng hoảng ở Venezuela đã lan đến Cuba, với việc Havana cảnh báo thiếu hụt điện và những thứ khác, có thể đánh dấu sự trở lại của thời kỳ thắt lưng buộc bụng kinh tế tương tự khi bị tổn thương sau sự sụp đổ của Liên Xô. [2]

Khó khăn kinh tế và lạm dụng quyền lực chính trị làm lung lay nền tảng cầm quyền của cánh tả ở Mỹ latinh. Tại Peru, cuộc bầu cử tổng thống, với việc bà Keiko Fujimori dẫn đầu các ứng cử viên vòng 1, đánh dấu thời điểm thắng thế của cánh hữu. Tại Brazil, Tổng thống nước này - bà Dilma Rousseff bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị và kinh tế nghiêm trọng, phải bị luận tội. Trong khi

Cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, người đỡ đầu cho bà Rousseff, đang phải trả lời cơ quan tư pháp về tội tham nhũng, bị nghi ngờ nhận hối lộ, bao che cho các vụ rửa tiền…

Như vậy, cùng với Venezuela (đang rơi vào khó khăn kinh tế nghiêm trọng, ngày càng dựa vào Trung Quốc như một phao cứu sinh), nền tảng chính trị của

“pháo đài” cánh tả của Mỹ latinh này đang lung lay. Một sự đảo chiều chính trị đã diễn ra tại khu vực này. Thời kỳ hoàng kim của cánh tả Mỹ Latinh đã kết thúc, cánh hữu bắt đầu lên ngôi.

Những cải cách tại Cuba cũng sẽ phù hợp với tiến triển của quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, được khởi động từ năm 2014. Tuy nhiên, quá trình này có thể sẽ xảy ra nhiều biến động khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức vào ngày 20/1/2017. Với Tổng thống đắc cử Donald Trump, tiến trình này đang trở nên khó dự đoán. Vốn là một doanh nhân, về nguyên tắc, ông Trump chắc chắn nhìn thấy tiềm năng từ việc doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Cuba. Nhưng trong quá trình tranh cử, ông cũng nhiều lần nhận định các thỏa thuận mà Washington đã ký với Havana là “không mang lại lợi ích gì”. Tổng thống đắc cử Mỹ từng tuyên bố trên Đài CNN rằng chỉ tiếp tục quá trình tiến tới bình thường hóa quan hệ với Cuba nếu “được đáp ứng một số điều kiện”. [6]

Ngày 3/2/2017, khi được hỏi về việc liệu chính quyền Tổng thống Trump có dự định thay đổi chính sách với Cuba hay không, người phát ngôn Nhà Trắng S.Spicer cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang trong giai đoạn "xem xét chi tiết tất cả các chính sách của Mỹ đối với Cuba" với trọng tâm là các chính sách về nhân quyền.

Trước đó, ngày 25/1, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã bày tỏ hy vọng tiếp tục tiến trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, đồng thời khẳng định La Habana sẵn sàng tổ chức "một cuộc đối thoại tôn trọng" với tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông cho rằng Cuba và Mỹ có thể hợp tác và tồn tại bên nhau, tôn trọng sự khác biệt cũng như thúc đẩy tất cả mọi điều mang lại lợi ích cho người dân hai

nước. Cuba mong muốn tiếp tục đàm phán về các vấn đề song phương hiện tại với Mỹ trên cơ sở bình đẳng, nhượng bộ lẫn nhau và tôn trọng chủ quyền cũng như nền độc lập của Cuba. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Cuba cũng cảnh báo rằng chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump không nên trông chờ vào việc La Habana sẽ có bất kỳ sự nhượng bộ nào ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.

Tuyên bố của Chủ tịch Castro được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện những quan ngại về những chính sách sắp tới của tân Tổng thống Mỹ có thể đe dọa đến mối quan hệ vốn đã ấm lên giữa hai nước. Tân Tổng thống Trump lại cho rằng các thỏa thuận của ông Obama là "một phía" và chỉ đem lại lợi ích cho chính quyền đương nhiệm của Cuba. Ông Trump thậm chí tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ giữa Mỹ và Cuba nếu La Habana không có thêm những nhượng bộ cũng như sẵn sàng có một thỏa thuận tốt hơn cho người dân hai nước.

Cách nay 1 năm, người dân đảo quốc này rất hưng phấn khi nhà nước tái lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, niềm hy vọng về sự phục hồi kinh tế ở Cuba đã phai mờ và ngày càng nhiều người tỏ ra thất vọng. Văn phòng Chính phủ nay đóng cửa sớm. Tòa nhà này đã mở cửa sổ và dùng máy quạt thay cho máy lạnh. Đèn chiếu sáng công cộng vốn ít ỏi nay còn bị tắt bớt, lưu lượng giao thông ở Havana và các thành phố khác giảm đáng kể. Chủ tịch Raúl Castro gần đây đã phải nêu vấn đề này với Quốc hội: "Ngoại trừ chi tiêu cơ bản, tất cả chi tiêu khác phải chấm dứt. Một số đối tác của chúng ta khó khăn do giá dầu sụt giảm và có sự suy giảm nhất định trong các hợp đồng mua dầu với Venezuela”. Từ nay đến cuối năm, Cuba phải giảm tiêu thụ nhiên liệu 28%, giảm tiêu thụ điện 28%, giảm nhập khẩu 15% (tương đương 2,5 tỷ USD). Ước tính 1USD GDP của Cuba có 17 cent đến từ hoạt động nhập khẩu.

Tình trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, lạm phát tràn lan và một nền kinh tế dự đoán sẽ giảm 10% trong năm nay đã buộc Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro phải cắt giảm. Theo đó, dầu xuất sang Cuba đã giảm 1/5 so với năm ngoái. Trong suốt 15 năm qua, Venezuela đã cung cấp cho Cuba một lượng

không xác định tiền mặt và khoảng 90.000 thùng dầu/ngày - một nửa nhu cầu năng lượng của Cuba. Đổi lại, Havana cung cấp dịch vụ y tế và các dịch vụ chuyên nghiệp khác cho Caracas. Viện trợ của Venezuela đã giúp nền kinh tế Cuba phục hồi sau khi trợ cấp từ Liên Xô chấm dứt vào năm 1991.

Với tình hình hiện nay, GDP Cuba sẽ tăng trưởng âm trong năm nay và giảm 2,9% trong năm 2017. Nếu quan hệ với Venezuela sụp đổ hoàn toàn, GDP Cuba có thể giảm tới 10%. Suy thoái là một đòn nghiêm trọng cho các cải cách định hướng thị trường hạn chế, đặc biệt là kế hoạch tự do hóa lâu dài cho đồng peso, đòi hỏi phải có kho dự trữ ngoại hối đủ lớn. Nhưng các doanh nghiệp nước ngoài hy vọng tình hình khó khăn có thể khiến Cuba tăng tốc độ mở cửa kinh tế.

Cuba chủ yếu dựa vào khách du lịch, phần lớn những người này đều muốn được ở khách sạn có máy lạnh. Một vấn đề khác là các quốc gia Cuba xuất khẩu dịch vụ y tế đến như Algeria, Angola và Brazil, cũng được dự kiến sẽ cắt giảm chi tiêu. Các nhà phân tích cho rằng cảnh báo của ông Castro có thể hé lộ về một khả năng cải cách mạnh mẽ hơn. Họ cũng cho rằng kinh tế Cuba chắc chắn không đến nỗi như thời thập niên 1990, vì nay Cuba đã đa dạng hóa hơn, từ kiều hối tăng, các dịch vụ y tế, du lịch tới một khu vực tư nhân mới ra đời.

Tuy nhiên, phần lớn người dân Cuba vẫn còn phụ thuộc vào tiền lương nhà nước, nhưng khoản lương này hiện nay chỉ có giá trị bằng 1/3 so với năm 1989. Vì vậy, họ rất dễ bị tổn thương.

Như vậy, cải cách xã hội, “cập nhật hóa mô hình kinh tế” ở Cuba là điều chỉnh, thay đổi những gì không còn phù hợp để tiếp tục hoàn thiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách đổi mới mà chính quyền Cuba đang thực hiện mới ở chặng đường đầu, do vậy, sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, nhất là những thách thức trong quản lý, điều hành nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, với sự đồng lòng, nhất trí của người dân, với sự quyết tâm và thận trọng của Chính phủ Cuba, cùng sự cổ vũ, ủng hộ của đông đảo bạn bè quốc tế, sự nghiệp cách mạng Cuba sẽ tiếp tục vững bước vươn lên.

C. KẾT LUẬN

Sau khi Fidel Castro ngã bệnh và giao quyền lãnh đạo đất nước cho em trai - Raul Castro năm 2006, nhiều người băn khoăn lo lắng là quốc đảo Cuba sẽ duy trì và phát triển như thế nào? Luận văn của chúng tôi cố gắng tìm câu lý giải cho câu hỏi này. Từ nghiên cứu thực trạng của Cuba từ sau 2006 đến 2016 trên các lĩnh vực chủ yếu, chúng tôi có một số kết luận sau đây:

1. Sự phát triển của Cuba chịu rất nhiều tác động cả khách quan và chủ quan, vừa có yếu tố tích cực, vừa có không ít yếu tố tiêu cực. Cuba dưới thời Raul vừa kế thừa những thuận lợi và khó khăn (như giai đoạn 1959 - 2006) vừa chịu các tác động mới, đòi hỏi đất nước vừa phải đương đầu để vượt qua, vừa hòa nhập với thế giới nhưng vẫn phải giữ được mục tiêu XHCN.

Từ đầu thế kỷ XXI, xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa đã trở thành chủ đạo, chi phối sâu sắc đến việc hoạch định chiến lược phát triển chính trị, kinh tế - xã hội và đối ngoại của từng nước. Về chính trị - ngoại giao, phải chuyển từ đối đầu sang đối thoại, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Về nền kinh tế, Cuba cũng như tất cả các nước trên thế giới đều phát triển theo mô hình mở cửa, theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, những bài học về thất bại của các nước XHCN Liên Xô và Đông Âu và thành công của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và đổi mới của Việt Nam đã được ban lãnh đạo mới của Cuba do Raul đứng đầu nhận thức một cách sâu sắc. Kế thừa di sản của Fidel, trong bối cảnh đất nước và thế giới, khu vực nói trên, quyết định tiến hành cải cách chính trị, kinh tế - xã hội và đối ngoại của Đảng, Nhà nước Cuba do Raul đứng đầu là đúng đắn, vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, vừa mà còn tạo lập nền tảng quan trọng nhằm đối phó với khủng hoảng trong nước, đồng thời phá vỡ thế cô lập cách mạng Cuba mà chính quyền Mỹ từ G.W.H. Bush, đến B.Obama và nay là D.Trump đang tiếp tục duy trì để giữ vững con đường XHCN.

2. Sau 10 năm (2006 - 2016), tiếp tục con đường mà Fidel đã chọn, Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Raul đã đạt được nhiều thành quả quan trọng: chế độ chính trị vẫn được giữ vững, kinh tế phục hồi và có phần tăng trưởng, đời sống xã hội hài hòa hơn và ổn định. Trong những thành quả đó, cập nhật mô hình kinh tế là kết quả bước đầu của đường lối tự chủ, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc thù của Cuba trên cơ sở kế thừa bài học từ các nước XHCN. Đặc biệt, thành quả đáng ghi nhận là, Cuba có một nền kinh tế có sự tham dự ngày càng nhiều của dân chúng. Nhờ vậy, trong khi hầu hết các nền kinh tế Mỹ Latinh lâm vào suy thoái, khủng hoảng thì thành công của công cuộc cải cách, mở cửa ở Cuba được tiếp tục dưới thời Raul có thể được coi là một kỳ tích. Bên cạnh an sinh xã hội được đảm bảo, diện mạo đất nước được thay đổi rõ rệt. Chính điều này là sự trả lời thuyết phục nhất đáp trả mọi sự xuyên tạc từ phía các thế lực thù địch và làm yên lòng nhân loại tiến bộ.

Bên cạnh thành tựu về đối nội, thành quả về đối ngoại Cuba dưới thời Raul thật đáng ghi nhận.

3. Thành quả của nhiều mặt của Cộng hòa Cuba giai đoạn 2006 - 2016 không chỉ thể hiện rõ nét sự kiên cường của dân tộc và sức sống của chế độ XHCN, mà còn chỉ rõ chiều hướng cải cách ở Cuba là không thể đảo ngược, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện chế độ XHCN và hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới. Thành công của Cuba không chỉ làm sáng rõ thêm giá trị và sức sống của CNXH, mà còn chứng tỏ sự thất bại của Mỹ trong chính sách bao vây, cấm vận kinh tế suốt nửa thế kỷ qua đối với quốc đảo này. Chế độ XHCN đã không bị lật đổ như các thế lực thù địch hy vọng, mà trái lại ngày càng được củng cố và phát triển; ngày càng có nhiều nước trên thế giới tìm đến với Cuba; uy tín và vị thế của Cuba không ngừng được nâng cao trong khu vực và trên thế giới. Chính sách phi nhân đạo, vi phạm luật pháp quốc tế của Chính phủ Mỹ cần phải được dỡ bỏ. Điều này, đã phần nào bắt đầu được thực hiện dưới thời Tổng thống B.Obama (2009 - 2016). Chính sách bao vây, cấm vận kinh tế của Washington

trong suốt gần 50 năm qua sẽ là lí do để La Habana vẫn tiếp tục tiến hành đường lối cải cách “chọn lọc, dần dần và có trật tự”. Vì thế, mô hình Trung Quốc mà Chủ tịch Raúl Castro rất ưa thích, trong tương lai gần khó có thể áp dụng vào Cuba. Nhưng là người mang tư tưởng thực tế, Chủ tịch Raul Castro chắc chắn sẽ có những bước đi mạnh bạo hơn nữa, đem lại nhiều lợi ích thiết thực hơn nữa cho đất nước và nhân dân Cuba trên bước đường cải cách.

4. Để đem lại ngày càng nhiều hơn nữa những lợi ích thiết thực cho nhân dân, Đảng, Nhà nước Cuba phải tạo thêm ngày càng nhiều những giá trị XHCN trên mỗi bước tiến kinh tế - xã hội, chính trị, đối ngoại. Để làm được điều này,

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w