Đối ngoại của Cuba trước năm 2006 và vị trí chiến lược của Cuba

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 31 - 36)

- Về xã hội:

1.2.3. Đối ngoại của Cuba trước năm 2006 và vị trí chiến lược của Cuba

Cuộc sống hiện tại của người dân Cuba nhìn chung là thiếu thốn. Hàng hóa tiêu dùng còn thiếu thốn, không được sung túc như các nước có cơ chế thị trường. Đồng lương của cán bộ nhân viên quá thấp cộng với định giá sức mua của đồng Peso nội tệ chỉ bằng 1/25 của đồng Peso chuyển đổi (CUC). Đường sá, phương tiện vận tải công cộng và vận tải hàng hóa xuống cấp nghiêm trọng. Bộ máy công quyền một thời hoạt động có hiệu quả nay đã quá lạc hậu, không bắt kịp nhịp sống mới, nên đã trở nên trì trệ, chồng chéo, quan liêu, gây phiền nhiễu cho dân. Ngoài ra, còn quá nhiều rào cản và cấm đoán cũng như nhiều biện pháp tình thế để cứu nguy cho nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ khó khăn nào đó nay đã trở nên hết sức bất cập và phản cảm trong dân.

Kinh tế - xã hội Cuba suy thoái, đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn, CNXH ở Tây bán cầu đứng trước nguy cơ sụp đổ, lối thoát nào cho Cuba? Cải cách là lời giải đáp duy nhất đúng đắn để vực dậy nền kinh tế. Raul Castro cho rằng cần phải có những thay đổi cần thiết về cơ cấu và quan niệm, cần làm việc với tinh thần phê phán và sáng tạo, không trì trệ và máy móc. Theo ông,

“đừng bao giờ nghĩ rằng những điều chúng ta làm đã là hoàn chỉnh và không cần xem xét lại, chúng ta có nghĩa vụ tự hỏi mình đã làm được gì để thực hiện quyết tâm xây dựng CNXH ngày một tốt hơn để chuyển đổi những quan niệm và cách làm đã từng thích hợp một thời, nhưng nay chính cuộc sống đòi hỏi phải thay đổi” [99].

1.2.3. Đối ngoại của Cuba trước năm 2006 và vị trí chiến lược củaCuba Cuba

Trước Cách mạng tháng 1 năm 1959, Cuba hầu như không có vai trò gì trên trường quốc tế do chính sách ngoại giao của chính quyền tay sai Mỹ ở La

Habana trong hơn nữa đầu thế kỷ XX, đều được quyết định từ Washington. Nhưng từ sau khi giành độc lập ngày 1/1/1959, đường lối đối ngoại của Chính phủ cách mạng Cuba đã hoàn toàn thay đổi.

Từ đây nước Cộng hòa Cuba có thể hiên ngang bước lên vũ đài chính trị thế giới với tư thế của một Nhà nước độc lập, có chủ quyền, với vai trò và uy tín ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Từ đó đến nay, mối quan hệ của Cuba với thế giới không ngừng được mở rộng trên cở sở của một đường lối đối ngoại đúng đắn nhằm tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân lọai tiến bộ vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.

Trong bản Cương lĩnh chính trị của ĐCS Cuba được thông qua tại Đại hội I (1975), đã khẳng định: Tính chất của cuộc cách mạng chúng ta và những mục tiêu lịch sử của nó, phù hợp với những mục tiêu của nhân dân các nước trên thế giới, đã quy định cơ sở cho chính sách đối ngoại của nước ta. Chủ nghĩa quốc tế vô sản là bản chất và điểm xuất phát của chính sách quốc tế của ĐCS Cuba

[33 tr.104-105]. Tư tưởng chỉ đạo trên đây của ĐCS Cuba đã được quán triệt và được cụ thể hóa trong bản Hiến pháp ghi rõ: “Nước Cộng hòa Cuba thực hiện nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản và tình hình đoàn kết chiến đấu với nhân dân các nước trên thế giới, kiên quyết đấu tranh chống chính sách gây chiến, xâm lược can thiệp, bao vây, đe dọa của chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới và các thế lực phản động khác, vì sự củng cố và phát triển của cộng đồng XHCN mà Cuba là một bộ phận không thể tách rời, vì độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc về sự hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau”[34, tr.213].

Dựa trên những nguyên tắc cơ bản trên, từ sau năm 1959, nước Cộng hòa Cuba đã lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với hơn 100 nước trên thế giới. Đảng và Nhà nước Cuba không ngừng chăm lo củng cố tình hữu nghị anh em và sự hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong hệ thống XHCN, coi đó là đảm bảo vững

chắc cho nền độc lập và sự phát triển của cách mạng Cuba. Đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ to lớn của các nước XHCN anh em, để củng cố và phát triển kinh tế đất nước sau khi cách mạng thành công.

Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba luôn đánh giá cao vai trò tình đoàn kết quốc tế của các nước XHCN trước hết là của Liên Xô. Về phía mình, Cuba luôn bày tỏ sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ đối với chính sách đối ngoại của Liên Xô và các nước XHCN anh em.

Năm 1972, Cuba chính thức gia nhập Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV). Bước sang năm 1974, Cuba mở rộng sự tham gia vào hệ thống ngân hàng của Hội đồng Tương trợ kinh tế trên tất cả các lĩnh vực. Cuba trở thành nước đầu tiên ở Mỹ Latinh tham gia Hội nghị sáng lập Phong trào Không liên kết được triệu tập ở Beograd (Nam Tư) năm 1961. Với cương vị là Chủ tịch của Phong trào Không liên kết, Cuba đã có những cố gắng to lớn nhằm củng cố sự thống nhất và giữ vững tính chất chống đế quốc của phong trào, thực hiện những nghị quyết và chương trình của tổ chức này đề ra. Trong quá trình hoạt động trong Phong trào Không liên kết, vai trò và uy tín của Cuba ngày càng được khẳng định với tuyệt đại đa số các nước thành viên tham gia.

Ngoài ra, Cuba còn tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực như: Tổ chức năng lượng, Tổ chức vận tải liên quốc gia ở vùng biển Caribê, Tổ chức kinh tế Mỹ latinh.

Trên lập trường quốc tế vô sản trong sáng, Cuba luôn ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ latinh vì độc lập, tự do, tiến bộ xã hội và sự hợp tác hòa bình, hữu nghị, bình đẳng giữa các nước. Cụ thể là Cuba kiên quyết đứng về phía nhân dân Ấn Độ và nhân dân các nước Tây Nam Á trong cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu các căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Điêgô Gacxia và ở nhiều nơi khác. Cuba hoàn toàn ủng hộ nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước trước đây, cũng như

trong cuộc đấu tranh chống chính sách bành trướng, bá quyền nước lớn của các thế lực quốc tế phản động...

Từ sau khi cách mạng thành công cho đến nay, Cuba luôn phải chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực phản động đứng đầu là Mỹ. Mỹ đã đưa ra nhiều đạo luật nhằm bao vây, cấm vận tiến tới lật đổ Cách mạng Cuba. Nhưng Cuba vẫn hiên ngang xây dựng CNXH, luôn nhận được sự giúp đỡ của nhân dân tiến bộ toàn thế giới cùng các nước yêu chuộng hoà bình, ngay trong các tổ chức quốc tế, các nước đồng minh của Mỹ cũng lên án Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba.

Từ đầu thập kỷ 90, Cuba đã từng điều chỉnh chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình mới; cảnh giác sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; sẵn sàng bình thường hoá quan hệ với Mỹ trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết; đẩy mạnh quan hệ với các nước Mỹ latinh, nhất là với Venezuela và các chính phủ theo khuynh hướng thiên tả, dân tộc; tăng cường quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, chủ động, tích cực hoạt động tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương nhằm tập hợp lực lượng và phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ. Với chính sách ngoại giao tích cực của mình, uy tín của Cuba không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Dư luận quốc tế trong đó có cả các nước đồng minh của Mỹ lên tiếng đòi Mỹ bỏ cấm vận chống Cuba và mở rộng quan hệ kinh tế với Cuba. Hiện, Cuba là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc và là Chủ tịch Phong trào Không liên kết (2006 - 2009).

Khi định ra đường lối đối ngoại, Chính phủ Cuba biết tận dụng Vị thế chiến lược của mình trong bối cảnh mới. Từ đầu thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến sự đổi thay của môi trường chiến lược toàn cầu. Trong đó, trật tự đơn cực đang bị phá vỡ, trật tự đa cực đang chuyển từ định hướng sang định hình. Theo đó, các giá trị địa - chính trị, địa - chiến lược của các khu vực cũng như của các quốc gia riêng lẻ được chú ý nhiều hơn khiến các nước, các tổ chức lớn như Mỹ,

Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu… bên cạnh việc duy trì chiến lược, tiến hành điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng của mình. Trước bối cảnh đó, khu vực Mỹ latinh là một trong những khu vực có nhiều biến chuyển, mang đến toan tính chiến lược. Trong đó, Cuba là quốc gia đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Với sự kiện lịch sử Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ, chấm dứt hơn nửa thế kỷ căng thẳng do chính sách cấm vận của Mỹ đối với Cuba, La Habana đã chứng minh được tinh thần kiên định theo con đường XHCN mà Chủ tịch Fidel Castro và nhân dân Cuba đã lựa chọn, vượt qua khó khăn về kinh tế, đối ngoại, từng bước khẳng định vai trò trong khu vực. Không chỉ có vậy, giá trị chiến lược của Cuba đang ngày càng được thế giới nhìn nhận, thúc đẩy các nước tăng cường quan hệ với quốc đảo này, đặc biệt là việc Mỹ và Liên minh châu Âu tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba sau nhiều năm căng thẳng.

Trên thực tế, môi trường địa - chính trị khu vực Mỹ Latinh đã có những thay đổi, nhiều nước Mỹ latinh đi theo hướng cánh tả, cánh tả ôn hòa như Braxin, Achentina hay chính phủ cánh tả cấp tiến ở Venezuela. Cuba không chỉ là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất ở Tây bán cầu, mà còn là một trong những ngọn cờ đầu của phong trào cánh tả Mỹ latinh, có uy tín và quan hệ với các nước trong khu vực. Trong những năm gần đây, việc tham gia các hội nghị thượng đỉnh thường niên của các nước châu Mỹ đã đưa Cuba trở lại cơ cấu khu vực.

Ngoài ra, cùng với việc tiến hành chính sách mở cửa thị trường, cập nhật mô hình kinh tế mới, Cuba đã khiến các nước quan tâm nhiều hơn nhằm tận dụng sự mở cửa của Cuba để tăng cường tiếp xúc kinh tế với khu vực Tây bán cầu.

Hơn nữa, trong chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn tại khu vực Mỹ latinh, Cuba còn thu hút sự quan tâm của nhiều nước. Nga với tư cách là nước kế thừa Liên bang Xô viết trước đây và Trung Quốc hướng tới việc thúc đẩy quan hệ vốn có với Cuba. Nga khẳng định, Cuba là một trong những

đối tác chiến lược của Nga tại Mỹ latinh. Mới đây, nước này đã quyết định xóa 90% trong tổng số 35 tỷ USD mà Cuba nợ Liên Xô trước đây và 10% còn lại sẽ được đưa vào một quỹ đặc biệt của hai nước để đầu tư vào các dự án phát triển tại Cuba. Còn Trung Quốc đã tiến hành một loạt các chuyến thăm cấp cao đến Cuba thời gian gần đây nhằm vạch ra một lộ trình phát triển trong tương lai cho mối quan hệ Trung Quốc - Cuba từ tầm cao chiến lược và triển vọng lâu dài. Như vậy, vị thế chiến lược về kinh tế, chính trị của Cuba là một trong những nguyên nhân thúc đẩy EU bình thường hóa quan hệ với Cuba nhằm mở ra cơ hội và điều kiện giành ảnh hưởng địa - chính trị ở Cuba; đồng thời, tạo cơ hội để phát triển đầu tư ở nhiều nước Mỹ latinh khác. Và hơn cả là tạo thế cân bằng với các nước lớn về ảnh hưởng ở khu vực Mỹ latinh. [52]

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w