Di sản Fidel Castro

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 36 - 40)

- Về xã hội:

1.2.4. Di sản Fidel Castro

Fidel Castro là một chính trị gia lão luyện, một nhà hùng biện thiên tài, có sức hút lớn đối với quần chúng và có tầm ảnh hưởng lớn trên chính trường Cuba từ nửa sau thế kỷ XX đến sau khi ông đã qua đời năm 2016. Là người khai sinh ra nước Cộng hòa Cuba, suốt nửa thế kỷ chèo lái con thuyền cách mạng Cuba, Fidel đã để lại dấu ấn sâu đậm trong quá trình xây dựng CNXH ở quốc đảo Caribe về các lĩnh vực là sự đồng lòng của toàn dân tộc trong xây dựng và phát triển kinh tế cũng như trong việc đối phó lại cuộc bao vây, cấm vận và âm mưu lật đổ của Mỹ, về hệ thống giáo dục, y tế miễn phí cho mọi người dân... Bên cạnh đó, do lý do khách quan và chủ quan mà chính sách của Fidel Castro cũng có một số hạn chế. Sau khi CNXH hiện thực sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, ông vẫn hướng Cuba tiếp tục chủ trương “không thị thị trường hóa, không thực hiện chế độ tư hữu và không từ bỏ nền kinh tế kế hoạch của quốc gia” [56]. Điều này đã giảm tính năng động của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Nhận thấy điều đó, từ đầu thế kỷ XXI, Fidel đã có một số điều chỉnh. Và điều đáng quí nhất là ông đã biết chuyển giao quyền lực đúng thời điểm và ủng hộ nhiệt thành cho thế hệ lãnh đạo tiếp sau trong suốt 10 năm sau đó (2006 - 2016).

Ngày 31/7/2006, Chủ tịch Fidel Castro chuyển giao quyền điều hành đất nước (Chủ tịch Hội đồng nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bí thư thứ nhất

Đảng Cộng sản Cuba và chức vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Quốc hội) cho em trai là ông Raul Castro. Kể từ thời điểm đó, ông tập trung nhiều thời gian cho các bài viết phân tích, nhận định chính trị trong nước và quốc tế trên báo chí, đặc biệt là Báo Granma và thỉnh thoảng trả lời phỏng vấn một số nhà báo nước ngoài.

Trong những dịp xuất hiện ngày càng thưa dần trước công chúng, ông cũng không còn mặc quân phục mà thay thế bằng áo khoác thể thao giản dị. Tuy nhiên, tại Cuba, Fidel Castro vẫn là một tượng đài, đối với dân chúng cũng như giới lãnh đạo. Kênh truyền hình BFMTV dẫn lời Chủ tịch Quốc hội nước này Ricardo Alarcon cho biết: “Chúng tôi luôn tham vấn ý kiến của Fidel về những quyết định quan trọng của đất nước”.

Những năm đầu thế kỷ XXI, tuy ngày càng ít xuất hiện trước công chúng, nhưng những ảnh hưởng của Fidel Castro sau gần nửa thế kỷ dẫn dắt Cuba vẫn rất rõ nét. Khi dần tiếp nhận các vị trí lãnh đạo từ anh trai, Chủ tịch Raul Castro tiếp tục kế thừa nhiều di sản của người anh để lại để phát triển đất nước.

Trên nền tảng hệ thống y tế, giáo dục cực kỳ bài bản, bất chấp những khó khăn về kinh tế được thiết lập trong nửa thế kỷ dưới sự lãnh đạo của Fidel, Raul Castro tiếp tục xem khoa học - giáo dục là trọng tâm của những kế hoạch phát triển đất nước. Theo chuyên gia về quan hệ quốc tế I.Ramnonet: “Những di sản của Fidel Castro sẽ vẫn còn gây ảnh hưởng rất lâu dài tại Cuba. Ông ấy là người đã có công rất lớn trong việc nâng cao trình độ văn hóa của người dân nước này. Tại Cuba, hiện mức độ học vấn tối thiểu là tốt nghiệp cấp 2. Đây thật sự là một cuộc cách mạng”[14].

Cùng với sự kế thừa nền tảng giáo dục - khoa học từ thời của nhà lãnh đạo Fidel Castro, Chủ tịch Raul Castro đã từng bước thực hiện những cải cách về kinh tế - xã hội kể từ sau khi được chuyển giao các vị trí lãnh đạo trong 1 thập

niên qua. Cụ thể, Havana đã có sắc lệnh tăng thời hạn cho các công ty nước ngoài thuê đất đai thuộc sở hữu của nhà nước để tạo điều kiện cho phát triển du lịch - ngành mũi nhọn của kinh tế Cuba. Việc kinh doanh cá thể cũng phát triển hơn vì người dân nước này đã được nuôi trồng và sản xuất các mặt hàng nông nghiệp. Hiện có khoảng 1,4 triệu người, tức 30% số người trong tuổi lao động của Cuba đang làm việc cho các cơ sở ngoài nhà nước.

Trong một bài viết trước Đại hội Đại hội VI của Đảng Cộng sản Cuba (2011), lãnh tụ Fidel Castro từng đánh giá rằng Cuba cần một thế hệ lãnh đạo kế thừa để “khắc phục những sai lầm trong quá khứ, bảo đảm Cuba vững bước phát triển theo con đường CNXH”. Tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Cuba (2011), Fidel Castro cho biết “không nhận một trọng trách nào” và rời khỏi Trung ương Đảng. Tại Đại hội này, Fidel đã đề xuất áp dụng giới hạn nhiệm kỳ cho các vị trí lãnh đạo và tuyên bố sẽ tiến hành “trẻ hóa có hệ thống” từ cấp cơ sở đến các vị trí quan trọng nhất trong bộ máy nhà nước. Tại Đại hội VII Đảng Cộng sản Cuba (tháng 4/2016), Chủ tịch Raul Castro tiếp tục cho thấy quyết tâm

“trẻ hóa có hệ thống” khi đề xuất độ tuổi tối đa để được bầu vào Trung ương Đảng là 60 và độ tuổi tối đa để giữ các vị trí lãnh đạo của đảng là 70. Theo ông, việc giới hạn tuổi cũng cần được áp dụng cho các cơ quan khác của nhà nước. ”.

Tiểu kết chương 1

Như vậy, sự phát triển của Cộng hòa Cuba từ năm 2006 đến 2016 chịu tác động mạnh mẽ của các nhân tố khách quan, chủ quan, trong nước và ngoài nước.

Trong nhân tố bên ngoài như sự thay đổi của trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh, bài học từ sự sụp đổ của các nước XHCN Liên Xô và Đông Âu cũng như thành công vượt qua khủng hoảng bằng cải cách mở cửa và đổi mới thành công ở Trung Quốc và Việt Nam hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, yếu tố khu vực với hai điểm nổi bật là sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với Cuba vả xu hướng thiên tả của nhiều nước Mỹ latinh cũng có tác động lớn đến tình hình Cuba dưới thời Raul Castro từ năm 2006 đến 2016.

Mặc dù khó mà so sánh mức độ quan trọng giữa các nhân tố bên ngoài, nhân tố bên trong, nhưng có thể thấy có thể thấy vị trí nổi bật của nhân tố bên trong, trong đó vai trò của Đảng Cộng sản Cuba do Raul Castro - người kế thừa xuất sắc lãnh tụ Fidel là quan trọng hơn cả.

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w