Một số giải pháp để phát triển nước Cộng hoà Cuba sau năm

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 89 - 90)

- Với hai đối tác chiến lược Venezuela và Trung Quốc: Chính phủ Cuba

3.2.Một số giải pháp để phát triển nước Cộng hoà Cuba sau năm

Từ thực tế nói trên, có thể rút ra một số giải pháp từ bài học kinh nghiệm thành công và kể cả hạn chế của đất nước Cuba dưới sự lãnh đạo của Raul Castro (2006 - 2016) như sau:

Một là, kiên trì cải cách và mở cửa theo định hướng XHCN bằng con đường riêng, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Cuba đã tự đúc rút cho mình những kinh nghiệm, bài học từ việc sao chép mô hình kinh tế của Liên Xô đã từng tồn tại ở Cuba nhiều năm sau cách mạng thành công cũng như những vấn đề đã nảy sinh trong việc khuếch trương chủ nghĩa tự do mới ở một số nước thuộc “Thế giới thứ ba”. Đồng thời, những kinh nghiệm trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và đổi mới của Việt Nam cũng rất được quan tâm nghiên cứu và học hỏi nghiêm túc. Đối với việc thực hiện kinh tế thị trường, Cuba có thái độ khá thận trọng. Một mặt vẫn áp dụng một số hình thức thị trường nhưng lại nhấn mạnh sự sáng tạo mà không để những quy luật của thị trường chi phối hoàn toàn.

Hai là, cải cách nói chung và cải cách kinh tế nói riêng ở Cuba luôn gắn liền với việc ổn định xã hội. Trong tình hình kinh tế khó khăn nhất, Chính phủ Cuba vẫn hứa với nhân dân rằng: “quyết không để cho một ai phải lang thang ngoài đường kiếm sống”. Trong quá trình cải cách kinh tế, Cuba vẫn đảm bảo chế độ miễn phí toàn dân đối với giáo dục, y tế và bảo hiểm xã hội. Việc cải cách doanh nghiệp Nhà nước đã làm cho nhiều công nhân mất việc. Để đảm bảo cuộc sống cho họ, Chính phủ quy định: những công nhân mất việc được hưởng 60% lương gốc 4 năm và khi họ kiếm được việc làm thì mức lương mới không được thấp hơn 80% lương gốc của họ trước đây. Có thể coi đây là một kì tích, một nét rất độc đáo trong quá trình cải cách kinh tế của Cộng hòa Cuba.

Ba là, Cuba tiến hành cải cách kinh tế một cách thận trọng và có trật tự. Hoàn cảnh và điều kiện quốc tế cũng như trong nước khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với các nước XHCN. Vì vậy, trong quá trình cải cách kinh tế, Cuba

phải tiến hành những bước đi rất cẩn trọng. Trong hoàn cảnh Mỹ và các thế lực thù sđịch điên cuồng chống phá thì an ninh quốc gia phải được đặt lên hàng đầu, không để cho kẻ thù tận dụng bất cứ kẽ hở nào. Vì thế, Chính phủ Cuba cũng hết sức thận trọng trong những biện pháp mạo hiểm có thể ảnh hưởng đến sự ổn định quốc gia. Đó cũng là lí do giải thích tại sao mức độ sâu rộng cũng như quy mô của cải cách kinh tế ở Cuba không đạt được như Việt Nam và Trung Quốc.

Bốn là, cần tiếp tục khôi phục và mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tượng. Đối với các nước bạn bè truyền thống, ban lãnh đạo Cuba cần khôi phục và phát triển sâu rộng các mối quan hệ vốn có, tạo chỗ dựa vững chắc trên trường quốc tế cũng như huy độn các nguồn lực từ các nước này để xây dựng đất nước. Đối với các nước vốn chưa có hoặc có rất ít các mối quan hệ, Cuba cần đặt quan hệ ngoại giao, thêm bạn bớt thù. Còn đối với các nước vốn thù địch mà trong những năm 2006 - 2016 do những cố gắng của ban lãnh đạo Cuba đã có những chuyển biến tích cực thì Cuba cần tiếp tục cải thiện, tiến tới nâng cấp quan hệ. Có như vậy, Cuba mới có được môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi để tiếp tục đưa đất nước tiến lên.

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 89 - 90)