Trên lĩnh vực văn hoá xã hộ

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 57 - 62)

- Về xã hội:

2.3.Trên lĩnh vực văn hoá xã hộ

4 Thường trong thành phố chỉ có vài ba xe buýt dài ngoẵng có đầu kéo (mà người dân thường gọi bằng cái tên xe Lạc đà vì trên mui có hai chỗ vồng lên như hai cái bướu của Lạc Đà) lúc nào cũng nêm chặt người Xe liên tỉnh

2.3.Trên lĩnh vực văn hoá xã hộ

Bên cạnh những nỗ lực đảm bảo những thành quả mà cuộc cách mạng đem lại, song song với những cải cách kinh tế, chính trị, lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng được Chính phủ Cuba dưới thời Raul Castro tiếp tục chú trọng phát triển. Trong lĩnh vực này, nhất là về giáo dục, y tế và an sinh xã hội, Chính phủ Cuba còn thực thi những chính sách, biện pháp mới nhằm ổn định xã hội, nâng cao dân trí và đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Nền giáo dục Cuba được chính phủ đặc biệt quan tâm. Kể từ khi cuộc cách mạng Cuba nổ ra vào thập niên 1950, hệ thống giáo dục nước này đã được cải thiện về cơ bản. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) xếp Cuba là nước có hệ thống giáo dục tốt nhất châu Mỹ latinh, bất chấp việc Cuba là một trong những quốc gia kém phát triển nhất khu vực.

Tiếp tục những thành tựu trong giai đoạn trước, từ năm 2006, nền giáo dục Cuba tiếp tục gặt hái nhiều kết quả đáng kể. Giáo dục ở Cuba cũng được cung cấp miễn phí cho tất cả người dân. Do vậy, tỷ lệ biết đọc, biết viết lên đến gần 100% dân số. Số lượng trường học các cấp từ mẫu giáo đến đại học được tăng lên. Riêng đối với trẻ em tàn tật, Cuba có tới 426 trường đặc biệt dành cho 57 nghìn học sinh. Người dân Cuba đã đạt trình độ phổ cập trung học phổ thông. Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, Cuba vẫn tích cực hợp tác với các nước thuộc “thế giới thứ ba” về giáo dục. Cuba đã đón tiếp, đào tạo, miễn phí cho hơn 25 nghìn sinh viên ở châu Âu, châu Phi, Mỹ Latinh, trong đó, riêng Mỹ Latinh có tới 21 nghìn sinh viên đang theo học [23].

Vì các cơ sở giáo dục thường do chính quyền điều hành (trường công) nên trường tư thục và quốc tế rất hiếm. Chỉ có vài trường quốc tế ở Cuba như Trường quốc tế Havana hoặc Trường học Pháp ở thủ đô. Những trường kể trên có mức học phí cực kỳ đắt đỏ (khoảng 12.600 USD và 9.320 USD một năm cho lớp 11 và 12). Trước tình hình đó, Chính phủ Raul có một số cải cách để phát huy mặt ưu điểm, hạn chế thiếu sót.

Chính phủ Cuba đang có kế hoạch cải cách giáo dục đại học trong giai đoạn 2016 - 2017. Mục tiêu đặt ra là cải thiện các chương trình học kéo dài quá lâu. Chúng dự kiến được rút ngắn lại còn 4 năm như ở nhiều nước khác. Một mục tiêu quan trọng không kém là nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên trước khi tốt nghiệp. Trên thực tế, nhiều chuyên gia Cuba không có khả năng nói tiếng Anh thành thục[32].

Trong một nghiên cứu giáo dục đại học 13 nước Mỹ Latinh năm 2013, UNESCO khẳng định trình độ trung bình của sinh viên Cuba cao nhất trong số các nước này và thông thường, một sinh viên Cuba có chỉ số kiến thức và kỹ năng cao gấp đôi so với sinh viên các nước khác tại Mỹ Latinh. Chính chất lượng đào tạo là một trong nhiều yếu tố thu hút du học sinh tới Cuba.

Theo số liệu thống kê năm 2014 và Nhà nước dành tới 13% GDP để đầu tư cho giáo dục. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) tháng 3/2014, "Hệ thống trường học tại Cuba có tiêu chuẩn cao, chất lượng học thuật xuất sắc, các giáo viên được trả lương cao, đảm bảo cuộc sống đầy đủ; các trường có mức độ tự chủ chuyên nghiệp khiến nước này trở thành một trong những nước có hệ thống giáo dục hiệu quả nhất thế giới, sánh ngang với Phần Lan, Singapore, Thượng Hải (Trung Quốc), Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Hà Lan và Canada"[113].

Trong báo cáo 2015, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Cuba là nước đứng đầu thế giới về mức độ đầu tư cho giáo dục, chiếm 12,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Năm trường đại học Cuba lọt vào bảng xếp hạng những trường đại học hàng đầu Mỹ Latinh năm 2016. Xếp hạng này dựa trên những yếu tố như tỉ lệ giảng viên/ sinh viên, số công trình khoa học được công bố, mạng lưới nghiên cứu quốc tế, tỉ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ khoa học, đánh giá năng lực cử nhân của chủ lao động…

Nhờ những nỗ lực trên, tiếp tục những thành quả dưới thời Fidel, những kết quả trong lĩnh vực giáo dục Cuba dưới thời Raul là đáng ghi nhận, xứng đáng được Tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đánh giá Cuba là một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất thế giới. [23]

Bị Mỹ cấm vận suốt một thời gian dài nên y tế Cuba gặp nhiều khó khăn. Báo cáo năm 2009 của Tổ chức Ân xá Quốc tế ghi nhận nhiều trường hợp Cuba không thể nhập khẩu các loại vật tư y tế, trong đó có các thuốc trị HIV và thuốc tâm thần, vaccine, các thiết bị y tế, thiết bị chẩn đoán, bao cao su, và các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em. Hiện nay, tình trạng thiếu trang thiết bị y tế vẫn tác động đáng kể đến công tác khám chữa bệnh.

Nhưng dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro và từ 2006, của Rauul, sức khỏe người dân Cuba vẫn ổn định nhờ chính phủ duy trì ưu tiên cao đối với lĩnh vực y tế. Cuba đã phát triển nền y tế và giáo dục lên trình độ được đánh giá là hàng đầu thế giới. Cuba đã tiếp tục tiến hành một số cải cách hệ thống y tế tiên tiến hơn. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người dân Cuba không chỉ được xếp vào hàng tuổi thọ cao nhất khu vực mà còn đứng trong top 5 nước có tuổi thọ cao nhất thế giới. Năm 2014, Tổng giám đốc WHO Margaret Chan ca ngợi Cuba là quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực y tế, không chỉ bởi chất lượng và quy mô chăm sóc sức khỏe cho người dân mà còn vì các hệ thống y tế kết nối mạnh mẽ với nghiên cứu và sáng tạo.

Cuba tiếp tục cử các đoàn y tế sang giúp đỡ nhiều nước ở các lục địa khác nhau. Hàng vạn nhân viên y tế đang làm việc, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân 69 nước trên thế giới, trong đó có các nước Mĩ Latinh. Chương trình “Phẫu thuật diệu kì” do Cuba khởi xướng đã đem lại ánh sáng cho hơn 4 vạn dân nghèo ở nhiều nước trên thế giới. [115]

Sau khi tái lập quan hệ ban đầu vào năm 2014, một số cơ sở, tổ chức lớn của Mỹ đã để mắt đến hệ thống y tế của Cuba, mà theo một bài báo trên New England Journal of Medicine, Cuba "đã giải quyết được một số khó khăn mà chính người Mỹ vẫn chưa xử lý được".

Cuba có tỷ lệ trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi tử vong thấp nhất, đồng thời có tuổi thọ cao nhất ở châu Mỹ, vượt cả Mỹ trên 3 chỉ số (mặc dù tỉ lệ tử vong ở

người mẹ vẫn cao hơn đáng kể so với các nước giàu). Chính phủ Cuba đã thiết lập một hệ thống chăm sóc y tế toàn diện, phổ cập với mạng lưới các bác sỹ, y tá và nhân viên y tế tại nhà sống ngay trong cùng cộng đồng với bệnh nhân.

Năm 2016, Cuba cũng là nước đầu tiên trên thế giới, theo WHO, là đã loại bỏ được sự lây truyền bệnh HIV và giang mai từ mẹ sang con.

Nhằm đảm bảo đầy đủ nhân sự cho sáng kiến này, chính phủ Cuba đã đầu tư rất mạnh cho giáo dục y tế, vì thế nên số bác sỹ trên mỗi đầu người của Cuba nhiều gần gấp 3 lần so với ở Mỹ. Điều này cũng cho phép Cuba cử được tổng số 130.000 chuyên gia y tế đi thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp hoặc miễn phí đến các quốc gia khác thuộc thế giới thứ Ba. Tính đến năm 2008, có gần 37.000 chuyên gia y tế Cuba làm việc tại 70 quốc gia. Cuba là quốc gia đầu tiên phản ứng với đại dịch Ebola hồi năm ngoái, cử số lượng bác sỹ đến vùng Sierra Leone nhiều hơn bất cứ quốc gia nào, chỉ trừ Anh.

Các chương trình tiêm chủng phổ cập của Cuba đã loại trừ được nhiều căn bệnh từng rất phổ biến ở trẻ em, và nhiều loại bệnh nhiệt đới khác, như bại liệt, sởi và bạch hầu. Nhiều loại vaccine, cũng như các phác đồ điều trị khác, được ngành công nghiệp dược phẩm nội địa sản xuất, phát triển, một phần cũng là nhằm đối phó với lệnh cấm vận của Mỹ. Ngành công nghệ sinh học ở Cuba có khoảng 10.000 nhân lực và chủ yếu sản xuất thuốc dùng trong nước, bao gồm 33 loại vaccine, 33 loại thuốc chữa ung thư, 18 loại thuốc chữa các bệnh về tim mạch và 7 loại thuốc chữa các bệnh khác. Cuba là nhà cung cấp dược phẩm hàng đầu cho khu vực Mỹ latinh, và cũng cung ứng thuốc cho nhiều quốc gia châu Á. Cơ sở hạ tầng y tế của Cuba cũng rất phát triển, với 22 cơ sở y tế và các tạp chí khoa học chuyên ngành.

Phần nhiều sự tiến bộ này là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Cuba, nhưng đồng thời cũng giúp Cuba có các chính sách độc lập trong mảng chăm sóc sức khỏe, bao gồm giáo dục phổ cập, đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo nguồn nước sạch và vệ sinh hiện đại. Có lẽ điều quan trọng hơn

là các chính sách kinh tế bình đẳng của chính phủ Cuba đã giúp giảm mạnh mẽ sự bất cân đối giàu nghèo. Một nghiên cứu lớn từng cho thấy sự mất cân đối trong mức thu nhập có liên quan chặt chẽ, thậm chí là yếu tố quan trọng, đối với sức khỏe người dân. [15]

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận Cuba là đất nước sở hữu hệ thống y tế tốt nhất thế giới, ngay cả trong việc điều trị những loại bệnh hiểm nghèo và khó chữa. Mới đây nhất, Cuba cấp phép đăng ký cho thuốc điều trị ung thư da mới mang tên “Heberferon”, do Trung tâm Nghiên cứu Gien và Công nghệ sinh học (CIGB) có trụ sở tại La Habana điều chế sau hơn 20 năm nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng.

Với những thành tựu về y tế, ngành du lịch chữa bệnh đã đóng góp nguồn ngoại tệ lớn cho Cuba, khi hàng năm hàng ngàn người châu Mỹ Latinh và châu Âu tới đảo quốc này để chữa bệnh với giá rẻ ở các khu nghỉ dưỡng bên bờ biển. Năm 2014, ngành “công nghiệp không khói” cũng đã mang về cho Cuba nguồn doanh thu 2,8 tỷ USD. Năm 2015, Cuba đón nhận 3,52 triệu lượt khách quốc tế. Dù không có con số cụ thể về khách du lịch đến Cuba vì các lý do sức khỏe nhưng chắc chắn tồn tại một lượng lớn khách quốc tế đến đây để chữa bệnh nhờ hệ thống y tế Cuba đã thực thi hàng loạt biện pháp nhằm cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người nước ngoài.

Nhiều bệnh viện Cuba đã thành lập nên các bộ phận chuyên biệt và đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao để chăm sóc nhu cầu của bệnh nhân nước ngoài. Gần đây, chính phủ Cuba còn thành lập hệ thống chăm sóc y tế cho người nước ngoài (Sevimed), bên cạnh Tổ chức Thương mại hóa Dịch vụ Y tế Cuba (CSMC), với nhiệm vụ quảng bá các dịch vụ y tế với khách quốc tế.

Có thể thấy, tiếp tục những thành công trong giai đoạn trước, thành tựu y tế Cuba - một quốc gia có 11 triệu dân thật đáng trân trọng.

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 57 - 62)