- Về xã hội:
CHƯƠNG 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG HÒA CUBA TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM
TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016 2.1. Trên lĩnh vực chính trị: Tìm kiếm mô hình phát triển mới
Sau khi tạm quyền từ năm 2006, vào ngày 14/2/2008, Raul Castro người được đánh giá là “nhà cải cách mềm mỏng” chính thức tiếp quản nhiệm vụ chèo lái con thuyền cách mạng Cuba, mà trước hết là tìm kiếm mô hình phát triển mới về chính trị [95].
Trong bài phát biểu sau khi nhậm chức của nhà lãnh đạo Cuba 77 tuổi có xu hướng đổi mới này, người ta thấy có nhiều hứa hẹn. Nhưng, như chính ông nói
“cần phải thay đổi những gì cần thay đổi” để “hoàn thiện CNXH” và mọi đổi thay phải “từng bước vững chắc” trên cơ sở phát huy nội lực phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và tham nhũng. Ông và ban lãnh đạo Cuba biết rằng, dân chúng Cuba hy vọng và chờ đợi những đổi thay để cuộc sống kinh tế dễ chịu hơn, mà tuyệt nhiên chẳng ai muốn thay đổi chế độ chính trị cả[95].
Từ đó, mọi thay đổi của Cuba đều nhằm cải thiện tình hình trước mắt. Do vậy, có hai vấn đề lớn mà đất nước của Raul Castro cần phải giải quyết: 1/Thay đổi mô hình trong cuộc cách mạng theo định hướng XHCN, đó là chuyển đổi cơ cấu tạo khả năng khắc phục sự bế tắc và bảo thủ quan liêu để tiến tới một mô hình xã hội hóa rộng lớn hơn và dân chủ hóa rộng rãi hơn về quyền lực và xã hội. 2/Từng bước chuyển giao một cách hài hòa và nhịp nhàng từ thế hệ đi trước (hiện đang chiếm đa phần trong Ban lãnh đạo đất nước) sang thế hệ trung niên có độ tuổi từ 40 đến 50 và thế thệ thanh niên có ý thức giác ngộ tốt về độc lập dân tộc và tiến trình quá độ đi lên CNXH. Cả hai tiến trình chuyển đổi cơ cấu và chuyển giao thế hệ này đều phải phát huy tổng lực của cả ba mặt trận: xã hội, kinh tế và văn hóa [100], [101].
Một vấn đề đặt ra là Cuba sẽ đi theo mô hình nào, Trung Quốc hay Việt Nam. Tất nhiên vấn đề lớn lao như vậy chỉ có thể giải quyết tại Đại hội Đảng Cộng sản. Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ VI họp tại La Havana từ ngày 16 đến 19/4/2011, với sự tham dự của 1.000 đại biểu đại diện cho 850.000 đảng viên trên cả nước. Đại hội đã bầu Chủ tịch Raul Castro làm Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cuba và Phó Chủ tịch José Ramón Machado Ventura làm Bí thư Thứ hai. Đại hội cũng đã bầu 15 ủy viên Bộ Chính trị và 8 thành viên Ban Bí thư cùng với 115 ủy viên trung ương Đảng khóa VI. Đại hội đã thông qua 4 nghị quyết về tổ chức Hội nghị Đảng toàn quốc; Đường lối chính sách kinh tế và xã hội của Đảng và cách mạng; Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng VI; và Hoàn thiện các tổ chức Hội đồng Nhân dân, Hệ thống bầu cử và Phân định bản đồ hành chính. Các đại biểu nhất trí tổ chức Hội nghị Đảng toàn quốc vào cuối tháng 1/2012[19].
14 năm kể từ Đại hội V diễn ra vào năm 1997, Đại hội ĐCS Cuba lần thứ VI đã hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm là thông qua Văn kiện dự thảo “Đường lối chính sách kinh tế và xã hội” dài hơn 30 trang với 311 mục, quan trọng nhất là việc đổi mới thành phần lãnh đạo và quy chế tự lực của các tập đoàn nhà nước. Những cải cách do Chủ tịch Raul Castro đề xuất bao gồm 3 nội dung lớn: nới rộng hoạt động của khu vực tư nhân, cắt giảm nhân sự trong guồng máy hành chính nhà nước, và cởi trói cho một nền kinh tế tập trung. Trước khi Đại hội diễn ra, dự thảo đã được thảo luận công khai, rộng rãi trên cả nước trong gần 5 tháng nhằm tìm kiếm sự đồng thuận và ủng hộ của người dân trong quá trình thực hiện những chính sách kinh tế mới. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp, 2/3 văn kiện dự thảo đã có sự sửa đổi. Đây là lộ trình cập nhật hóa mô hình kinh tế của Cuba, gồm những thay đổi vô cùng cần thiết nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt của đất nước và sau đó phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nước này trong tương lai [19].
Chủ tịch Raul Castro, cho biết nhiệm vụ tiêu của ĐCS là cập nhập hóa mô hình kinh tế, xã hội với mục tiêu đảm bảo CNXH được tiếp tục và bất biến, và
không bao giờ cho phép CNTB phương Tây trở lại Cuba. Đại hội khẳng định chỉ có CNXH mới có khả năng chiến thắng những khó khăn và bảo tồn những thành quả của Cách mạng. Mục đích của những cải cách là nhằm đảm bảo tính kế thừa CNXH, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Với kế hoạch cải cách kinh tế lớn chưa từng có từ trước tới nay, Chủ tịch Raul đang đưa cuộc Cách mạng Cuba vào một ngã rẽ mới mang tính đột phá. Tuy nhiên, ông cũng nói rõ, trong công cuộc đổi mới này (đã bắt đầu được thực hiện ngay sau khi ông lên nắm quyền điều hành đất nước vào tháng 2/2008), Nhà nước không bỏ rơi bất kỳ một ai.
Ngoài vấn đề kinh tế, Đại hội ĐCS lần này cũng có những đột phá đáng chú ý khác, thể hiện trong Báo cáo Chính trị của Đại hội mang tinh thần tự phê rất cao. Thứ nhất, báo cáo kêu gọi thực hiện đổi mới tư duy, sửa chữa tất cả những sai lầm vì “mục tiêu kép” là hiệu quả kinh tế và sự nghiệp xây dựng CNXH. “Giờ là lúc phải chấm dứt tình trạng giáo điều, hô khẩu hiệu, họp hành, chủ nghĩa thân quen, sự trì trệ,... tồn tại suốt nửa thế kỷ qua ở Cuba”. Tân Bí thư thứ nhất ĐCS khẳng định, bảo vệ và thúc đẩy CNXH thông qua phát triển kinh tế đất nước là mục tiêu lớn nhất của cách mạng Cuba hiện nay, nên nếu các lãnh đạo Đảng và Nhà nước không đổi mới tư duy, đây sẽ là rào cản lớn nhất đối với tiến trình cập nhật hóa mô hình kinh tế Cuba.
Báo cáo Chính trị cũng phân tích và định hướng tách bạch vai trò lãnh đạo của Đảng với vai trò quản lý của Nhà nước, đồng thời kêu gọi đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng, nhất là trong công tác tư tưởng, tổ chức, tránh bệnh hình thức, tư duy trì trệ, họp hành, đánh giá đúng và chọn được những cán bộ thực sự có năng lực, phẩm chất cách mạng ở tất cả các cấp. Đặc biệt, Bí thư thứ nhất Raul Castro yêu cầu báo chí phát huy vai trò thông tin, giáo dục và phê phán những khuyết điểm, tiêu cực trong quản lý kinh tế và xã hội [16].
Trong những thay đổi mang tính bước ngoặt về chính trị tại Đại hội lịch sử ở La Havana, đáng chú ý nhất là việc Chủ tịch Raul Castro đề nghị áp dụng
giới hạn nhiệm kỳ cho các vị trí lãnh đạo và cho biết sẽ tiến hành “trẻ hóa có hệ thống” từ cấp cơ sở đến các vị trí quan trọng nhất trong bộ máy nhà nước. Lãnh tụ Fidel Castro cũng nhận định Cuba cần một thế hệ lãnh đạo kế thừa để “khắc phục những sai lầm trong quá khứ, bảo đảm Cuba vững bước phát triển theo con đường CNXH, xây dựng và thực hiện thành công cuộc Cách mạng của người nghèo, do người nghèo và vì người nghèo”.
Khi đề ra quá trình “Cập nhật hóa mô hình kinh tế Cuba”, được xác định trong Đường lối của Đại hội VI, Đảng Cộng sản Cuba nêu bật một số đặc điểm sau: Hệ thống kinh tế mà Cuba xây dựng sẽ tiếp tục dựa trên nguyên tắc sở hữu XHCN của toàn dân đối với những tư liệu sản xuất chính, và nguyên tắc phân phối XHCN “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”; Cách mạng sẽ không để bất cứ người dân Cuba nào bị bỏ rơi và sẽ không bao giờ áp dụng các “liệu pháp sốc” đi ngược lại lợi ích của người lao động; Nhà nước tiếp tục đảm bảo các dịch vụ giáo dục và y tế không mất tiền cho toàn dân; Sẽ tiếp tục thúc đẩy thể dục, thể thao phát triển cũng như việc bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hóa, nghệ thuật, khoa học và lịch sử dân tộc; Lao động đồng thời là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân và sẽ được trả lương tùy theo số lượng và chất lượng của lao động; Kế hoạch hóa vẫn sẽ được ưu tiên nhưng sẽ tính đến các xu hướng phát triển của thị trường; sẽ tác động vào thị trường đồng thời có tính đến những đặc điểm riêng của thị trường; Những tư liệu sản xuất chính vẫn tiếp tục thuộc sở hữu toàn dân và các doanh nghiệp nhà nước XHCN sẽ là hình thức quản lý cơ bản trong nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra, mô hình quản lý cũng thừa nhận và thúc đẩy các hình thức khác như đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, nông dân cá thể, những người thuê đất, người thuê nhân công, người làm kinh tế tự doanh và các hình thức khác; Việc phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công cuộc xây dựng CNXH bởi nó sẽ cho phép Nhà nước có thể tiến hành những hoạt động kinh tế đối với đất nước và những khu vực mà Nhà nước không thể thực hiện có hiệu quả và chất lượng cần thiết nếu áp dụng hình thức quản lý nhà
nước; Trong hình thức quản lý phi nhà nước, không cho phép việc tập trung sở hữu vào các pháp nhân và cá nhân; Việc phân định rõ vai trò đối với nền kinh tế của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp chính là việc phân định chức năng Nhà nước và chức năng doanh nghiệp.
Việc triển khai các biện pháp được thông qua cần đi cùng với một khuôn khổ điều chỉnh, trong đó quy định rõ chức năng và quyền hạn của mỗi cấp lãnh đạo, đồng thời phải đảm bảo việc chuẩn bị kỹ lưỡng các biện pháp can thiệp vào việc thực hiện các quyết định được thông qua [19].
Quá trình cập nhật hóa sẽ được triển khai một cách “không vội vã nhưng cũng không chậm trễ”; tốc độ triển khai phụ thuộc vào khả năng chúng tôi có để từng bước tạo điều kiện cho việc triển khai một cách tổng thể quá trình này với khẩu hiệu “trật tự, kỷ luật và trách nhiệm”.
Để triển khai Đường lối của Đại hội VI, Đảng quyết định thành lập Ủy ban Thường trực Triển khai và Phát triển, do một Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đứng đầu. Ủy ban này có các chức năng chính là: Tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai đường lối trên; Tổ chức và kiểm tra việc chuẩn bị cán bộ và bộ máy lãnh đạo và thực hiện việc triển khai đường lối này; Hướng dẫn quá trình kiểm tra mà mỗi cơ quan hoặc đơn vị phải tiến hành đối với những biện pháp được triển khai; Hướng dẫn việc tuyên truyền phù hợp với tiến trình thực hiện.
Ủy ban (bao gồm một số nhóm công tác) có trách nhiệm báo cáo kết quả hai lần trước Hội nghị Trung ương và trước Quốc hội, báo cáo tiến độ công việc của Ủy ban mỗi khi Hội nghị Trung ương hoặc Quốc hội nhóm họp. Trong hơn 1 năm kể từ ngày thành lập, Ủy ban đã triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc xây dựng một kế hoạch chiến lược nhằm triển khai một cách phù hợp và hiệu quả đường lối trên với biểu đồ tiến độ tổng thể cũng như từng bước và việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Do không thể đưa ra kế hoạch triển khai từng điểm trong tổng số 313 điểm của đường lối, Ủy ban đã quyết định nhóm các điểm trên thành 55 mục tiêu và 188 hoạt động để đánh giá kết quả thực hiện, trong đó, nổi bật các mục tiêu sau: Đưa ra các khái niệm về mô hình phát triển kinh tế và xã hội; Chương trình phát triển kinh tế và xã hội dài hạn; Chính sách vĩ mô; Hoàn thiện hệ thống doanh nghiệp; Hoàn thiện hệ thống thương mại; Hoàn thiện hệ thống tiền lương, hưu trí và lương hưu; Từng bước xóa bỏ những bao cấp vô lý và những trợ cấp quá lớn; Hoàn chỉnh hệ thống thuế; Hoàn thiện Luật Đầu tư nước ngoài và hợp tác; Xây dựng kế hoạch và ngân sách nhà nước; Quan tâm tới việc phát triển hài hòa dân số; Cập nhật hóa Bộ luật Lao động; Hoàn thiện quá trình đầu tư; Khoa học, công nghệ và cải tiến; Hoàn thiện việc quản lý đất đai; Hoàn thiện hệ thống môi trường. Những mục tiêu và hoạt động trên được xây dựng với sự tham gia của các cơ quan hành chính trung ương của Nhà nước và nhiều cơ quan khác trên khắp đất nước với tư tưởng chủ đạo đã được thông qua tại Đại hội là Ủy ban sẽ kiểm tra, giám sát và phối hợp quá trình này mà không làm ảnh hưởng tới các chức năng của các cơ quan đó.
Việc triển khai thí điểm tại một số nơi đã cho phép nghiên cứu, đánh giá kết quả cập nhật hóa trên một quy mô nhỏ và đây là một công cụ làm việc hiệu quả đang được sử dụng để đánh giá và đưa ra những điều chỉnh cần thiết trước khi đi đến quyết định áp dụng một cách đại trà.
Mặt khác, với mục tiêu áp dụng khoa học, công nghệ vào việc tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề gặp phải trong quá trình triển khai đường lối, Hội đồng Khoa học và Công nghệ đã được thành lập như một cơ quan tham vấn của Ủy ban. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích, đánh giá, soạn thảo và đưa ra các đề xuất về những vấn đề liên quan tới việc triển khai đường lối.[19]
Những kết quả bước đầu thu được là: Những ý tưởng ban đầu về quan niệm đối với mô hình phát triển kinh tế - xã hội đã được thông qua; Đang soạn thảo cơ sở cho Chương trình phát triển kinh tế - xã hội dài hạn; Đã thông qua các
chính sách kinh tế vĩ mô, quy định những nguyên tắc và hoạt động nhằm thiết lập lại trật tự kinh tế vĩ mô. Các chính sách này gồm: chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, chính sách giá bán buôn, chính sách giá bán lẻ (đang trong quá trình thông qua), chính sách nông nghiệp, chính sách thuế (Luật thuế). Những chính sách này sẽ là cơ sở để tiến hành những chuyển đổi về chất đối với hệ thống kinh tế đất nước. Công tác thí điểm trong một số tổ chức doanh nghiệp nhà nước được chọn lọc cũng đang được tiến hành, hướng tới việc trao cho các doanh nghiệp này quyền tự quyết cần thiết và những quyền hạn rộng rãi hơn trong quản lý kinh tế và tài chính, tạo dựng một hệ thống quan hệ mới giữa các doanh nghiệp và Nhà nước. Đây là một công việc hết sức phức tạp mà mục tiêu của nó là loại bỏ những cản trở hiện nay nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trong khu vực quốc doanh, tiến tới soạn thảo và sau đó là thông qua một Luật doanh nghiệp XHCN; Đã thông qua chính sách thí điểm việc thành lập các hợp tác xã trong hoạt động phi nông nghiệp, coi đây là một trong những hình thức quản lý phi nhà nước chủ yếu nếu hình thức này là phù hợp đối với hoạt động đó. Sẽ tiếp tục nghiên cứu các điều kiện phát triển hình thức kinh tế tự doanh cũng như việc cho phép thêm một số ngành nghề, nhằm tiếp tục hoàn thiện hoạt động của hình thức quản lý phi nhà nước này. Hiện nay, đã có khoảng 395 nghìn người tham gia hình thức hoạt động kinh tế này và dự báo sắp tới con số này sẽ còn tiếp tục tăng. Hoạt động kinh tế thông qua việc cho các cá nhân thuê nhà để ở hoặc phục vụ các hoạt động dịch vụ, kỹ thuật, cũng đã được triển khai một cách đại trà trên khắp đất nước. Đã thông