Cải thiện quan hệ với Mỹ:

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 69 - 73)

- Với hai đối tác chiến lược Venezuela và Trung Quốc: Chính phủ Cuba

2.4.2.Cải thiện quan hệ với Mỹ:

Quan hệ giữa Cuba và Mỹ bắt đầu được cải thiện kể từ khi B.Obama lên nắm chính quyền và hai nước mới đồng ý nối lại đàm phán về vấn đề nhập cư, cũng như thư tín. Với mong muốn “có một sự khởi đầu mới tốt đẹp” trong quan hệ với Cuba và Washington sẵn sàng hợp tác với La Havana trong một loạt vấn đề từ nhân quyền tới kinh tế, ngày 13/4/2009, Tổng thống B.Obama quyết định bãi bỏ một số biện pháp trong chính sách cấm vận ngặt nghèo chống Cuba5 do Washington áp đặt trong suốt gần 50 năm qua. [102]. Tiếp đó, ngày 15/7/2009, Tổng thống Mỹ B.Obama thông báo sẽ hoãn thực hiện trong vòng sáu tháng (kể từ ngày 1/8) Điều III Luật Helms-Burton trừng phạt các công ty nước ngoài giao thương với Cuba.

5 Theo đó kiều dân Cuba sẽ được về thăm quê hương mỗi năm một lần thay vì 3 năm/lần như quy định áp dụngtừ năm 2004. Ngoài ra, kiều dân Cuba có thể tiêu 179 USD/ngày khi ở Cuba, tăng đáng kể so với mức 50 USD từ năm 2004. Ngoài ra, kiều dân Cuba có thể tiêu 179 USD/ngày khi ở Cuba, tăng đáng kể so với mức 50 USD cũ. Dự luật cũng cho phép Cuba thanh toán tiền mua thực phẩm và thuốc của các công ty Mỹ khi hàng hóa tới Cuba chứ không phải trả trước như quy định được áp dụng dưới thời Tổng thống George W. Bush.[106]

Từ giữa tháng 12/2013, lần gặp mặt đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ B.Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro. Hai nhà lãnh đạo đã có cái bắt tay lịch sử tại buổi lễ tưởng niệm cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. Hơn 50 năm sau khi Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba, việc hai người đứng đầu hai nhà nước gặp nhau là điều vô cùng hiếm thấy, có tính chất lịch sử. Ngày 17/12/2014, Chủ tịch R.Castro và Tổng thống B.Obama chính thức tuyên bố xúc tiến bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương, nhất trí tiến hành trao đổi tù nhân, và thúc đẩy đàm phán chính thức về bình thường hóa quan hệ sau nhiều vòng đàm phán kín được tiến hành từ giữa năm 2013[30].

Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đã nhất trí về việc trao đổi tù nhân và thiết lập đại sứ quán của mỗi nước tại Washington và Havana. Hai ông cũng nhất trí đặt sang một bên những thù địch nhiều thập kỷ qua để mở ra một chương mới cho quan hệ Mỹ - Cuba.

Tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ (OAS) ở Panama, ngày 11/4/2015, hai nguyên thủ Mỹ và Cuba có một cuộc đối thoại thượng đỉnh đầu tiên sau hơn 50 năm cấm vận và trừng phạt. Trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí quyết tâm đối thoại, tiến tới tái thiết lập quan hệ ngoại giao và mở ra trang sử mới trong mối quan hệ phức tạp giữa hai nước. [43]. Tiếp đó, ngày 14/4/2015, Mỹ xóa tên Cuba khỏi danh sách "các nước tài trợ khủng bố"6.

Ngày 20/7/2015, một ngày đi vào lịch sử thế giới, một ngày Mỹ và Cuba xóa đi một trong những vết tích cuối cùng của thời kì Chiến tranh Lạnh khi hai bên khôi phục mối quan hệ ngoại giao đóng băng trong một nửa thế kỉ qua. Đại sứ quán Cuba tại Mỹ đã hoạt động trở lại, đánh dấu thời điểm hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước.\Mặc dù Mỹ vẫn tạm thời duy trì một số lệnh cấm vận đối với Cuba sau khi 2 nước chính thức mở lại đại sứ quán ở

6

Cuba đã bị đưa vào danh sách khủng bố của Mỹ 1982, bởi vì nước này được cho là đang giúp đỡ các nhóm cách mạng vũ trang và khủng bố, như cho các thành viên của tổ chức ngầm ETA nhóm du kích vũ trang Columbia FARC trú ẩn. Do đó, Cuba không được phép mua vũ khí và nhận viện trợ kinh tế của Mỹ.Việc Cuba được gạch tên khỏi danh sách này đồng nghĩa với việc chỉ còn Iran, Sudan và Syria là những nước bị Mỹ coi là ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.

mỗi bên. Như Chủ tịch Cuba Raul Castro nói: "Nối lại quan hệ với nước Mỹ là một chuyện. Song bình thường hóa quan hệ lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Những rào cản phải được dỡ bỏ hoàn toàn và đặc biệt là căn cứ Guantanamo phải được trả lại cho Cuba". [30].

Việc Mỹ nối lại quan hệ với Cuba có thể coi là một dấu mốc hết sức quan trọng với cả 2 nước. Đại sứ quán đã mở cửa trở lại, đồng nghĩa với việc các thông tin ngoại giao sẽ được Chính phủ nói riêng và các nhà đầu tư Mỹ nói chung nắm bắt nhanh hơn, đầu tư kịp thời và hợp lý hơn. Về phần mình, việc nối lại quan hệ với Washington đã mở ra những cơ hội đổi đời song cũng đồng thời sẽ tạo ra nhiều thách thức cho người dân La Habana. Và vấn đề là liệu người dân vùng đất Xì gà sẽ tiếp cận và thích ứng như thế nào.

Chính quyền Tổng thống Obama đã dỡ bỏ một số hạn chế về thương mại và du lịch với Cuba, tuy nhiên vẫn duy trì lệnh cấm vận đã kéo dài 54 năm qua đối với quốc đảo Caribe này. Thương mại song phương năm 2014 của Mỹ và Cuba là 390 triệu USD [105].

Mỹ và Cuba tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác sau khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ song phương hồi tháng Bảy vừa qua. Dự kiến, ngày 27/10/2015, Thứ trưởng Bộ An ninh nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas sẽ tới La Habana dự các cuộc đàm phán về mở rộng hợp tác trong lĩnh vực thương mại và du lịch.

Sự kiện Chủ tịch Cuba Raul Castro tới Mỹ tham dự Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững của Liên hợp quốc thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế vì đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của người đứng đầu Cuba trong 56 năm qua, khẳng định thêm xu thế hòa giải giữa hai nước cựu thù thời Chiến tranh Lạnh.

Trong bài phát biểu tại New York, Chủ tịch Raul Castro đã hoan nghênh việc tái lập quan hệ với Mỹ là một "tiến bộ quan trọng", song nhấn mạnh rằng lệnh cấm vận vẫn còn là vấn đề dang dở, cần được giải quyết trong thời gian tới.

Theo ông, đó là vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế của La Habana. Đề cập một nghị quyết của Liên Hợp quốc kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận kéo dài hàng thập kỷ qua đối với Cuba, ông nhấn mạnh: "Chính sách như vậy, vốn bị 188 nước thành viên Liên hợp quốc phản đối, cần phải được dỡ bỏ."

Chính vì vậy, dỡ bỏ lệnh cấm vận phi lý này là điều tất yếu để khép lại một chương đen tối trong lịch sử quan hệ Mỹ - Cuba, mang lại lợi ích cho cả hai nước.

Tiếp tục các diễn biến mới trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Cuba - Mỹ, ngày 17/9, Đại sứ Cuba đầu tiên tại Mỹ sau 54 năm đã trình thư ủy nhiệm lên Tổng thống Barack Obama. Thông báo của Đại sứ quán Cuba tại Mỹ cho biết buổi lễ diễn ra tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng khi Tổng thống Mỹ tiếp 16 đại sứ mới tới trình thư ủy nhiệm. Trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ với Đại sứ Jose Cabanas, hai bên nhất trí việc chính thức bổ nhiệm Đại sứ Cuba tại Mỹ là một bước tiến nữa trong tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước. Hiện Mỹ chưa chỉ định Đại sứ tại Cuba.

Ngày 16/2/2016, Bộ trưởng Giao thông hai nước Cuba và Mỹ đã ký Bản ghi nhớ về việc tái thiết lập các tuyến bay thương mại trực tiếp giữa hai nước sau hơn 50 năm gián đoạn. Đây là dấu hiệu tích cực mới nhất trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Bản ghi nhớ cho phép mở tối đa 20 chuyến bay/ngày từ các sân bay của Mỹ tới sân bay quốc tế La Habana, cảng hàng không lớn nhất của Cuba, và tối đa 10 chuyến/ngày tới 9 sân bay quốc tế khác của Cuba. Dự kiến, các tuyến bay được xác định chậm nhất vào mùa hè tới và các chuyến bay đầu tiên sẽ được thực hiện vào mùa Thu. Ngoài ra, chính phủ hai nước cũng cam kết bảo vệ an ninh hàng không dân dụng theo tiêu chuẩn và hiệp ước quốc tế liên quan mà Cuba và Mỹ đã ký kết…

Quan hệ Mỹ - Cuba, sau một thời gian dài băng giá, đã có những chuyển biến quan trọng về chất kể từ khi ông B. Obama trở thành tổng thống nước Mỹ đầu năm 2009. Chỉ 5 năm sau, ngày 17/12/2014, Tổng thống MỹB. Obama và

Chủ tịch CubaR. Castro tuyên bố khởi đầu của quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Cuba và Hoa Kỳ. Sau gần 5 thập kỷ bị bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, bình thường hóa quan hệ của Mỹ với Cuba đã mở ra một trang mới trong lịch sử của hai nước. Tháng 4/2015, lần đầu tiên Cuba tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ, cũng là lần gặp mặt chính thức đầu tiên giữa B.Obama với R.Castro và đặc biệt là chuyến thăm Cuba của Tổng thống Mỹ tháng 3/2016. Mặc dù vẫn có nhiều khác biệt, tuy nhiên cả hai quốc trưởng đồng ý là tới lúc cùng nhau mở trang sử mới. Sau các sự kiện trên, nhiều cuộc gặp mặt giữa Cuba - Mỹ bất chấp những khác biệt, mở cửa trở lại các đại sứ quán, Nhà Trắng tuyên bố đã xóa tên Cuba sau 33 năm khỏi danh sách khủng bố.

Với những tiến triển đạt được trong 8 năm qua, nhất là từ cuối năm 2014 đến nay, người dân Cuba, người dân Mỹ cũng như bất cứ ai ưa chuộng hòa bình đều có quyền hy vọng vào một tương lai gần sáng sủa trong quan hệ giữa hai

"cựu thù", vì việc bình thường hóa quan hệ song phương và gỡ bỏ lệnh cấm vận sẽ đem lại lợi ích cho cả Cuba và Mỹ.

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 69 - 73)